Bánh cuốn canh Cao Bằng: Ngon từ thịt, ngọt từ… súp
Nếu như bánh cuốn tại nhiều nơi chỉ là lớp bột tráng lên, quết vào bên trong nhân thịt, chấm với nước mắm có tỏi, ớt thì bánh cuốn Cao Bằng hoàn toàn khác, ăn kèm với một chén nước súp được ninh nhừ từ thịt xương, ngọt lịm còn khói bóc lên.
Từ Hà Nội, trải qua những cung đường nhỏ hẹp, cua tay áo, gấp khúc đặc trưng của miền Đông Bắc, thành phố Cao Bằng đón du khách phương Nam như chúng tôi trong cái đêm se lạnh đầu tháng 6.
Sáng hôm sau, một người bạn là “thổ địa” dẫn khách từ TP.HCM đi ăn sáng bằng món bánh cuốn canh đặc trưng ở vùng đất này. Bạn nói, đất trời vùng cao hay lạnh ban sáng nên ăn món này là thích hợp nhất.
Nếu như bánh cuốn tại nhiều tỉnh, thành chỉ là lớp bột được xay từ gạo, quết vào bên trong là nhân thịt, chấm với nước mắm, có tỏi, ớt bên trong thì bánh cuốn Cao Bằng hoàn toàn khác.
Bánh cuốn ăn kèm với một chén nước súp được ninh nhừ từ thịt xương, không hề có váng mỡ hay tép mỡ, mà chén nước dùng ngọt lịm, còn khói bốc lên.
Bánh cuốn canh Cao Bằng – Ảnh: GIA TIẾN
Lý giải về món ăn “kì lạ” này, bạn tôi là người địa phương giải thích, có lẽ là cuộc sống dựa vào việc nương rẫy trên vùng cao nên người Cao Bằng (chủ yếu là người Tày) hay ăn món gì phải nóng để tốt cho dạ dày và hệ hô hấp. Do đó, bánh cuốn phải ăn kèm với canh súp nóng hổi.
So với tám tỉnh còn lại của vùng Đông Bắc, Cao Bằng là một thành phố trẻ, với những con đường nhỏ nhắn, xinh xắn, dân cư thì thưa thớt.
Video đang HOT
Chiếc xe ôtô dừng lại tại một quán bánh cuốn canh ngay tại trung tâm. Quán nhỏ xíu, không tên, chỉ có vài cái bàn nhưng nổi tiếng với món này.
Lần đầu tiên được thưởng thức món bánh cuốn canh giữa đất trời miền non cao, nơi địa đầu của Tổ quốc nên ai cũng trầm trồ pha lẫn một chút chờ đợi.
Bánh có màu trắng đục vì được làm từ loại gạo mang tên Đoàn Kết, chỉ trồng trên nương rẫy tại Cao Bằng – Ảnh: GIA TIẾN
Chủ quán là một phụ nữ, chừng 60 tuổi, bình thản xử lý từng mẻ bánh cuốn. Thực khách đông đúc dường như không làm bà bận tâm cho lắm mà chỉ muốn tập trung từng phần ăn cho thật ngon.
Bà thoăn thoắt đổ từng mẻ bột gạo xay trên bếp, dàn bột thật rộng ra để cho chín tới. Đổ nhân thịt vào và nhanh tay cuốn lại từng cái bánh cuốn. Khách nào ăn trứng thì bà chủ quán đập vỏ trứng gà để bỏ vào. Công đoạn này thật ra không lạ so với các quán xá ở TP.HCM.
Thế nhưng, bánh cuốn “ra lò” thì trắng đục, không trắng ngần như nơi khác. Nguyên nhân là do mẻ bánh được làm từ loại gạo mang tên Đoàn Kết, chỉ trồng trên nương rẫy tại Cao Bằng.
Loại gạo này trồng kéo dài hơn các loại gạo khác, làm bánh dai và thơm hơn. Người Cao Bằng sau này mở một số quán tại Hà Nội, họ cẩn thận đến độ phải chuyển gạo xuống miền xuôi thì mới đảm bảo chất lượng của bánh cuốn.
Thế nhưng, khi dọn dĩa bánh cuốn lên bàn thì khác lạ. Lúc này, cô phụ quán đặt bên cạnh một tô nhỏ nước xương đã ninh nhừ. Nồi nước xương phải đặt luôn trên bếp than, suốt nhiều giờ đồng hồ thì mới ra hết vị ngon của heo đồng bào nuôi thả trong vườn.
Cả hai món lúc này, một dĩa bánh cuốn khô và một tô nước súp còn bốc khói, quyện vào nhau.
Bánh cuốn nóng hổi, “chấm” vào tô nước xương ngọt lịm, có sẵn trứng gà hồng đào, một ít rau thơm và một cây chả đã khéo léo đặt bên trong.
Người Cao Bằng chính gốc còn ăn bánh cuốn với măng muối chua cùng trái mắc mật. Măng phải là măng tươi, đem về ngâm, luộc rồi mới muối cay với thật nhiều ớt. Có khi họ bỏ hẳn vào trong tô.
Thú thật, lần đầu tiên chấm bánh cuốn vào tô nước xương, bên trong có hột gà hồng đào, mà không phải là chén nước mắm như trong Nam, cảm giác của chúng tôi là có… mùi tanh.
Nhưng rồi, miếng bánh cuốn dai, dẻo, thơm, ngấm nước xương vào trong khi đưa lên miệng có mùi thơm ngon rất thanh thoát. Khi bánh cuốn đã vào miệng, húp một ít nước súp, mùi thơm lan tỏa lên tận mũi.
Thực khách kiên nhẫn ngồi đợi từng mẻ bánh cuốn Cao Bằng – Ảnh: HÀ TIÊN
Đặc biệt, món ăn này không hề có dầu mỡ, chỉ có hương vị thanh khiết, cùng sự hồn nhiên vốn có của người địa phương.
Dù khách có đông, bà chủ quán và người phụ việc vẫn từ tốn từng mẻ bánh. Khách đói bụng hay sốt ruột thì ngồi vào cả cái bàn mà chủ quán đang nhanh tay ra lò từng mẻ bánh để cô giúp việc đưa lên bàn cho khách.
Cảm giác ngồi đợi từng mẻ bánh nóng hổi, tô nước xương ngọt lịm, sạch sẽ bên bếp lửa có cảm giác rất riêng.
Sáng sớm, ai cũng hít hà vì lạnh, vì từng cơn gió. Song có thưởng thức món bánh cuốn canh cách xa nơi ở hiện tại biền biệt thì cảm giác rất tuyệt vời. Món ăn dân dã chỉ 30 – 35 nghìn đồng này thật sự hấp dẫn và đặc biệt là vì vậy.
Hà Tiên
Hấp dẫn cơm lam Cao Bằng
Khi những búp măng phát triển thành những cây tre, nứa non tươi xanh cũng là lúc các mẹ, các chị bắt đầu vào rừng tìm những cây ưng ý nhất để về làm cơm lam. Cơm lam từ lâu đã trở thành một món ăn, một thứ văn hóa ẩm thực đặc sắc không thể thiếu của Cao Bằng.
Cơm lam được làm từ ống nứa tươi.
Cơm lam làm từ gạo nếp được nấu trong ống nứa tươi non mới chặt về. Cây tre, nứa để làm cơm lam phải là cây mới xòe lá, bẹ còn ôm lấy thân, có đường kính từ 3 - 3,5 cm là vừa, to quá trông xấu, bé quá lúc nướng sẽ bị cháy. Cây tre, nứa chặt về chỉ chọn lấy 3 - 4 dóng ở giữa to, đều để làm. Gạo làm cơm lam là thứ gạo nếp thơm. Sau khi vo, đãi thật sạch cho vào ít muối rồi đổ vào khoảng 2/3 ống, cho nước vào cách gạo khoảng 10 cm, bịt miệng ống lại bằng lá chuối. Xếp nghiêng từng ống quanh bếp củi, thỉnh thoảng xoay từng ống sao cho các mặt được tiếp xúc đều với lửa, khi thấy nước trong ống sôi, sủi lên thì chọc thủng dưới đáy ống cho nước chảy ra hết sau đó mới mang lên bếp lửa vần. Cứ thế vần đến khi nào thấy cơm trong ống tỏa ra mùi thơm là cơm đã chín, để ống cơm lam trên lửa thêm một lúc nữa sao cho phần cơm tiếp với ống tre, nứa vàng đều là được.
Ống cơm lam trắng ngần, thơm dẻo.
Khi ống cơm đã được nướng chín, lấy dao dóc bỏ lớp vỏ cháy bên ngoài, để lại lớp tre, nứa mỏng sát với ống cơm trong ruột tre, nứa. Lúc nào ăn thì tước bỏ phần vỏ tre, nứa, cơm lam trắng ngần, thơm dẻo sẽ hiện ra. Cơm lam ăn chỉ biết no không biết chán và khi ăn không cần rau hoặc thức ăn bởi nó đã có vị đậm đà của hương nếp quyện với mùi thơm ngọt đặc trưng của tre, nứa rừng đã được nướng qua lửa.
Tuy nhiên, phải ăn thật chậm và nhai kỹ mới cảm nhận được hương vị đặc trưng đó, phải chăng đó chính là nét văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc Cao Bằng? Du khách đến Cao Bằng mùa này xin đừng quên thưởng thức món ăn cơm lam độc đáo này./.
Bánh cuốn Mễ Sở Từ Hà Nội đi theo đường bộ khoảng 20km, qua cầu Thanh Trì men theo đường đê sông Hồng hoặc tuyến tàu du lịch dọc sông Hồng khoảng 15km về xã Mễ Sở (Văn Giang, Hưng Yên), du khách có thể thưởng thức hương vị những tấm bánh cuốn chính cống. Không cầu kỳ, mỏng manh như các loại bánh cuốn khác, nhưng...