Bánh bùm là chùm kỷ niệm
Có lần tôi nghe nói đến món bánh ống gạo, bánh bỏng gạo. Nghe lạ vậy, nhưng khi nhìn thấy lại sung sướng vì tái ngộ “cố nhân”. Hóa ra chỉ là món bánh bùm bị thay tên đổi họ mà thôi.
Ở cực nam Quảng Ngãi quê tôi, thức quà dân dã ấy được đặt cho cái tên đúng với cách thức làm ra nó – bánh bùm. Đơn giản lắm, vì khi người ta làm bánh thường phát ra tiếng “bùm, bùm”.
Một túi bánh bùm vừa ra lò NHẬT THANH
Hết mùa, chiếc máy cày thất nghiệp. Không biết ông “kỹ sư lái máy cày” nào đã thêm vài bộ phận, nâng cấp chiếc máy để làm bánh bùm và lăn bánh trên mọi nẻo đường thôn quê. Chiếc xe không có còi nhưng hễ đến đầu xóm là bọn trẻ nít lại nhốn nha nhốn nháo hô lên như nhặt được vàng: “Bùm kìa, bùm kìa”. Có đứa nhanh chóng chạy một mạch về nhà lấy nguyên liệu chuẩn bị cho… dây chuyền sản xuất.
Con nít, người lớn tay xách tay mang, nào gạo, nào bắp, nào mì gói, đường cát… và cả bao tải để đựng thành quả. Bánh bùm thường được làm từ gạo và đường, nhà nào làm nông thì mới có sẵn bắp, nhà nào cho thêm mì gói vào thì phải “sộp” lắm. Có thêm mì gói thì bánh thoảng hương đặc trưng, nhưng có cái nhược, cho mì gói vào mà không cấp tốc “thanh toán” hết, bánh sẽ nhanh chóng bị ỉu.
Tôi ngày ấy cũng xúm xít nài nỉ mãi mẹ mới cho 3 lon gạo. Bưng thau gạo, cầm bao bóng đựng bánh, ba chân bốn cẳng chạy tới chỗ người ta đang bu đông như kiến bu đường kia – chỗ xe bánh bùm đậu lại. Phải xếp hàng, chờ nghiêm chỉnh như đi khám bệnh phải bốc số, thứ lớp được “xử lý” trước sau một cách công bằng.
Video đang HOT
Bùm xong, ai cũng có bao bánh xách về. Song, ai cũng mời nhau vài cây bánh. Tôi không ngoại lệ. Bánh nào cũng giòn, xốp như nhau, nhưng hương vị thì khác như nước sông và nước biển. Mỗi lần như thế, tôi đều được thưởng thức nhiều mùi vị. Có những nhà ăn chẳng bao nhiêu, nhưng vẫn đến ngồi xếp hàng, có lẽ vì thấy vui.
Khoảnh khắc được mong đợi và thú vị nhất là nhìn bánh ra lò. Nguyên liệu được đổ vào máy, thoắt cái đã thành một cây bánh dài ngoẵng như cây mía chui ra ở đầu bên kia. Bánh vừa ra, nóng và mềm, được dùng kéo cắt thành từng đoạn nhỏ, cho vào trong bao, chỉ lát sau là bánh khô và giòn. Bánh phải bỏ vào bao bóng, loại thường dùng đựng bánh tráng, có vậy thì mới giữ được độ giòn.
Đèn vàng thắp lên cùng với ngàn sao, người ta vẫn còn cười nói rôm rả ở đấy. Người lớn thúc trẻ nhỏ “giải quyết” cho nhanh để còn trở về nhà. Có khi ngó thấy bác chủ xe làm chẳng xuể, có người chủ động lấy kéo phụ cho nhanh, còn bác kia thì đổ gạo đều và dùng thanh kim loại ngoáy cho gạo xuống đều, không bị nghẽn. Không khí cứ như tết đến bên thềm, ai cũng trông chờ được cầm trên tay thức quà quê.
Trong các tiệm tạp hóa bây giờ cũng treo lủng lẳng những túi bánh bùm đủ màu sắc bắt mắt. Có những thức quà không đơn giản chỉ là món ăn mà là cả một khung trời kỷ niệm. Như tiếng “bùm, bùm” rủ mình chạy theo mùi thơm của gạo, của bắp ngô…
Mít non trộn, món ăn dân dã của vùng duyên hải miền Trung
Thành viên Vũ Bụi của cộng đồng Việt Nam Ơi mang đến món ăn dân dã, mộc mạc nhưng gắn liền với nhiều kỷ niệm của người miền Trung.
Mỗi vùng miền đất Việt đều có những đặc sản hay ho khiến người địa phương khác cảm thấy lạ khi lần đầu thưởng thức. Chính nhờ những món ăn đặc trưng đó, sự nhớ thương của du khách đến với một vùng đất càng tăng lên gấp bội.
Dẫu vậy, người ta thích thú với những món ăn nổi bật trong danh sách ẩm thực đặc trưng đó chứ ít ai tìm hiểu kỹ về các thức quà dân dã. Chính vì vậy, trong bài đăng mới nhất của anh chàng Vũ Bụi, món mít non trộn lại được chú ý mạnh mẽ.
Mít non trộn - thức quà quê khiến tụi con nít thường lầm tưởng là thịt gà xé.
Thành viên Việt Nam Ơi giới thiệu đặc sản
Bên cạnh các bài đăng chia sẻ điểm đến mới, bộ ảnh đẹp về thiên nhiên thì cộng đồng Việt Nam Ơi còn có thêm những câu chuyện ẩm thực rất độc đáo. Từ Bắc vào Nam, món ăn của từng vùng miền lại khiến dân tình "mắt chữ O, mồm chữ A" vì lạ.
Như mới đây, thành viên Vũ Bụi giới thiệu về món mít mon trộn của Bình Định nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung. Anh chia sẻ đây là món ăn dân dã, chế biến đơn giản, không quá cầu kỳ nhưng lại mang đậm hương vị đồng quê khiến người ta ăn một lần phải nhớ mãi chẳng quên.
Món ăn được thành viên Việt Nam Ơi giới thiệu.
Mít non trộn - món ăn dân dã "có 1-0-2"
Mít non trộn là món ăn quen thuộc của người địa phương vùng Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Ngãi,... Món ăn chỉ bao gồm mít non, rau răm, lạc rang hoặc "sang lắm" thì thêm chút thịt để tạo vị, mọi thứ đều khá đơn giản và ít tiền.
Không chỉ giới thiệu món ăn ngon dân dã, thành viên Việt Nam Ơi còn "hào phóng" tặng liền cho mọi người công thức trộn gỏi độc đáo, thơm ngon. Theo đó, mít cần lựa trái có gai đều và nhẵn, bổ ra thành nhiều phần nhỏ rồi mang ngâm trong nước lạnh pha chút muối để bớt mủ tránh thâm.
Mít non trộn tuy dân dã nhưng lại chứa đựng không biết bao nhiêu điều thú vị, đánh thức vị giác.
Sau đó mít được mang luộc với nước, thêm chút muối, đợi sôi thì nhỏ lửa lại tầm khoảng 30 phút là chín. Tiếp theo, thái mít thành sợi theo sớ rồi trộn thêm mắm chanh, tỏi ớt, chút lạc rang đã giã vụn và đừng quên rau răm thơm lừng. Chỉ vài bước cơ bản đã có ngay món mít trộn chuẩn vị miền Trung mộc mạc nhưng đầy hấp dẫn.
Chỉ đơn giản là mít non, lạc rang, lá rau răm và chút mắm chua ngọt là đủ thành một món ăn ngon.
Sự giản dị của mít non trộn lại vương vấn không ít người.
Miếng mít tuy được luộc qua nước nhưng vẫn đủ độ giòn nhẹ, thơm mùi lạc rang vừa chín tới và rau răm bùi bùi. Nhất là cái vị nước chấm, chua ngọt hòa quyện tạo nên âm hưởng ẩm thực vô cùng đặc biệt. Chính vì thế, món ăn tưởng chừng đơn giản này lại khiến bao nhiêu người si mê tới thế. Đây cũng chính là món ăn tuổi thơ, gắn liền với những ngày cơ cực của không biết bao nhiêu con người.
Đặc sản "có 1-0-2" này hẳn chỉ có khách quý tới chơi mới được thưởng thức.
Bởi nó là sự thể hiện cho cái thân thuộc, bình dị.
Có thể nói rằng, dù có biết bao nhiêu món ăn ngon đi chăng nữa thì mít non trộn vẫn là thức quà quê gây thương nhớ. Bên cạnh đó, khu vực miền Trung còn có những món ăn độc đáo được làm từ mít như mít hông, nhút Thanh Chương,... gây tò mò. Muốn tìm hiểu thêm về những món ăn dân dã nhưng đặc biệt của miền Trung thì ghé ngay Việt Nam Ơi hoặc Miền Trung Ơi nhé!
Thanh mát gỏi rong bồng bồng Ngoài hành, tỏi Lý Sơn khá nổi tiếng, thì vùng biển của huyện đảo này còn được xem là "ngôi nhà" của hàng chục loại rong biển. Trong số đó bồng bồng là một loại rong đặc biệc thuộc lớp sụn biển được người dân huyện đảo xem như rau xanh, dùng để chế biến thành nhiều món ăn dân dã, nhưng ngon...