Bánh da lợn vươn tầm thế giới
trang web nổi tiếng được mệnh danh là “bản đồ ẩm thực thế giới” – vừa công bố 100 món bánh ngọt ngon nhất thế giới. Bánh da lợn, món ăn dân dã của người dân Nam Bộ, vinh dự được bình chọn.
Một mâm bánh dân gian do nghệ nhân Chín Chiều làm. Vòng lớn ngoài cùng là bánh da lợn.
Top 100 món bánh ngọt ngon nhất thế giới được TasteAtlas bình chọn dựa theo mức độ phổ biến của món ăn. TasteAtlas mô tả về loại bánh dân gian Nam Bộ này: “Bánh da lợn là món tráng miệng truyền thống của Việt Nam, gồm các lớp bánh dẻo dai đan xen nhau. Bánh được làm từ đậu xanh nghiền, tinh bột sắn, bột gạo và nước cốt dừa. Theo cách làm truyền thống, mỗi chiếc bánh da lợn sẽ có một lớp màu vàng nhạt làm từ đậu xanh và một lớp màu xanh lá cây làm từ lá dứa. Ngoài ra có thể sử dụng linh hoạt các nguyên liệu khác như sầu riêng hoặc khoai môn”. Với việc đưa bánh da lợn vào top 100 loại bánh ngọt ngon nhất thế giới, cho thấy TasteAtlas đã khảo sát, đánh giá rất kỹ tầm ảnh hưởng của loại bánh này cũng như đánh giá cao về hương vị, độ cuốn hút của món ăn.
Chia sẻ thông tin này với bà Trương Thị Chiều, tức nghệ nhân bánh dân gian Nam Bộ Chín Chiều (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ), bà “nửa tin nửa ngờ”. Bà vui vì sự lan tỏa của chiếc bánh quê nhưng cũng “không tin lắm” vì không ngờ loại bánh dân dã, dễ làm, ít tiền, lại được đánh giá cao như vậy.
Quả vậy, hầu như người Nam Bộ nào cũng từng ăn, nếu không nói là rất nhiều lần, ăn bánh da lợn. Loại bánh này có mặt trong các sự kiện của gia đình, làng xã, từ đám giỗ, đám cưới, đám hỏi đến cúng đình, cúng chùa… Nhất là từ khi các miền quê Nam Bộ nở rộ loại hình du lịch sinh thái cộng đồng, bánh da lợn trở thành một món ăn chơi đãi khách thường thấy.
Nghệ nhân Chín Chiều chia sẻ, làm bánh da lợn khá dễ, đòi hỏi một chút khéo léo và cẩn thận thì bánh sẽ đẹp và ngon. Nguyên liệu dùng để làm bánh là bột năn, bột gạo, nước cốt dừa, đậu xanh đãi vỏ, lá dứa, đường, bột thơm vani… Bột trộn theo tỷ lệ phù hợp rồi pha nước cốt dừa vào, sau đó rây lại cho bột bánh được mịn. Bột được chia làm hai, một phần làm màu trắng nguyên gốc, một phần pha với nước lá dứa để có màu xanh. Cuối cùng, bột được đem đi hấp – cũng là công đoạn cực và mất thời gian nhất. Người làm đổ bột vào xửng hấp từng lớp (mỗi lớp dày chừng 1-2 phân), đợi lớp bột chín rồi tới một lớp đậu xanh đã nấu chín, nhuyễn nhừ, rồi tới một lớp bột mới… Cứ như vậy, độ dày của bánh tùy ý người làm, nhưng thông thường là khoảng 3 lớp bột, 2 lớp đậu xanh là vừa.
Cách làm là vậy nhưng để bánh ăn được mềm nhưng không bở, béo nhưng không ngấy, các lớp liên kết với nhau… là bí quyết của người làm bánh. Bây giờ, bánh da lợn còn được cách tân với đủ màu sắc pha vào bột: màu tím từ củ dền, màu cam từ trái gấc, màu xanh từ hoa đậu biếc… Còn có người thợ khéo tay đổ chỉ 2 lớp bột, 1 lớp đậu ở giữa rồi khi bánh còn nóng, cắt thành mảng, cuộn tròn lại như một bông hoa.
Video đang HOT
Sự công nhận của TasteAtlas đối với bánh da lợn cho thấy những giá trị văn hóa ẩm thực dân gian của nước ta rất phong phú. Đây cũng là tài nguyên du lịch dồi dào, khi được khai thác tốt sẽ là những sản phẩm du lịch hấp dẫn nhất là với du khách quốc tế.
Những món bánh ngọt nổi tiếng thế giới
Trong danh sách 100 loại bánh ngọt nổi tiếng thế giới, bánh da lợn của Việt Nam nằm ở vị trí 96.
Tasteatlas , trang web được nhiều người gọi là "atlas của ẩm thực thế giới" đã giới thiệu tới độc giả 100 món bánh ngọt nổi tiếng toàn cầu. Danh sách này được cập nhật lần gần nhất là đầu năm 2021.
Đứng đầu danh sách là bánh Pavlova , được đặt tên theo vũ công ba lê người Nga nổi tiếng thế giới Anna Pavlovna Pavlova. Món bánh này được miêu tả là "tinh tế như diễn viên múa ba lê mà nó mang tên", và là món tráng miệng vào mùa hè. Kem được đánh bông, phủ lên trên lớp bánh trứng làm từ đường tuyết. Sau đó, người ta đặt lên đó một lớp trái cây như đào, cherry, các loại quả mọng... Món bánh này được phát minh vào những năm 1920, trong chuyến du lịch của Pavlova đến Australia và New Zealand. Ảnh: Spruce Eats
Kasutera là một loại bánh bông lan truyền thống của Nhật Bản, được làm từ đường, bột mì, trứng và siro tinh bột. Đặc sản đến từ Nagasaki này không chứa bơ hoặc dầu, và có kết cấu mềm, ẩm, xốp. Bánh còn có tên gọi khác là Castella, được các thương nhân người Bồ Đào Nha mang đến Nhật Bản vào thế kỷ 16. Ngày nay, khi du khách tới Nagasaki sẽ tìm thấy nhiều biến thể của loại bánh này, như hương vị chocolate, trà xanh, đường nâu, mật ong... Ảnh: Cooking with dog
Cremeschnitte là một loại bánh kem sữa trứng có vị vani, là cái tên số một được nhắc đến trong số các món tráng miệng cổ điển ở Trung và Đông Âu và phần lớn mọi người đều gọi là cremeschnitte, theo tiếng Đức nghĩa là miếng kem, hoặc bánh kem. Tại Ba Lan, nó được gọi là Napoleonka. Theo Historical Sociolinguistics, người ta tin rằng nguồn gốc của cremeschnitte bắt nguồn từ sự pha trộn của hai nền ẩm thực trong đế chế Áo-Hung, nhưng cũng có người tin rằng nó bắt nguồn từ Pháp. Ảnh: Global Portal 48h
Sachertorte nguyên bản là loại bánh nổi tiếng nhất của Áo. Đây là một loại bánh bông lan chocolate cổ điển, nhiều lớp, được phủ một lớp mỏng với mứt mơ chất lượng cao và chocolate. Sachertorte được cho là có hương vị ngon nhất khi ăn kèm với một ít kem không đường đặt bên cạnh. Món ăn được phát minh bởi đầu bếp Franz Sacher vào năm 1832, khi đó mới 16 tuổi. Ảnh: Food and Wine
Schwarzwlder Kirschtorte là cái tên tiếp theo được nhắc tới. Nó còn được biết đến với tên gọi là bánh Black Forest (bánh rừng đen), gồm chocolate, kem đánh bông và cherry. Một số đầu bếp còn sử dụng rượu mạnh để ngâm các lớp chocote tạo hương vị. Đến nay, món ăn vẫn còn gây nhiều tranh cãi về người phát minh ra nó, là thợ làm bánh kẹo Josef Keller hay đầu bếp bánh ngọt Erwin Hildenbrand. Đây là món ăn phổ biến của Đức. Ảnh: Kuechengoetter
New York-Style Cheesecake (bánh phô mai kiểu New York) là món bánh nổi tiếng và được nhiều người yêu thích khi tới New York, Mỹ. Bánh có cấu tạo đặc, nặng, trông mềm mịn. Hương vị của nó đậm đà, ngọt và rất thơm, không dai. Người ta tin rằng chiếc phô mai kiểu New York này lần đầu tiên được làm bởi nhà hàng Junior's vào những năm 1950. Ảnh: Junior's
Medovik là một loại bánh mật ong nhiều lớp nổi tiếng của Nga, với cốt bánh không khác các loại bánh bình thường nhưng cứng hơn, và ngọt ngào hơn nhờ có thêm mật ong. Một chiếc bánh Medovik được coi là hoàn hảo nếu có đúng 8 lớp bánh và kem xen lẫn. Người ta tin rằng chiếc bánh đầu tiên được xuất hiện vào những năm 1820, để phục vụ cho vợ citủa sa hoàng Alexander I. Ảnh: Abmauri
Cassata được coi là món tráng miệng nổi tiếng nhất của Sicily, Italy, gồm cốt bánh bông lan được tưới nước quả, xếp cùng hoa quả tươi phía trên, phủ lớp mousse chocolate cùng phô mai ricotta thơm nức. Tên của nó đuọc cho là bắt nguồn từ từ qas'ah trong tiếng Arab, chỉ cái bát dùng để làm bánh.
Món ăn này theo truyền thống là đặc sản mùa đông và mùa xuân, và thường được phục vụ vào dịp Phục sinh. Người ta thường để lạnh khoảng 3 tiếng trước khi ăn. Trong thế kỷ 14, đây là món tráng miệng của giới quý tộc. Ảnh: Sena Scander/Tasteatlas
Sernik là một loại bánh phô mai của Ba Lan, được làm từ trứng, đường và twaróg - một loại phô mai sữa đông đã được sử dụng trong các món tráng miệng trong hàng trăm năm. Người ta tin rằng sernik có nguồn gốc từ thế kỷ 17. Ngày nay, người ta thường thêm nho khô, sốt chocolate hoặc trái cây vào công thức làm món bánh này, cũng như phủ thạch, trái cây lên phía trên. Ảnh: Everday Healthy Recipes
Khi đầu bếp Jean-Georges Vongerichten lấy nhầm chiếc bánh bông lan chocolate ra khỏi lò trước thời gian, ông đã không hề biết rằng đây là một sự cố may mắn. Sau khi Vongerichten bẻ lớp bánh bên ngoài ra, ông nhìn thấy bên trong là một dòng chocolate nóng chảy ra và nhờ đó, chúng ta có món bánh Molten Chocolate Cake (bánh chocolate chảy) nổi tiếng toàn cầu ngày nay. Ảnh: Food and Wine Magazine
Bánh da lợn của Việt Nam đứng thứ 96 trong danh sách này. Món ăn là sự kết hợp tinh tế giữa mùi thơm của lá dứa, vị bùi của đậu xanh và lớp bánh mềm dai, ngọt dịu. Ảnh: Pinterest
Cách làm bánh gạo nướng Nhật Bản - Mitarashi dango dẻo mềm thơm ngon Mitarashi dango - bánh gạo nướng Nhật Bản là món bánh có độ dẻo dai hòa quyện cùng tương ngọt đậm đà đem đến một hương vị rất thơm ngon và hấp dẫn. Nguyên liệu làm Bánh gạo nướng Nhật Bản - Mitarashi dango Bột nếp 230 gr Bột bắp 2 muỗng canh Rượu mirin 2 muỗng canh Nước tương 2 muỗng canh...