Bánh đúc chấm tương – món ăn bình dị suốt bao đời của người Hà Nội
Những miếng bánh được cắt nhỏ đem chấm với nước tương sẽ tạo nên một hương vị quà quê truyền thống đậm nét văn hóa ẩm thực của người Hà Nội xưa.
Cùng với sự phát triển của đô thị, bánh đúc cũng biến tấu đi, mới mẻ hơn, độc đáo hơn thành những món bánh như bánh đúc nóng, bánh đúc thịt…
Nhưng dù có bao nhiêu loại bánh đúc khác xuất hiện đi nữa thì món bánh đúc lạc chấm tương truyền thống vẫn luôn hiện hữu và được ưa thích nhất.
Món bánh đúc chấm tương bắt đầu có ở Hà Nội khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, khi xung quanh những ngôi nhà tập thể mọc lên những hàng quán bán đồ ăn vặt. Thế nhưng, ở Hà Nội bây giờ bánh đúc được bán ở nhiều nơi như các gánh hàng rong trên phố, hoặc các khu chợ như chợ Đồng Xuân, hàng Bè và nhiều nhất là ở Phủ Tây Hồ.
Những miếng bánh đúc trắng mịn, loáng thoáng lạc và dừa được xếp gọn gàng trên đĩa. Thời xưa, người làm bánh đúc rất cầu kỳ ở khâu chuẩn bị bột bánh.
Bột làm từ gạo tẻ ngon, ngâm đủ 10 tiếng, có nơi ngâm đến ba ngày tới khi bóp gạo tan thành bột, rồi đem bột ngâm với nước vôi trong hoặc nước tro.
Video đang HOT
Ngày nay, các bước làm bánh cũng được rút gọn đi nhiều. Người ta sử dụng bột gạo xay sẵn ngâm với nước và nước vôi trong khoảng nửa tiếng rồi đem xay thành bột nước là sử dụng được.
Những miếng bánh được cắt nhỏ đem chấm với nước tương sẽ tạo nên một hương vị quà quê truyền thống đậm nét văn hóa ẩm thực của người Hà Nội xưa.
Khi ăn bánh đúc người ta có thể ăn với nhiều loại nước chấm, song dân dã và phổ biến hơn cả vẫn là bánh đúc chấm tương. Khi ăn miếng bánh đúc dẻo, ngậy mùi lạc được chấm với tương lạnh khi ăn sẽ có đủ vị chút thơm ngon của bánh đúc, mùi vị bùi béo của tương.
Bánh đúc chấm tương thường được ăn như bữa ăn lót dạ vào buổi sớm hoặc như món quà vặt vào những buổi chiều có nắng ấm thể hiện phong vị ẩm thực rất thanh tao, dân dã của người Hà Nội./.
Theo Vietnamplus.
Bánh đúc nộm thanh mát cho chiều hè
Món ăn dân dã gồm những sợi bánh đúc chan ngập nước dùng màu trắng sữa, ăn kèm với rau sống, giá.
Bánh đúc nóng cho ngày mưa Bánh đúc thịt dân dã mà lạ miệngBánh đúc nóng vỉa hè gần 40 năm tuổi
Ở Hà Nội bây giờ tìm những hàng bánh đúc đã khó, những cửa hàng bánh đúc nộm còn khó hơn vì món quà vặt này giờ ít người bán. Không phải bởi món ăn không ngon mà vì món bánh đúc đang dần ít người thưởng thức hơn trước nên những người bán cũng ít. Bánh đúc được làm từ gạo và lạc với món chủ đạo là bánh đúc chấm tương đơn giản. Món bánh đúc nóng kèm thịt băm mộc nhĩ bán nhiều vào thời tiết đông se lạnh. Cháy bánh đúc hay được mọi người mua ăn lai rai vì ngậy và giòn. Biến thể bánh đúc nộm được dành riêng cho mùa hè với cách ăn khác biệt.
Bánh đúc nộm ăn thanh mát, giải nhiệt cho những ngày nóng. Ảnh: Minh Ngọc
Vẫn là bánh đúc truyền thống với bánh đúc được thái mỏng vừa gắp được đặt vào bát tô. Bánh đúc ngon thơm mùi gạo, sợi đanh chứ không bở, rắc lên một chút giá đã chần qua. Nước dùng được chan xâm xấp bát. Và cuối cùng là chút rau sống ăn kèm với thân chuối non, rau ngổ, kinh giới, tía tô.
Tinh túy của bánh đúc nộm chính là nước dùng. Để làm được món canh chan bùi béo ngậy màu trắng sữa, người bán hàng phải lựa chọn rất cẩn thận từng hạt lạc, hạt vừng tươi. Sau đó, vừng lạc được xay nhuyễn và nấu với nước giá chần cùng lạc chưa giã tạo thành thứ nước dùng thanh mát và thơm ngậy. Nước dùng được để nguội, thậm chí có một vài nơi bán còn để lạnh.
Một tô bánh đúc nộm thường được múc vừa lưng bát. Cầm bát trên tay đã ngửi thấy ngay mùi mát ngậy của vừng lạc. Khi ăn, bạn dùng đũa trộn các loại bánh đúc, rau với nước dùng. Một miếng bánh đúc mang đậm vị thơm của gạo, mát ngậy của vừng lạc, giòn giòn của giá, ngậy bùi của lạc, ngai ngái của rau sống... Tất cả hòa quyện trong miệng. Chỉ một loáng, bát bánh đúc nộm đã hết sạch. Hết cả cái và hết cả nước dùng. Bát đũa sạch trơn. Ăn xong rồi vẫn cảm thấy thòm thèm, vẫn muốn ăn thêm chút nữa.
Bánh đúc nộm và bánh đúc nóng là những món quà vặt chỉ có ở Hà Nội. Ảnh: Lam Linh
Bánh đúc nộm là một món chay với chỉ gạo, rau và lạc nhưng lại ngậy thơm. Món quà vặt được bán vào buổi chiều và chỉ ở những điểm cố định với những vị khách quen đã nhiều năm. Người tìm đến bánh đúc thường là những vị khách có tuổi, ăn hàng dễ có đến cả chục năm. Khẩu vị của người ăn cũng đã thành quen với người bán. Khách đến, chưa kéo xong ghế đã có bát bánh đúc nguội đặt vào tay với đúng yêu cầu. Người thêm chút ớt cay, kẻ thích ăn lạc, người thích nước dùng nên bát cũng ngập trong nước dùng. Cứ thế, người bán thoăn thoắt đôi tay nhặt bánh, thêm rau, cắt ớt, một loáng đã thấy nồi gần cạn. Bánh đúc nộm không phải để ăn cho no mà ăn cho đỡ cơn đói, giải nhiệt mùa hè. Thế nên, hàng bánh đúc nộm chỉ đến tầm 5h chiều là hết, nhường chỗ cho những món hàng khác chuẩn bị bán vào buổi tối.
Tùy vào sở thích và cách làm, mỗi cửa hàng lại có cách gia giảm khác nhau cho bánh đúc nộm nhưng cách chung vẫn là bánh đúc với nước dùng sánh. Để ăn bát bánh đúc nộm, bạn có thể tìm đến những địa chỉ sau tại Hà Nội với mức giá khoảng 15.000 - 20.000 đồng/bát.
Theo Ngôi sao
Cách làm bánh đúc mặn dân dã của người Việt Nam Bánh đúc là một những món bánh dân dã của người Việt Nam. Nguyên liệu chính của bánh là bột gạo.. Nhưng để có món bánh đúc cực ngon - giòn- dai- mềm thì cũng phải có một chút kinh nghiệm trong việc pha chế bột. Nguyên liệu làm bánh đúc: 200gr bột gạo tẻ 30gr bột năng 680ml vôi trong (Tức là...