Bánh cáy làng Nguyễn – đặc sản quê lúa
Bánh cáy Thái Bình, hấp dẫn thực khách ban đầu cũng bởi cái tên. Loại bánh tưởng chừng quà của biển, ăn vào lại thấy gạo nếp, lạc vừng, mứt bí, cơm dừa…
những mùi vị của thênh thang đồng ruộng… Không cần những biển báo địa giới, không cần những lời hỏi thăm đường xá vòng vèo, qua đất Nam Định, có một đặc điểm người ta biết đã đặt chân tới đất Thái Bình, ấy là bạt ngàn những cửa hàng bán bánh cáy.
những mùi vị của thênh thang đồng ruộng… Không cần những biển báo địa giới, không cần những lời hỏi thăm đường xá vòng vèo, qua đất Nam Định, có một đặc điểm người ta biết đã đặt chân tới đất Thái Bình, ấy là bạt ngàn những cửa hàng bán bánh cáy.
Như bánh đậu xanh của Hải Dương, bánh phu thê của Bắc Ninh, bánh cáy từ bao đời nay đã trở thành một niềm tự hào miền đất lúa. Bánh cáy là quà ngon được làm từ bàn tay khéo léo của những người dân làng Nguyễn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Từ thành phố Thái Bình, xuôi theo quốc lộ 10, rồi rẽ vào quốc lộ 39, gặp xã Nguyên Xá, ngửi thấy từ đầu làng mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp, của nha, của mứt, ấy là khứu giác tự mách bảo với ta, đến đất làng Nguyễn- quê tổ món bánh cáy làm nức lòng thực khách.
Bánh cáy làng Nguyễn, đặc sản quê lúa Thái Bình. Bánh cáy Thái Bình, ban đầu có tên bánh cay, được làm ra bởi một bà lão quanh năm với nghề nông, mang tiến vua được ngợi khen, làng Nguyễn từ đó nức tiếng với món bánh cay độc đáo. Một giấc mơ của bà lão kì lạ có con cáy đến khóc, lúc bà qua đời, xác bà khi mang xuống biển lại có sóng rẽ, đón bà vào lòng đại dương, từ đó, tên bánh cáy được đặt cho món bánh ngọt ngon. Bánh cáy trước đây được làm hoàn toàn thủ công, nhưng nay, đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường, máy móc hỗ trợ người làng Nguyễn rất lớn trong việc làm ra những vuông bánh ngọt thơm.
Video đang HOT
Bánh cáy làng Nguyễn hôm nay được sản xuất hiện đại hơn, với những người thợ làm bánh lành nghề, chuyên nghiệp.
Tận mắt chứng kiến một dây chuyền sản xuất bánh cáy của một gia đình có truyền thống lâu năm với món bánh độc đáo này, mới thấy hết được cái tâm người ta dành cho món ăn quê hương. Bánh cáy làng Nguyễn được làm hoàn toàn bằng nông sản quê hương: nếp cái hoa vàng tròn mẩy, gấc chín đỏ, lạc, vừng rang vàng giòn rụm, mỡ phần, cơm dừa xắt lát ướp đường, mứt bí dẻo thơm, mạch nha, hương bưởi dịu thơm cho món bánh thêm hấp dẫn.
Bánh cáy làng Nguyễn chính hiệu phải làm cầu kì chứ không đơn giản. Nếp cái hoa vàng ngâm nước, trộn gấc đỏ đồ xôi, rồi ép dẻo, xắt hạt lựu lại đem phơi khô (người làng Nguyễn gọi đây là “con cáy”). Thóc tẻ bung trong nồi gang, cho xòe cánh thành một thức gọi là “nẻ”. Mỡ phần loại ngon, cơm dừa bào sợi, cho ướp đường nửa tháng. Chiên vàng nẻ, “con cáy”, trong dầu ăn. Mạch nha được ủ công phu từ mầm lúa gạo đem nấu già trên bếp than đỏ hồng, đảo thật khéo, thật đều tay cáy con, nẻ, mỡ phần, cơm dừa, mứt bí, gừng sợi, thêm hương hoa bưởi đến độ kết dính thích hợp. Xong xuôi, bánh cáy cho vào khay ép phẳng, tranh thủ lúc bánh còn nóng rắc một lớp vừng lạc cho thơm. Một anh thợ lành nghề tay thước, tay dao cắt bánh nhanh thoăn thoắt. Từng vuông bánh khi ấy đem đóng hộp, dãn nhãn, sẵn sàng mang đến những thực khách đang nóng lòng thưởng thức.
Đóng gói những vuông bánh cáy truyền thống. Công nghệ có hiện đại, máy móc giúp cho người làm bánh đỡ cực trong việc nhào trộn nguyên liệu, chiên, ép bánh, nhưng người làm bánh làng Nguyễn có tâm vẫn ngày đêm trăn trở tìm ra một công thức trộn nha thế nào để bánh không quá ngọt, không quá nhạt, nấu sao cho bánh vừa chín dẻo, mà không cháy, không khô cứng.Miếng bánh cáy ngon phải có độ dẻo, ngọt vừa phải, gạo nếp, lạc vừng dậy mùi. Cắn miếng bánh thấy cái lạ miệng khi trong đó có mứt bí, cơm dừa sần sật, cay cay nồng nồng của mùi vị gừng tươi, nhấp chén nước trà đăng đắng thấy hương vị hòa quyện.
Ngọt ngào bánh nghệ Tiền Hải
Nói đến đặc sản của quê lúa, chúng ta thường nghĩ ngay đến bánh cáy làng Nguyễn, bánh gai Đại Đồng, bánh chưng cầu Báng, bánh cốm Thanh Hương.
Những loại bánh này đều có nguyên liệu chính từ những hạt gạo nếp cái hoa vàng dẻo thơm của đồng đất Thái Bình. Nhưng có một loại bánh cũng dẻo thơm không kém, đó là bánh nghệ. Bánh nghệ chỉ có duy nhất ở các xã khu Nam huyện Tiền Hải. Bánh nghệ được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo tẻ và bột nghệ. Thế nhưng qua bàn tay khéo léo của những người thợ làm bánh, nó đã trở thành những chiếc bánh nhỏ xinh, vàng rộm, thơm nồng.
Nói đến đặc sản của quê lúa, chúng ta thường nghĩ ngay đến bánh cáy làng Nguyễn, bánh gai Đại Đồng, bánh chưng cầu Báng, bánh cốm Thanh Hương. Những loại bánh này đều có nguyên liệu chính từ những hạt gạo nếp cái hoa vàng dẻo thơm của đồng đất Thái Bình. Nhưng có một loại bánh cũng dẻo thơm không kém, đó là bánh nghệ. Bánh nghệ chỉ có duy nhất ở các xã khu Nam huyện Tiền Hải. Bánh nghệ được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo tẻ và bột nghệ. Thế nhưng qua bàn tay khéo léo của những người thợ làm bánh, nó đã trờ thành những chiếc bánh nhỏ xinh, vàng rộm, thơm nồng. Để những người con xa quê tìm về bánh nghệ như sống lại tuổi thơ êm đềm nơi góc chợ quê yên ả, thanh bình, có bóng hình của bà, của mẹ trong phiên chợ tết đầy sắc màu nơi quê nhà yêu dấu.
Cảnh làm bánh nghệ tại nhà chị Thêu.
Đã hơn 20 năm qua, chiều nào chị Thêu, ở xã Nam Chính cũng có mặt ở chợ Nam Thanh từ khoảng 4 giờ chiều. Khung cảnh chợ thì đã khác xưa rất nhiều, người ăn bánh nghệ cũng đã khác, riêng chỉ có những chiếc bánh nghệ nho nhỏ, xinh xinh vẫn thế. Vẫn là món quà quê dân giã, bình dị, từ trẻ nhỏ đến người già đều thích. Bởi chỉ cần có 1.000 đồng, là ai cũng có thể thưởng thức món bánh nghệ vàng rộm, béo ngậy, thơm nồng. Bà Phạm Thị Khi (một người bán hàng ở chợ Nam Thanh) cho biết: " Ngày nào đi chợ chúng tôi cũng ăn bánh nghệ của chị Thêu, ai cũng thích ăn. Có lúc người mua đứng vòng trong, vòng ngoài, bán không xuể, mỗi ngày bán mấy nghìn cái."
Củ nghệ thành phần chính làm nên bánh nghệ.
Để trả lời câu hỏi tại sao bánh nghệ lại được người dân nơi đây yêu thích, chúng tôi đã về gia đình chị Thêu để tìm hiểu quy trình làm bánh nghệ của gia đình. Chị Thêu cho biết, bánh nghệ được làm bằng nguyên liệu chính là bột gạo tẻ, và đương nhiên nguyên liệu không thể thiểu để có tên bánh nghệ đó chính là củ nghệ. Củ nghệ được vợ chồng chị Thêu trồng nhiều ở ngay trong vườn nhà. Cây nghệ được trồng vào mùa xuân, đến cuối năm, đợi lá nghệ tàn thì bắt đầu thu hoạch. Nghệ được đào lên, rửa sạch, phơi khô, rồi thái lát mỏng rồi tiếp tục phơi đến khi nào lát nghệ có thể bẻ đôi, giòn có tiếng kêu tách thì mới được.
Chị Thêu cho biết, trước đây, khi còn làm thủ công thì nghệ được giã, lọc lấy nước, nhưng giờ có máy móc nên nghệ được phơi khô, bỏ bao, dùng dần cả năm. Mỗi lần làm lại lấy ra một ít cho vào máy nghiền thành bột. Gạo tẻ được ngâm khoảng 4 - 6 tiếng vớt ra, để ráo nước, sau đó cho vào máy xay nhuyễn cùng với bột nghệ. Khác với các loại bánh khác, làm bánh nghệ khá cầu kỳ. Sau khi bột gạo và bột nghệ được trộn đều thì đem hấp như nấu xôi. Nhưng hấp không chín hẳn, chỉ cần khoảng 40 phút cho bột mềm, dẻo là bắc ra cho vào máy đánh nhuyễn lần thứ hai. Tiếp đó, nhào bột thành những quả bột lớn. Hương vị thơm ngon, béo ngậy của bánh nghệ lại phụ thuộc phần lớn vào khâu làm nhân bánh. Nhân bánh được làm bằng tóp mỡ xay nhuyễn, nước mắm, mỡ nước, hành củ, hạt tiêu, bột quế trộn lẫn với bột gạo đã qua một lần xôi.
Chị Thêu cho biết: " Làm bánh nghệ, không đơn giản như một số loại bánh khác, mà phải qua nhiều công đoạn, vì vậy, đòi hỏi người làm bánh ngoài đức tính cần cù, chịu khó, phải luôn có sự sáng tạo, chú tâm vào công việc. Bởi làm bánh nghệ còn phụ thuộc cả vào thời tiết, hôm nào trời hanh khô, nếu không cho thêm chút nước bánh cũng sẽ bị khô, không có độ mềm, dẻo. Nếu không để tâm hoàn toàn vào công việc, sẽ không ra được tấm bánh ngon như ý."
Anh Hy, chồng chị Thêu vốn là thợ xây, nghề làm bánh nghệ là anh học được từ vợ. Nhưng đã hơn chục năm nay, anh bỏ hẳn nghề thợ xây để cùng vợ làm bánh nghệ. Công việc này không chỉ mang lại cuộc sống ổn định cho gia đình mà còn mang lại cho anh rất nhiều niềm vui. Càng ngày anh càng thấy say mê và gắn bó với công việc này.
Chị Thêu quê ở xã Nam Trung, nghề làm bánh nghệ chị học được từ cha mình là ông Đỗ Quốc Bảo.Ông bà năm nay đã gần 80 tuổi, nhưng vẫn cùng các con làm bánh nghệ. Nếu như vợ chồng cô Thêu làm bánh ban ngày để bán chợ chiều thì gia đình ông Bảo lại thức dậy lúc nửa đêm làm bánh để kịp bán vào phiên chợ sáng. Ông Bảo cũng không rõ xuất xứ, nguồn gốc của bánh nghệ từ đâu, chỉ biết rằng gia đình ông làm bánh nghệ đã được truyền đến đời thứ tư. Nghĩa là bánh nghệ đã có cách đây trên 100 năm rồi. Nghề làm bánh ngày càng đỡ vất vả và chất lượng bánh thì ngày càng được nâng lên. Ông Bảo cho biết: " Mỗi dịp tết đến, xuân về, ông lại thấy vui hơn, tự hào hơn, vì có nhiều người con xa quê đã tìm về đồng bánh nghệ. Có người không về được đã nhờ người nhà mua giúp và gửi ra Hải Phòng, vào miền Nam, có người sống ở tận bên Mỹ cũng nhớ bánh nghệ mà tìm đến với ông."
Bánh nghệ thành phẩm.
Củ nghệ được coi là một vị thuốc chống viêm, giải độc, làm đẹp da, phòng bệnh sản và thừa cân cho phụ nữ sau sinh, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Bánh nghệ chính là kết tinh sự sáng tạo, kinh nghiệm chữa bệnh dân gian của người xưa với những món ăn dân giã hàng ngày. Trong đó, còn là sự tảo tần khuya sớm, sự khéo léo, tinh tế của bàn tay người thợ làm bánh. Vì vậy, mà nó đã trở thành món quà quê dân giã nhưng lại chứa đựng trọn vẹn nghĩa tình của người làm bánh với người ăn. Để rồi giờ đây nó đã trở thành nỗi nhớ của những người con xa quê, xa mẹ. Tìm về bánh nghệ chính là tìm về nguồn cội, tìm về sự ấm áp, yêu thương, về ký ức tuổi thơ êm đềm trong tình yêu thương vô bờ bến của bà, của mẹ của hương đồng, gió nội, nơi góc chợ quê yên ả, thanh bình.
Top 8 quán mì vịt tiềm ngon nức tiếng ở Sài Gòn Ở Sài Gòn, nếu bạn khoái khẩu món mì vịt tiềm và muốn tìm một nơi thưởng thức, những gợi ý dưới đây sẽ cực kỳ hữu dụng với bạn đấy. 1. Lương Ký Mì Gia - Số 1, Huỳnh Mẫn Đạt, phường 19, quận Bình Thạnh Tiệm mì này khởi nghiệp từ một xe đẩy nhỏ nhưng đến nay đã là một...