Bánh đúc mắm tôm 3.000 đồng một đĩa
Bánh đúc dẻo, đậu phộng bùi kết hợp với mắm tôm trở thành món ăn lạ miệng, hút khách.
Bánh đúc là món phổ biến khắp ba miền, được làm từ bột gạo pha với nước vôi trong, mùi ngai ngái và ăn kèm mật mía, mật ong, thịt băm, cá kho, thịt kho hay chấm tương ớt… Một trong những biến thể khiến không ít người ngạc nhiên là bánh đúc chấm mắm tôm, khá hiếm ở Sài Gòn. Quầy bánh đúc mắm tôm nằm trong hẻm ngoằn ngoèo trên đường Cách Mạng Tháng 8, quận Tân Bình, khó tìm nhưng là địa chỉ quen thuộc của người mê món bình dân này. Món bánh có giá 3.000 đồng/đĩa, bán từ 15h đến khoảng 18h là hết.
Bánh đúc mắm tôm. Ảnh: Thon.foodie
Như nhiều hàng quán bình dân khác, chỗ ngồi của quán bánh đúc là ghế nhựa thấp, đặt xung quanh bàn bếp. Toàn bộ không gian quán tận dụng mái hiên nhà, sát lề đường. Nhờ hẻm vắng nên bạn có thể yên tâm dùng bữa, không ngại xe cộ bụi bặm. Tuy nhiên, chỗ ngồi hạn chế nên đa phần khách mua mang về là chính. Tầm xế chiều, quán nườm nượp khách. Do đó nhiều khi bạn phải chờ lâu hoặc đến trễ thì chẳng còn gì để ăn.
Thành phần chính của món bánh đúc vẫn là bột gạo tẻ, thêm vài hạt đậu phộng bên trên. Món ăn được chế biến đơn giản. Bạn hòa hỗn hợp bột gạo tẻ và nước vôi trong, nêm thêm tí muối, ngâm một lúc cho bột nở. Sau đó, bắt nồi bột lên bếp, vừa đun trên lửa nhỏ vừa khuấy đều tay theo một chiều, tránh bột bị vón cục. Tới khi hỗn hợp bột trở nên sền sệt thì thêm một chút dầu ăn. Làm như vậy bột sẽ tan đều, bánh dẻo thơm và mềm mịn hơn. Cuối cùng, khi bánh đạt đến độ đặc, dẻo như ý thì thêm đậu phộng luộc chín vào rồi múc ra đĩa, đợi tới khi bánh nguội thì thưởng thức.
Đĩa mắm tôm pha loãng đã nêm nếm vừa ăn, vắt thêm vài lát chanh rồi đánh bông là chuẩn. Bánh đúc mịn, hơi dai, dính, đựng trong đĩa nhựa xếp thành chồng cao trên bàn. Khách ăn bao nhiêu thì lấy tùy ý. Món ăn kết hợp giữa hai thành phần tưởng như không mấy liên quan lại dễ dàng chiếm cảm tình thực khách. Phần bánh dẻo, đậu phộng bùi bùi, thêm ít hành phi béo thơm, chấm mắm tôm pha ớt xắt the the là đúng điệu. Món này cũng là gợi ý lý tưởng để bạn lót dạ buổi xế, hoặc ăn tối đều được. Người ăn khỏe có thể chén một lúc ba, bốn đĩa.
Video đang HOT
Ốc bung chuối đậu
Món ăn dân dã đơn giản và đưa cơm cho những ngày mưa hay tiết trời se lạnh, bạn có thể làm theo cách dưới đây.
Ốc bung chuối phải có vị chua nhẹ của mẻ mới ngon. Nếu không ăn được mắm tôm thì không cho, nhưng sẽ giảm vị ngon đi nhiều.
Nguyên liệu:
- 500 g ốc thịt (ốc đã bỏ vỏ)
- 200 g thịt ba rọi ngon (thịt ba chỉ)
- 200 g đậu hũ chiên (đậu phụ rán)
- 5 quả chuối xanh
- Tía tô, hành lá, tỏi băm
- 150 g mẻ xay nhuyễn
- 1 thìa nhỏ bột nghệ
- Mắm tôm, nước mắm, hạt nêm, đường, dầu ăn.
Cách làm:
- Vắt nước cốt chanh để rửa sạch ốc, dùng tay bóp nhẹ cho ra hết nhớt, xả lại bằng nước lạnh, thịt ốc sẽ trắng.
- Thịt ba rọi cắt miếng vừa ăn. Ướp thịt với một chút mắm tôm, nước mắm, đường, bột nghệ, dầu ăn.
- Chuối gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn, ngâm trong nước có pha chanh loãng để không bị thâm.
- Dầu ăn để nóng, cho đầu hành đập dập, tỏi băm vào xào thơm, cho ốc vào đảo lớn lửa, nêm chút mắm tôm, hạt nêm, nước mắm, đường, ốc vừa chín tới, xúc ra tô, để riêng.
- Cho thịt ba rọi vào xào, nêm thêm nước mắm, hạt nêm. Thịt săn, cho nước xâm xấp, cho mẻ, nấu khoảng 15 phút, cho chuối, đậu hũ chiên vàng vào.
- Khi thịt, chuối, đậu chín, cho ốc vào, nêm lại gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng cho hành lá, tía tô cắt nhỏ.
- Dọn nóng ăn kèm bún hay cơm.
Hà Nội không chỉ có phở Nói đến ẩm thực Hà Nội người ta hay nhắc về phở. Nó như một món quà đặc biệt mà Hà Nội muốn dành cho du khách. Tuy nhiên, Hà Nội còn có nhiều món ngon khác, để khi đến Thủ đô, nhiều người phải luyến lưu... 1. Món bún chả Hà Nội là bún dùng với tô nước mắm chua ngọt luôn...