Bánh gối Việt trên bàn tiệc châu Âu
Bánh gối của Việt Nam có thể trở thành một món khai vị trên một bàn tiệc gồm các món Á – Âu ở Tây phương.
Bánh gối là một trong những món ăn quen thuộc và hấp dẫn của ẩm thực dân dã Hà thành, không thể thiếu trong những ngày trời se lạnh. Mặc dù nó có mặt cả trong các nhà hàng sang trọng, nhưng ký ức về nó gắn với thú ăn chơi nhẹ nhàng, “la cà vỉa hè” theo cách nói của dân Hà thành xưa vốn chuộng tiếng Pháp. Cũng vì vậy mà khá nhiều con phố Hà Nội nổi danh nhờ bánh gối.
Chưa rõ nguồn gốc bánh gối từ đâu. Bánh gối Việt tương tự như bánh Đỉnh Nhĩ hay bánh Quai Vạc của Trung Quốc, nên có thể nó là phiên bản Việt, có tiền thân là hai thứ bánh Trung Hoa trên, được Hoa Kiều mang vào Việt Nam từ mấy thế kỷ về trước. Từ thời thuộc Pháp đến gần đây, bánh này vẫn còn được dân Hà thành gốc gọi là bánh “Pa – tê – sô”, dù nó rất khác với bánh “Pâté chaud” theo thực đơn hiện tại ở châu Âu.
Với Hà Nội một thời bao cấp, tên gọi “bánh gối” lại vô cùng thân thuộc vì nó giống lắm cái gối trẻ em, có hình bán nguyệt, xung quanh viền một lớp vải mỏng, mềm mềm, xếp nếp xoăn xoăn điệu đà, trông rất đáng yêu. Cho đến những năm 80 thế kỷ trước, gối may kiểu này luôn xuất hiện cùng với niềm vui đón em bé sơ sinh về nhà.
Với Hà Nội một thời bao cấp, tên gọi “bánh gối” lại vô cùng thân thuộc vì nó giống lắm cái gối trẻ em, có hình bán nguyệt
Làm nhân cho bánh gối khá đơn giản. Nó bao gồm thịt lợn luộc thái nhỏ (hoặc thịt lợn xay/băm), mộc nhĩ, miến, củ cà rốt hoặc su hào thái nhỏ, cùng một số gia vị khác. Khâu cần chú ý đặc biệt là vỏ bánh và nước chấm. Bí quyết làm vỏ bánh là chọn bột chất lượng cao, gia giảm phù hợp, sao cho vỏ bánh có thể cán thật mỏng, nhưng vẫn mềm và dẻo, bao bọc được khối nhân bên trong, khi đem rán vỏ không bị rách vỡ. Bánh gối thường ăn lúc còn nóng (hẳn vì thế mà mang tên Tây là “Pâté chaud” – bánh nóng), cùng với nước chấm và rau sống.
Bánh gối luôn thấp thoáng trong tâm tưởng người Việt ở trời Âu. Khi ngắm và thưởng thức các thứ bánh xinh xinh, hình bán nguyệt ấy trên bàn ăn, một cảm giác lạ mà quen cứ vương vấn trong lòng. Vỏ chúng vẫn làm từ bột mì, nhưng công thức làm nhân khác nhau, đậm tính dân tộc: nhân mặn từ thịt trộn với nấm, nhân xúc xích, nhân phó mát trắng (pho mát từ sữa đã rút kem (white/cottage cheese), nhân ngọt làm từ mứt hoa quả.
Bánh gối Việt luôn thấp thoáng trong tâm tưởng người Việt ở trời Âu
Bánh gối Việt gần giống với món bánh pierogi ở Ba Lan (món bánh có vỏ giống bánh gối nhưng được hấp hoặc chiên và được ăn kèm với kem chua), bánh pelmeni ở Nga (một loại bánh bao mang ý nghĩa may mắn của nước này), bánh vareniki của người Ukraine (cũng là một kiểu bánh bao có hình dạng bánh gối).
Tuy có điểm tương đồng về hình dạng nhưng cách chế biến của bánh gối với những loại bánh này khác nhau. Các “đồng minh bánh gối” ở châu Âu thường được đem luộc chín hoặc hấp. Với bánh nhân mặn, sau khi luộc chín, người ta xếp chúng ra đĩa, rồi phủ một lớp hành phi thơm sẵn với bơ, đôi khi cho vào chảo rán với bơ, thêm chút hành thái nhỏ. Với bánh nhân ngọt, luộc xong bày lên đĩa phủ chút đường hoặc kem ngọt. Nhiều nơi còn áp dụng cả cách nướng các thứ bánh vỏ bằng bột mì cán mỏng này.
Dù ngoại hình có giống nhau, bánh gối Việt có hương vị rất khác, đặc biệt nữa là lại có mép bánh vặn như xoắn thừng. Mắt người phương Tây thường thích thú dõi theo tay người Việt nặn thành hình chiếc bánh gối. Không nhất thiết phải rán vì người Âu không chuộng món rán, mà có thể đem nướng bánh gối và tạo bánh thành hình tam giác, hay chữ nhật.
Mắt người phương Tây thường thích thú dõi theo tay người Việt nặn thành hình chiếc bánh gối
Video đang HOT
Không chỉ làm bánh gối hình bán nguyệt, mà bánh gối do người Việt ở nước ngoài làm cũng có tạo hình tam giác hoặc chữ nhật
Người Châu Âu không chuộng đồ rán nên món bánh Việt này thường được đem nướng
Bánh gối nướng còn có lợi thế là có thể ăn nguội mà vẫn giữ được độ giòn, nên có thể làm sẵn trước rồi đem bày lên bàn tiệc. Nếu thích ăn nóng, bạn có thể cho vào lò nướng 5 – 10 phút trước khi ăn. Bánh gối với rau sống và nước chấm Việt thường hết veo tại các bữa ăn Việt ở châu Âu.
Ngoài vai trò món khai vị, bánh gối nướng thường được hoan nghênh ở các liên hoan nhẹ, bữa ăn nhẹ vào buổi tối.
Theo Eva
[Chế biến] - Bánh gối nhân tôm
Thưởng thức món bánh gối vàng ươm, giòn tan trong tiết trời se lạnh thật thích.
Làm bánh gối không quá cầu kỳ và phức tạp, các bạn hãy cùng vào bếp làm những chiếc bánh thơm ngon cho gia đình và bạn bè cùng thưởng thức nhé!
Nguyên liệu:
- Thịt nạc vai: 150g
- Tôm tươi: 100g
- Vỏ bánh gối: 10 chiếc (bạn có thể mua vỏ bánh gối ở phố Lương Văn Can - Hà Nội nhé!)
- Mộc nhĩ, nấm hương tươi hoặc khô, hành tây, cà rốt, hành khô, tỏi khô.
- Nước mắm, gia vị, dấm, đường, mỳ chính, chanh, ớt
- Rau thơm, xà lách, dưa chuột
Lưu ý: Những nguyên liệu trên đây có thể thêm bớt tùy theo sở thích và khẩu vị của gia đình bạn. Nhà mình thay trứng chim cút bằng tôm tươi, ai cũng khen mùi vị thơm ngon hơn hẳn)
Chế biến:
Bước 1: Thịt nạc vai băm nhỏ, tôm tươi bóc vỏ khía bỏ chỉ đen ở lưng rồi thái hạt lựu. Mộc nhĩ ngâm nở, cắt chân rửa sạch thái sợi ngắn. Nấm hương tươi thái lát mỏng (nếu bạn dùng nấm hương khô thì cần phải ngâm vào nước ấm cho mềm). Hành tây thái hạt lựu, cà rốt nạo sợi ngắn. Tất cả trộn đều với gia vị, nước mắm cùng một thìa canh dầu ăn để cho ngấm. Có thể thêm hạt tiêu cho thơm.
- Rau thơm, xà lách rửa sạch ngâm nước muối rồi vớt ra rổ để ráo nước, bày ra đĩa.
Bước 2: Gói bánh:
- Chuẩn bị một bát con nước lọc để làm mềm viền bánh cho dễ tạo viền. Lấy một chiếc vỏ bánh gối đặt lên thớt hoặc đĩa rộng, xúc nhân vào một nửa vỏ bánh.
- Dùng ngón tay trỏ nhúng vào bát nước rồi miết vòng tròn quanh mép bánh, gập nửa kia của vỏ bánh lại tạo thành hình bán nguyệt. Cầm chiếc bánh lên và dùng ngón cái cùng ngón trỏ bóp nhẹ cho hai mép bánh dính chặt vào nhau. Tay trái cầm bánh, tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ tiếp tục kéo nhẹ mép bánh hơi giãn ra rồi xếp vặn thừng nối tiếp nhau tạo thành viền bánh mềm mại và chiếc bánh nhìn sẽ đẹp mắt hơn.
- Làm lần lượt cho đến hết chỗ vỏ và nhân bánh nhé!
Bước 3: Rán bánh:
- Đun chảo thật nóng rồi cho dầu ăn vào đun nóng già, cho bánh vào rán ngập trong dầu. Để lửa vừa phải để bánh kịp chín vàng mà vỏ bánh không bị thẫm màu quá.
- Khi bánh chín vàng, lật bánh để rán nốt mặt còn lại cho tới khi được.
Sau đó, vớt bánh ra đĩa có lót giấy ăn hoặc giấy thấm dầu. Bày bánh ra đĩa và trang trí tùy theo sở thích của các bạn nhưng đừng nên quá cầu kỳ kẻo bánh nguội sẽ mất ngon nhé!
Bước 4: Pha nước chấm:
- Cà rốt, dưa chuột gọt vỏ, dưa chuột bỏ bớt ruột tỉa hoa hoặc thái lát mỏng cho vào một nhúm muối trộn đều để ra bớt nước, dùng để ăn kèm với nước chấm cho giòn.
- Lấy một lượng nước lọc tương đương với lượng nước chấm cần dùng, cho đường, mỳ chính, tỏi băm nhỏ, dấm, nước cốt chanh vào khuấy đều tạo thành hỗn hợp chua ngọt tương đối.
- Đong nước mắm ra thìa canh và từ từ nêm vào hỗn hợp chua ngọt, điều chỉnh sao cho độ chua mặt ngọt vừa khẩu vị. Tiếp đến cho dưa chuột cà rốt đã ngâm muối vào, các bạn nhớ vắt nhẹ cho ra bớt nước rồi hãy thả vào, thêm ớt tươi cắt lát băm nhỏ vào là được bát nước chấm vô cùng hấp dẫn.
Thưởng thức những chiếc bánh gối vàng ươm, giòn rụm, thơm ngon cùng với bát nước chấm chua cay mặn ngọn và những cọng xà lách, rau thơm mơn mởn trong tiết trời lành lạnh thật là tuyệt.
Yêu cầu thành phẩm: Bánh gối đạt yêu cầu là vỏ có màu vàng ươm, giòn tan khi cắn vào. Nhân bên trong thơm nức, mềm, có sự hòa quyện hương vị của các nguyên liệu.
Chúc các bạn thành công với món bánh gối nhân tôm!
Theo Eva
Bánh gối Hà thành mê mẩn người Sài Gòn Chiếc bánh được chiên vàng giòn rụm, phần nhân bên trong hấp dẫn nhờ cái béo của thịt, giòn sần sật của miến, mộc nhĩ hay cái bùi bùi đậm đà của trứng. Có hình dáng tương tự chiếc bánh xếp của người miền Nam, bánh gối là món ăn vặt rất nổi tiếng của người dân Hà Nội. Trong giai đoạn mà...