Bánh căn Phan Rang sắp sang Singapore dự “đại hội món ăn đường phố”
Chị Loan chủ nhà hàng bánh căn 38 trên đường Nguyễn Đình Chính (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), được cho là người đầu tiên đưa món bánh căn Phan Rang đến Sài Gòn, vừa tiết lộ rằng “hai chị em” bánh căn – bánh xèo sắp sang đảo quốc sư tử để dự “Đại hội các món ăn đường phố thế giới” vào cuối tháng 5 này.
Chị Loan cũng sẽ là đại diện của Việt Nam mang món bánh căn và bánh xèo Phan Rang (Ninh Thuận) đến tham dự “Đại hội món ăn đường phố thế giới” (World Street Food Congress) tại Singapore.
Khi hỏi chị Loan lý do vì sao món ăn của mình được Ban tổ chức lựa chọn, chị cho biết: “Ban tổ chức có hỏi thông tin từ Sở văn hóa thành phố, sau đó họ bí mật tới ăn thử rồi thông báo tôi được chọn. Tôi cũng hỏi họ vì sao lại chọn bánh căn, bánh xèo Phan Rang thì được trả lời, đây là món ăn vừa lạ, vừa rất thuần Việt, không lai tạp với bất kỳ món ăn của nước nào”.
Nhưng khoan hãy nói tiếp về “đại hội” có vẻ hoành tráng nói trên, cùng làm quen với chị Loan trước đã.
Trong thời gian làm giáo viên ở Phan Rang, chị Loan đam mê ẩm thực nơi đây đến kỳ lạ, đặc biệt là món bánh căn đường phố. Khi về Sài Gòn, chị còn mang theo cả “đồ nghề” đổ bánh căn.
Khuôn đổ bánh căn phải làm từ đất sét đặc biệt của làng gốm Bàu Trúc, chứ đất sét từ vùng khác cũng không thể làm được
Video đang HOT
Thấy Sài Gòn chưa có ai bán món bánh này, chị mở quán và ngay lập tức quán đã đông khách. Cho tới nay, hơn mười năm món bánh căn, bánh xèo của chị đã trở thành món ăn chơi quen thuộc của nhiều người.
Từ món bánh căn nguyên gốc giản dị (ăn với cá kho), chị Loan đã sáng tạo ra 21 loại nhân cho vào bánh để đáp ứng yêu cầu phong phú của người Sài Gòn.
Điểm độc đáo của bánh căn là sử dụng nguyên liệu cũng như công cụ làm bánh rất đặc trưng của địa phương. Phải dùng loại gạo khô của Ninh Thuận mới làm được bột tráng bánh căn.
Lò đổ bánh thể hiện kỹ thuật làm gốm đặc biệt của người Chăm, phải làm từ đất sét đặc biệt của làng gốm Bàu Trúc, chứ đất sét từ vùng khác cũng không thể làm được.
Đổ bánh căn không cần dầu mỡ vì khi bánh chín đã tự tróc ra khỏi khuôn, cũng không cần màu mè vì đã có màu xanh của hành, màu vàng của xoài cắt sợi tô điểm. Bánh xèo Phan Rang cũng vậy, ít dầu mỡ hơn nhiều so với bánh xèo Sài Gòn mà vẫn giữ được độ giòn ngon.
Bánh căn ở đây có đến 21 loại nhân để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người Sài Gòn
Bánh xèo Phan Rang ít dầu mỡ hơn nhiều so với bánh xèo Sài Gòn mà vẫn giữ được độ giòn ngon
Nước chấm bánh căn, bánh xèo Phan Rang làm từ nước mắm của miền Trung có độ mặn cao, thêm ớt sừng đỏ mà không cay, thêm vào cà chua rồi đem xay nhuyễn sẽ cho ra thứ nước chấm màu đỏ rất đẹp; hoặc bạn có thể chấm với mắm nêm từ Phan Rang, thơm hơn hẳn mắm nêm ở các vùng khác.
Một địa chỉ nên đến để cảm nhận vị ngon nguyên thủy cùng những biến tấu thú vị của bánh căn, cũng là món ăn đại diện Việt Nam sánh vai cùng ẩm thực bốn phương.
Để thấy hành trình quảng bá ẩm thực Việt tuy còn nhiều khó khăn ở phía trước, những vẫn hứa hẹn rất nhiều cơ hội để chúng ta bước ra bên ngoài.
Theo SGAT
"Phố ẩm thực" Phan Rang trên đất Sài thành
Nếu đi ngang qua con đường Hoàng Sa dọc theo bờ kênh Nhiêu Lộc (hướng từ Tân Bình về phía quận 03) bạn sẽ bắt gặp khá nhiều quán ăn chuyên bán đặc sản Phan Rang với lò đổ bánh căn đặc trưng đặt ngay trước cửa. Không chỉ mang bánh căn đến Sài Gòn, những cư dân Phan Rang còn mang theo cả bánh xèo, nem nướng, chả cá...
Lò đổ bánh căn và bánh xèo bằng đất nung quen thuộc của người Phan Rang
Bánh căn - bánh khọt có lẽ rất bị dễ nhầm lẫn cho những ai mới ăn lần đầu vì hình thức đổ bánh khá tương đồng, cũng như cùng sử dụng nguyên liệu là bột gạo. Cách đơn giản nhất để phân biệt có lẽ dựa trên cách nói vui: bánh căn là "bột gạo nướng", còn bánh khọt là "bột gạo chiên" (do sử dụng rất nhiều dầu khi đổ bánh, đặc biệt khuôn bánh khọt Vũng Tàu lúc nào cũng gần như ngập trong dầu). Với bánh căn, mỗi lần đổ bột chỉ cần thoa lên khuôn một chút dầu hay mỡ heo để khi bánh chín thì dễ dàng bóc ra mà không bị dính. Chờ cho đến khi khuôn nóng đều thì đổ bột vào từng khuôn, cho tiếp phần nhân là trứng đánh đều, mực, hay thịt heo, tôm... và đậy nắp khuôn kín, chờ cho đến khi thấy có mùi bột cháy xém thì bánh đã chín. Lò đổ bánh căn ngon nhất thường có xuất xứ từ làng gốm Bàu Trúc (cách thành phố Phan Rang 10km về hướng Nam).
Bánh căn thập cẩm nhân trứng, tôm, mực
Món chả cuốn độc đáo với phần nhân bao gồm chả cá chiên và hột vịt lạt
Bánh căn nguyên bản thường ăn và tính tiền theo cặp. Khi "di cư" vào Sài Gòn thì dọn ra trên dĩa, thường cũng theo số chẵn (từ 6 đến 8 cái). Một khi đã "lùa" hỗn hợp bánh, rau cùng 3 loại nước chấm đặc trưng (mắm nêm, mắm chanh tỏi ớt, và "nước lèo") thì tất cả vị chua, cay, bùi, ngậy tổng hòa lại sẽ khi sẽ khiến ai đã thưởng thức qua món ngon dân dã này sẽ không bao giờ quên được.
Ở "phố ẩm thực" Phan Rang bên bờ kênh Nhiêu Lộc này, quán Hiền 2 được nhiều thực khách chọn lựa vì chất lượng và giá bán khá hợp lý. Bên cạnh món bánh căn đặc trưng, quán còn có một số đặc sản Phan Rang khác cũng khá thú vị. Nếu như bánh xèo được đổ trên khuôn bằng đất nung cuốn hút thực khách bởi hương vị tương đối khác biệt so với những phiên bản thường thấy ở Sài Gòn, thì chả cuốn cũng là một món nên thử qua. Món cuốn này có phần nhân khá đặc biệt, bên cạnh chả cá chiên, rau... còn có thêm hột vịt lạt. Nước chấm thì được thắng đường nên sệt sệt, có hậu vị chua gần át hết vị mặn của mắm (khá tương đồng với nước chấm cho bánh bột lọc thường thấy trong chợ Phan Thiết). Chả cuốn thường khá to nên người bán sẽ cắt làm đôi, khi chấm vào mới thấy hết cái béo bùi của trứng vịt "cộng hưởng" với vị ngọt đặc trưng của chả cá, vị chua thanh đậm đà của nước mắm.... Một món ngon Phan Rang "buộc phải thử" một khi bạn đã đến đây.
Một địa chỉ lý tưởng cho những ai muốn thưởng thức gần như đầy đủ những đặc sản Phan Rang. Không thịnh hành như món Bắc, cũng không cầu kỳ như món Huế, nhưng những món ngon dân dã miền Nam Trung Bộ luôn để lại trong lòng thực khách những cảm xúc thật thi vị, như là gặp lại người tri kỷ vậy...
Bánh căn Hiền 2
989 Hoàng Sa, phương 11, quận 03
Mở cửa: 2h chiều đến 10h tối
Giá: Bánh căn trứng (26.000đ/phần), bánh căn thập cẩm (35.000đ/phần), chả cuốn (11.000đ/cuốn)
Theo SGAT
Cơm gà Phan Rang Khí hậu gay gắt bốn mùa vẫn không làm mất đi những nét duyên thầm của Phan Rang. Người người xuôi ngược về Phan Rang không hẳn vì nhớ bãi cát dài Ninh Chữ dịu dàng, một Vĩnh Hy duyên dáng, mà còn tấm tắc khen ngon những món ẩm thực tinh túy ở đây. Nào là bánh căn, bánh xèo rồi cơm...