Bánh hỏi là bánh gì, ăn với gì ngon không bị ngán?
Bánh hỏi là một đặc sản dân dã được yêu thích bởi có đa dạng cách ăn, mỗi cách ăn lại có một hương vị đặc trưng riêng. Cách làm bánh hỏi tại nhà cũng không hề khó.
Bánh hỏi là gì?
Bánh hỏi là món ăn được sử dụng trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi, lễ cúng ở đình, chùa của người dân và là một nét văn hóa ẩm thực của các địa phương như Bình Định, Phú Yên, Vũng Tàu, Bến Tre, Nha Trang…
Ngoài một số tỉnh miền Trung, bánh hỏi còn “phủ sóng” ở nhiều tỉnh, thành miền Đông và Tây Nam Bộ, từ Đồng Nai đến tận Cà Mau.
Món bánh hỏi được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo và nước lọc nhưng có quy trình chế biến công phu, tỉ mỉ để cho ra loại bánh gồm những sợi mì trắng nhỏ kết dính với nhau có hương vị tự nhiên, dai mềm rất hấp dẫn.
Khi ăn bánh hỏi, người ta thường ăn chung với thịt heo quay, lòng heo, cháo lòng, thịt nướng,… mỗi loại ăn kèm khác nhau lại đem đến một hương vị khác nhau.
Bánh hỏi ăn với gì?
Đây là kiểu ăn bánh hỏi đặc trưng của người dân Phú Yên, Bình Thuận khi kết hợp món bánh hỏi trắng ngần cùng với đĩa lòng luộc đầy đủ tim, gan, dồi, lòng, thịt vai chấm với nước mắm ớt cay, ăn kèm rau sống như húng quế, kinh giới, chuối chát non được thái lát mỏng, giá đỗ.
Gắp một miếng lòng heo hay tim, gan rồi gắp kẹp vào miếng bánh hỏi sau đó chấm vào nước mắm ớt cay rồi thưởng thức, ăn thêm nhánh rau húng quế nữa đem lại cảm giác rất tuyệt. Sự mềm dẻo, thơm thơm của bánh hỏi, lòng heo ngọt, bùi bùi dai dai rất xứng đáng là đặc sản mà mọi người khi đến đây nên thưởng thức dù chỉ một lần.
Một trong những cách thưởng thức bánh được yêu thích nhất chính là bánh hỏi heo quay đặc trưng của người dân Quy Nhơn tỉnh Bình Định. Nguyên liệu để làm món này cũng không hề khó, chỉ cần làm ba chỉ heo quay giòn bì, thái miếng vuông. Bánh hỏi tươi có thể mua ở các lò bún về là có thể thưởng thức ngay. Còn loại bánh hỏi khô bán trong chợ, siêu thị thì cần luộc chín với một chút dầu ăn rồi vớt ra để ráo nước, bánh nguội bớt thì gỡ bánh rời ra từng cái, vừa gỡ vừa cuộn bánh lại.
Khi ăn múc dầu hẹ rưới lên bánh hỏi. Bánh hỏi vị nhạt nên thường ăn cùng heo quay cho vị béo ngậy, da giòn thơm mà không ngán, nước chấm chua nhẹ, ngọt dịu và có vị cay the the của tỏi ớt băm. Rau ăn kèm có thể kể đến như diếp cá, kinh giới, húng quế,…
Video đang HOT
Bánh hỏi cháo lòng chính gốc Bình Định. Đặc điểm của món cháo nơi đây không hề đặc quánh hay có màu đen, đục của huyết khi nấu chín như những loại cháo khác mà cháo lòng ở nơi đây khi nấu xong có màu trắng của gạo, màu vàng của nghệ trông rất bắt mắt.
Lòng heo, tim, gan, cật đều là loại tươi ngon vừa mới mổ. Sơ chế làm sạch xong thì cho tất cả vào nấu với gạo. Khi bộ lòng tim gan này vừa chín là vớt ra để nguội và xắt xắp lên dĩa.
Còn bánh hỏi là loại bánh làm từ gạo nguyên chất, thớ nhỏ thơm ngon, sợi nhỏ, dẻo và da vừa miệng ăn. Quét thêm chút dầu hẹ làm nên sự độc đáo của món ăn này.
Nước mắm nguyên chất pha chút xíu nước ấm để giữ nguyên hương vị đậm đà. Bày tô cháo nóng hổi bên cạnh dĩa lòng thơm ngon với một dĩa bánh hỏi kèm với ít rau sống. Húp miếng cháo, ăn miếng lòng, chấm thêm miếng bánh hỏi thì ngon “bá cháy”.
Những miếng thịt nướng thơm lừng được ướp đầy đủ gia vị, ăn với bánh hỏi trắng muốt với lớp mỡ hẹ thơm thơm, mềm dẻo mùi gạo khiến bất cứ ai cũng phải xao xuyến.
Đặc biệt với món bánh hỏi thì không thể thiếu nước mắm pha tỏi ớt cay cay, rau sống xanh tươi chống ngấy khiến người ta có thể ăn no được mà không sợ đói.
Có thể nói, sự kết hợp đa dạng của bánh hỏi với các loại rau thịt ăn kèm khiến người ăn chưa từng cảm thấy chán. Bánh hỏi nem nướng đặc trưng xứ Huế là một ví dụ, nem nướng vàng ruộm thơm nức, vị đậm đà kẹp với bánh hỏi rồi cuộn với rau sống bằng bánh tráng, chấm mắm tỏi ớt chua ngọt, ăn no mà không thấy ngán.
Nếu là người thích sự đơn giản và không cần cầu kỳ trong chế biến món ăn thì bánh hỏi ăn kèm với thịt luộc thì là lựa chọn tuyệt vời.
Bánh hỏi mềm, dẻo thơm, quết thêm lớp mỡ hành hẹ lên trên rồi kẹp với miếng thịt luộc nóng hổi, sau đó chấm nước mắm ớt thì ngon hết sẩy. Không cần quá nhiều công sức cũng có được món ngon, bạn có thể thử làm ngay tại nhà với nguyên liệu chính chỉ có thịt lợn và bánh hỏi.
Không cần ăn kèm với thịt quay hay thịt nướng, lòng heo. Bánh hỏi chay vẫn có độ ngon nhất định, đặc biệt đối với người ăn chay.
Chỉ cần dầu hành hẹ phi thơm rồi phết lên bánh hỏi sau đó cho một chút đậu phộng rang thơm lên rồi giã rối rắc lên trên. Chấm nước mắm chua ngọt thêm vài lát ớt là đủ để bạn tận hưởng được sự nguyên chất của bánh hỏi làm từ bột gạo.
8. Bánh hỏi chả giò
Biến tấu mới lạ với bánh hỏi cuộn chả giò thêm lá rau kinh giới rồi chấm mắm ớt, bạn sẽ cảm nhận được hương vị mới của món ăn này.
Ngoài ra, bạn có thể ăn kèm với dưa chua và các loại rau sống mà mình thích.
Cách sơ chế bánh hỏi khô
Bước 1: Cho bánh hỏi khô đã mua vào tô lớn hoặc một dụng cụ chứa nước
Bước 2: Đổ nước ấm khoảng 60-70 độ C cho ngập mặt bánh hỏi khô, sau 5 phút lật lại bánh để bánh hỏi nở đều.
Thời gian ngâm bánh hỏi khô từ 10 đến 15 phút, tùy thuộc vào độ ấm của nước và lượng bánh khô bạn ngâm.
Bước 3: Sau khi ngâm xong, bạn vớt bánh ra một chiếc rổ để ráo nước. Sau đó rắc một chút bột năng lên bánh (chú ý rắc vừa phải để bánh không bị dai) và tiến hành cắt bánh.
Bánh cắt xong bạn sẽ đem đi hấp chín. Hấp xong để nguội bớt thì gỡ bánh rời ra từng cái, vừa gỡ vừa cuộn bánh lại. Khi ăn múc dầu hẹ rưới lên bánh.
Cách bảo quản bánh hỏi
Bánh hỏi tươi có thể cho vào hộp kín, bảo quản trong ngăn mát có thể sử dụng được từ 1 đến 2 ngày.
Bánh hỏi khô thì bạn dùng đến đâu thì lấy ra đến đấy, rồi đóng kín lại. Khi nào dùng lại lấy ra. Tuy nhiên, cần kiểm tra kỹ xem có bị mốc sau khi mở gói không. Nếu mốc thì không nên sử dụng.
Cá kho gáo - Đậm đà hương vị quê hương
Ninh Bình là vùng đất nổi tiếng với các món đặc sản dân dã thấm đượm hương vị quê hương như: Ốc núi, nem chua Yên Mạc, thịt dê, cơm cháy, bánh đa cá rô...
Trong số đó có một món ăn vô cùng dân dã, thể hiện hình ảnh bình dị chân quê của người Ninh Bình đó là món cá kho gáo.
Nhắc đến cái tên "cá kho gáo" chắc hẳn có khá nhiều du khách còn lạ lẫm hoặc có thể nghĩ gáo ở đây là một dụng cụ dùng để kho cá giống niêu đất. Nhưng không phải vậy, mà gáo ở đây để chỉ một loại quả có tên là gáo - đây là loại quả có vị chua, hơi ngọt mát và có mùi thơm nên thường được dùng thay me, sấu để kho cá hoặc để nấu canh chua. Cây gáo là loại cây thường được tìm thấy ở những nơi như ven sông, suối hay các hang đá. Quả gáo có hai loại là gáo xanh và gáo vàng, gáo xanh thì hơi chát còn gáo vàng thì hơi chua, tuy nhiên cả hai loại này đều thích hợp để dùng kho cá.
Cá kho gáo. Ảnh: Internet
Để có một niêu cá kho gáo chuẩn hương vị Ninh Bình không phải là quá khó nhưng cần được chuẩn bị thật kĩ càng trong khâu chọn nguyên liệu. Theo kinh nghiệm của người dân bản địa cho biết: " Khi chọn gáo phải chọn những quả gáo còn xanh non vì những quả xanh có một vị chua và thơm nhất định, không nên chọn những quả già vì những quả đó không còn giữ được hương vị đặc trưng của gáo nữa". Đối với cá thì nên chọn những con cá vẫn còn tươi sống và được chế biến ngay khi còn tươi. Cá phải được đánh vẩy, loại bỏ phần nội tạng, rửa sạch và đem cắt khúc sao cho vừa ăn, thêm muối, gừng, giấm vào để làm giảm mùi tanh của cá.
Sau khi đã chuẩn bị xong ta tiến hành kho cá, xếp một lớp quả gáo đã được thái lát mỏng xuống đáy niêu sau đó cứ lần lượt xen kẽ một lớp cá rồi lại đến một lớp gáo cho đến khi hết. Cuối cùng ta nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn gồm một củ hành khô, một nhánh gừng, hai thìa nước mắm, một thìa hạt nêm, hạt tiêu, ớt và một chút kẹo màu để món ăn trông bắt mắt hơn. Tiếp đó ta cho niêu cá lên bếp và đun nhỏ lửa cho đến khi cạn nước và cá trong niêu đã nhừ. Nhìn đĩa cá kho với màu sắc hấp dẫn cùng hương vị thơm ngon đặc biệt của quả gáo khi được ăn cùng cơm trắng chắc chắn bất cứ ai khi được thưởng thức cũng không thể cưỡng lại được hương vị của nó. Đây sẽ là món ăn đưa cơm mang đậm chất quê giản dị dân dã, dù có ăn nhiều mấy cũng không thấy ngán.
Cá kho gáo là món ăn tuy được chế biến từ các nguyên liệu bình dân nhưng đã trở thành đặc sản của Ninh Bình được nhiều người biết đến nhờ hương vị khó quên. Nếu có dịp về du lịch tại mảnh đất xinh đẹp này, du khách nhớ đừng quên thưởng thức món ăn hấp dẫn mang đậm bản sắc quê hương này nhé
Lẩu mắm U Minh món đặc sản dân dã đậm đà vị đồng quê Lẩu mắm U Minh Cà Mau là một trong những món ăn dân dã không thể thiếu đối với người dân Nam Bộ nói chung và U Minh nói riêng. Với hương vị đậm đà, da diết khiến thực khách ăn một lần rồi nhớ mãi. Lẩu mắm U Minh món đặc sản dân dã Nguyên liệu nấu lẩu mắm U Minh: Mắm...