Bánh đúc nóng – Đặc sản dân dã của Hà Thành
Ngoài chất lượng gạo, kỹ thuật xay bột, bánh đúc nóng Hà Nội ngon còn bởi nước chan dùng kèm. Có vị chua ngọt rất thanh, được pha chế khéo léo với bí quyết của người pha, nước chan vào bánh đúc nóng như tạo thêm thi vị đặc biệt cho bánh.
Góp phần làm cho bánh đúc nóng thêm ngon để nhớ còn có cả chút rau thơm, hành phi, mộc nhĩ và thịt nạc băm nhỏ được xào khá vừa ăn.
Bánh đúc là một trong các loại bánh bình dân tồn tại từ khá lâu đời trong ẩm thực Việt Nam. Trong ẩm thực mỗi vùng miền, bánh đúc lại có đặc trưng riêng. Và đương nhiên trong ẩm thực Hà Nội cũng thế, bánh đúc có những hương vị độc đáo của riêng mình, sự độc đáo đầy thi vị theo phong cách đa dạng của người Hà thành, điển hình như món bánh đúc nóng.
Video đang HOT
Nhiều du khách đi vào mùa lạnh, hầu như không thể thiếu những khoảnh khắc thưởng thức bánh đúc nóng thật thi vị của đất Hà thành. Có lẽ sự thi vị này là độc nhất, chỉ có ở Hà Nội và đúng vào mua đông chứ không phải bất kỳ mùa nào khác, cũng không phải bất kỳ nơi nào khác. Người Hà Nội làm bánh đúc nóng rất ngon, có rất nhiều quán phục vụ bánh đúc nóng nức tiếng ở thủ đô mà ai cũng biết như Bánh đúc số 8 Lê Ngọc Hân, 296 Minh Khai, 106 Gốc Đề, Bánh đúc nóng Trung Tự,…
Nếu như bánh đúc truyền thống ở khu vực miền Bắc là bánh đúc làm xong để nguội, thưởng thức kèm với cá kho, thịt kho, mắm tôm, canh cua,…thì bánh đúc nóng lại rất khác bởi nó được thưởng thức khi còn nóng hổi có nước chan và rau. Quy trình làm bánh đúc nóng cũng bắt đầu bằng những bước cơ bản của những chiếc bánh đúc truyền thống từ khi chọn gạo, ra bột đến khi đúc bánh. Tuy nhiên, bạn sẽ tìm thấy vị khác biệt của bánh đúc nóng khá xa so với bánh đúc truyền thống ở miền Bắc vì nó mềm hơn, dẻo hơn.
Để có cốt bánh mềm, dẻo, còn thơm mùi gạo mà không bị mùi vôi nồng như vẫn thường gặp ở bánh đúc truyền thống, người ta chọn gạo rất kỹ, ngâm gạo vừa đủ, xay bột ngay và đúc bánh dùng ngay không để cũ. Ngoài chất lượng gạo, kỹ thuật xay bột, bánh đúc nóng Hà Nội ngon còn bởi nước chan dùng kèm. Có vị chua ngọt rất thanh, được pha chế khéo léo với bí quyết của người pha, nước chan vào bánh đúc nóng như tạo thêm thi vị đặc biệt cho bánh. Góp phần làm cho bánh đúc nóng thêm ngon để nhớ còn có cả chút rau thơm, hành phi, mộc nhĩ và thịt nạc băm nhỏ được xào khá vừa ăn.
Bánh đúc nóng Hà Nội được xem như một sự sáng tạo mộc mạc nhưng khá phù hợp để làm vui lòng thực khách trong cái giá rét của mùa đông miền Bắc. Người Hà Nội như một thói quen cứ đến đông về là bằng giá nào cũng phải thưởng thức bánh đúc nóng, thói quen ấy lại trở thành sở thích của khách du lịch. Cứ đến mùa lạnh, du khách có dịp đi du lịchđến thủ đô hay chỉ là công tác, cũng sẽ nghiễm nhiên phải có một lần ghé hàng quán để thưởng thức bánh đúc nóng và rôm rả chuyện trò như chính người bản xứ vậy. Có lẽ cái dân dã đáng yêu này đã khiến cho người ta nhớ nhiều mùa đông Hà Nội chăng? Cũng có thể lắm chứ bởi đôi khi những gì giản dị chân phương nhất, lại chứa đựng những tình cảm thương mến chân thành nhất của du khách dành cho.
Bánh đúc sốt xanh - Dân dã đặc sản Sóc Sơn
Bánh đúc sốt xanh nhất định phải ăn kèm với đậu xanh. Món kèm này cũng rất quan trọng. Đậu xanh nấu chín, đánh cho thật tơi, đến khi ăn mới bắt đầu rải đều lên trên mặt bánh, tạo nên một diện mạo rất hấp dẫn cho món ăn đơn sơ này.
Xúc từng thìa bánh xanh mướt với đậu xanh màu vàng tươi, không chỉ ngon miệng mà còn vô cùng đẹp mắt. Cảm giác ăn bánh đúc sốt của gánh hàng rong mà như đang thưởng thức sơn hào hải vị cũng là vì thế.
Ẩm thực là một phần văn hóa quan trọng của mỗi một vùng đất chúng ta đi qua. Ở Sầm Sơn, vùng biển đẹp bậc nhất khu vực miền Bắc, có một món ăn dân giã ngon hơn tất thảy các món vỉa hè bạn đã từng được thử qua: bánh đúc sốt.
ếu như bánh đúc là loại bánh quen thuộc với hầu khắp các tỉnh thành thì bánh đúc sốt xanh lại là món ngon chỉ có duy nhất tại Thanh Hóa, nhưng lại không phải là món mà du khách nào cũng biết để thử. Đặc sản này là niềm tự hào của làng Bào Giang và làng Cốc.
Ai đó có thể nghĩ rằng đến Sầm Sơn phải vào nhà hàng sang trọng, ăn đồ biển tươi ngon được chế biến cầu kỳ. Tuy nhiên để hiểu rõ nhất về văn hóa ẩm thực của một vùng, cách tốt nhất là khám phá các món ngon vỉa hè . Bánh đúc sốt xanh thực sự là món ăn dân dã mà người ta bày bán trong chợ, bên lề lường, trên những gánh hàng rong.
Bánh đúc sốt xanh cũng được làm từ bột gạo tẻ. Thứ bột này được nấu cùng nước vôi trong, cho thêm chút mỡ và hành phi thật thơm. Sở dĩ bánh có màu xanh rất bắt mắt là do rau cải hoặc rau ngót giã chắt lấy nước được cho vào nhồi cùng bột, hoàn toàn không có dùng phẩm màu. Khi nấu bánh nên để lửa liu riu, đặc biệt là phải trông nồi bánh liên tục, dùng đũa khuấy đều để bánh không bị vón cục. Khi nồi bột bắt đầu sánh như cháo, thơm nồng nàn thì người làm bánh bắc xuống, ủ chín bằng bì gai, đay hoặc ổ rơm.
Bánh đúc sốt xanh nhất định phải ăn kèm với đậu xanh. Món kèm này cũng rất quan trọng. Đậu xanh nấu chín, đánh cho thật tơi, đến khi ăn mới bắt đầu rải đều lên trên mặt bánh, tạo nên một diện mạo rất hấp dẫn cho món ăn đơn sơ này. Xúc từng thìa bánh xanh mướt với đậu xanh màu vàng tươi, không chỉ ngon miệng mà còn vô cùng đẹp mắt. Cảm giác ăn bánh đúc sốt của gánh hàng rong mà như đang thưởng thức sơn hào hải vị cũng là vì thế.
Bánh đúc sốt xanh vang danh Sầm Sơn một thời không còn được bán ở nhiều nơi. Nếu đến Sầm Sơn, bạn hãy tìm đến chợ Nam Thành, chợ Vườn Hoa vào buổi chiều để có thể thưởng thức. Còn nếu bắt gặp một gánh hàng rong bán bánh đúc sốt nóng hổi trên đường thì bạn quả là có duyên với vùng đất này rồi.
Ăn thử bánh mỳ kẹp nem khoai độc đáo ở Hà Nội Chỉ nghe tên thôi, hẳn nhiều người đã đoán được ngay thành phần chính của món bánh mỳ này là gì. Phần nhân kẹp trong bánh không phải nguyên liệu gì mới mẻ, chỉ là sự kết hợp của hai món ăn vặt rất được yêu thích là nem chua rán và khoai tây chiên nhưng lại tạo nên món ăn khá thú...