Bánh hỏi hỏi ai?
Giống bún nhưng không phải bún đấy là bánh hỏi. Nhìn qua thì dân Bắc Kỳ chay đều bảo y chang bún lá chứ gì mà đặc biệt? Ờ đó, cứ trông mặt mà bắt hình dong thì còn nhầm nhiều.
Cũng làm từ gạo tẻ, cũng xay bột, rồi vắt khuôn, nhưng sợi bánh hỏi mảnh mai như một tơ duyên. Bún lá phồn thực, chứ bánh hỏi hao gầy.
Cũng ngâm gạo, gạo tẻ thôi, xay bột nước, vắt thành bánh để đưa vào khuôn mà vắt. Dụng cụ cơ bản để chế biến bánh hỏi là khuôn. Khuôn bánh hỏi là khối ống bằng đồng hay inox, đường kính khoảng nhỏ khoảng bảy, tám phân, to thì khoảng 2 tấc, chiều cao khoảng 5 tấc. Phần miệng ống hơi loe để tựa vào bàn gỗ. Đáy ống có một rá dày chừng vài ly, có nhiều lỗ nhỏ, vừa cỡ kim may luồn qua được. Bánh hỏi ngon hay không phụ thuộc nhiều vào khuôn bánh to hay nhỏ. Lỗ nhỏ quá, bột không qua, lỗ lớn quá sợi bánh sẽ lớn ăn kém ngon.
Video đang HOT
Sợi bột mảnh xíu vắt ra khỏi khuôn được hứng vào tấm phên, rồi đem hấp cách thủy cho bột chín. Chưa ăn được ngay đâu. Còn phải phết tý dầu lạc với lá hẹ thái nhỏ cho nó mềm mướt ra đã. Lý thuyết là thế, chứ có hàng bánh hỏi phết mỡ hành, ăn như chưa từng có gì xảy ra, vẫn ngon.
Không giống bún là mặc định ăn với đậu Mơ, bánh hỏi đa đoan hơn, kết hợp được đủ thứ. Bánh hỏi ăn với lòng heo buổi sáng. Buổi trưa buổi chiều ăn cùng thịt heo quay, thịt heo luộc, có lần tôi còn được mời ăn bánh hỏi với cá nướng. Miếng bánh hỏi, miếng thịt, miếng rau gói vào trong miếng bánh tráng nhúng nước, chấm nhuần trong chén nước mắm chua ngọt. Miền Trung nước chấm gắt như tính cách. Miền Nam nước mắm ngọt mềm. Nói đến đây nhớ mấy hàng bánh hỏi heo quay bên hông chợ Tân Định. Saigon chợt mát hẳn khi nhấm nháp cái mát lành của bánh hỏi của rau sống. Chẳng sang trọng gì, quán lề đường, mà ngon, cái ngon rất bình dân. Nặn thêm giọt chanh để thoảng một vị thơm như chút tình hờ. Lần đầu ăn bánh hỏi giữa Saigon, tôi thấy lạ là tại sao mấy cô chủ quán đều nói giọng giống nhau và không phải giọng Saigon? Hỏi ra mới biết bánh hỏi cũng như những cô chủ quán, lưu lạc từ Bình Định vào thành phố Phương Nam không ngủ này.
Bánh hỏi kết hợp được với nhiều thứ: thịt quay, thịt luộc, cá nướng… Ảnh: V.H.T
Tại sao bánh hỏi tên là bánh hỏi? Cái này phải truy nguyên nguồn gốc là bánh hỏi ăn vào dịp nào. Nhà gái hay dọn bánh hỏi heo quay đãi nhà trai mỗi dịp đám hỏi, đám cưới. Đấy là ngày xưa khi mà cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Chứ bây giờ thì ngược lại, con cái đã yêu, cha mẹ đố mà cấm. Thế thì còn hỏi với han gì nữa. Thế nên bánh hỏi bán ê hề khắp chợ cùng quê rồi.
Về Bình Định nhớ ăn bánh hỏi
Định, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức rất nhiều món ăn ngon, trong đó không thể bỏ qua món bánh hỏi. Loại bánh gì rất lạ, có thể ăn bất cứ lúc nào trong ngày, ăn sáng, ăn trưa, ăn tối đều hợp.
Bánh hỏi ăn kèm với lòng là rất đúng vị.
Ngoài nhưng mon bun cha ca Quy Nhơn, măm nhum My An, nem chơ Huyên, banh it la gai... về Bình
Thông thường người ta ăn bánh hỏi kèm lòng và thịt heo thái miếng chấm mắm, thêm chút lá hẹ thì càng đúng vị hơn. Hoặc ăn bánh hỏi với cháo lòng cũng rất lạ mà vô cùng ngon. Một mâm bánh hỏi cháo lòng gồm một đĩa lòng dồi bày vài cọng hành trần, rắc thêm ít tiêu hạt, một đĩa bánh hỏi, một đĩa rau thơm kèm tô cháo, bánh tráng và nước mắm. Khác với nước chấm cho các món ăn khác, nước mắm chấm lòng heo thường là nước mắm nguyên chất, thêm chút ớt...Chỉ thế thôi nhưng hấp dẫn vô cùng.
Bánh hỏi được làm từ gạo như cách làm bún nhưng sợi bánh thanh mảnh hơn. Theo người dân nơi đây bánh có rất lâu đời. Lúc đầu mới làm ra loại bánh lạ nầy, ai thấy cũng... hỏi là thứ bánh gì? Cái tên bánh hỏi có lẽ đã được khai sinh từ đó? Nhiều chuyên gia ẩm thực lại cho rằng, bánh hỏi chính là "biến thể" của bún tươi, có ở nhiều vùng miền nước ta. Người dân đất võ thấy sợi bún lớn nên đã chế biến làm cho sợi bún nhỏ lại, từ đó tạo ra món bánh hỏi.
Nguyên liệu chính làm bánh hỏi là bột gạo, mà phải là loại gạo tấm thơm loại cũ mới ngon. Gạo được vo kỹ, ngâm nước qua một đêm rồi vớt ra xay thành bột. Bột nước cho vào bao vải khô, đem hấp chín, nhồi và chia bột thành từng nắm và đưa vào khuôn ép thành bánh. Khuôn bánh hỏi là khối ống bằng đồng, đáy ống có một rá dày chừng vài ly, có nhiều lỗ nhỏ. Bánh hỏi ngon hay không phụ thuộc nhiều vào lá đồng này. Lỗ nhỏ quá, bột không qua, lỗ lớn quá sợi bánh sẽ lớn ăn không ngon.
Người vắt bánh sẽ trải đều sợi bánh trên những tấm nan tre hình chữ nhật rồi đem hấp chín. Bánh làm xong muốn ngon phải thoa đều lên bánh một lớp dầu phụng để bánh có vị béo ngây rồi mới rắc lá hẹ lên trên. Những miếng bánh hỏi trắng nõn, béo ngậy, thơm mùi lá hẹ có thể chấm xì dầu hoặc pha nước mắm pha loãng với gia vị là ớt, tỏi, đường, chanh, bột ngọt ... chấm cũng rất ngon.
Người dân Bình Định khi có cúng giổ, cưới hỏi, lễ lạt đều có món bánh hỏi. Các làng nghề làm bánh hỏi truyền thống, ngon nổi tiếng vùng này có ở Quy Nhơn, Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước ... Mỗi khi có khách xa đến với Bình Định, bánh hỏi cũng được người dân giới thiệu như một đặc sản không thể bỏ qua. Những quán bánh hỏi ngon nhất phải kể tới là ở khu vực ngã ba Phú Tài (TP. Quy Nhơn). Một đĩa bánh hỏi, một đĩa lòng heo chấm mắm thêm chút rau thơm ghém... tất cả hoà trộn khiến bạn sẽ ăn hoài mà không thấy chán.
Người Bình Định khi cúng giổ, cưới hỏi, lễ lạt đều có món bánh hỏi. Các làng nghề làm bánh hỏi truyền thống, ngon nổi tiếng vùng này có ở Quy Nhơn, Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước ... Mỗi ngày, các lò bánh có thể bán ra thị trường hằng trăm kilôgam. Ở Bình Định, bánh hỏi được bán rất phổ biến. Nhưng ngon nhất là ở khu vực ngã ba Phú Tài (TP. Quy Nhơn). Có hàng chục quán ăn với món cháo lòng - bánh hỏi, món điểm tâm dễ ăn mà cũng rất hấo dẫn với nhiều du khách phương xa.
Bánh hỏi mặt võng "đệ nhất" Cần Thơ Ngoài thiên nhiên trù phú thì miền đất Cửu Long còn có nhiều món ăn độc đáo được tạo ra bởi bàn tay tài hoa của những con người nơi đây. Bánh hỏi mặt võng là một món ăn độc đáo trong số đó và có thể được mệnh danh là món ăn "đệ nhất" Tây Đô. Cách trung tâm TP Cần Thơ...