Bánh bèo, tuy ‘bèo’ mà ngon
Bánh bèo là món ăn dân dã của nhiều vùng miền khác nhau, nổi tiếng nhất là bánh bèo Huế, bánh bèo Quảng Nam, bánh bèo Quảng Ngãi, bánh bèo Sài Gòn, bánh bèo miền Tây… “Hai ta ngồi quán bên đường, Bánh bèo kết nối tơ duyên đôi lòng.
Bánh bèo nhưng mặn.
Bánh bèo là món ăn dân dã của nhiều vùng miền khác nhau, nổi tiếng nhất là bánh bèo Huế, bánh bèo Quảng Nam, bánh bèo Quảng Ngãi, bánh bèo Sài Gòn, bánh bèo miền Tây…
Mỗi địa phương đều có cách làm, cách biến tấu mang hương vị riêng.
Tại một số tỉnh ở miền Tây, bánh bèo mặn cũng rất đa dạng, thường làm bằng nhưn (nhân) tôm, nhưn thịt. Ngoài bánh bèo mặn còn có bánh bèo ngot. Bánh bèo ngọt thường làm bằng nhưn đậu xanh chan nước cốt dừa.
Bánh bèo nhưng mặn.
Gọi là bánh bèo vì hình dáng chiếc bánh giống như một tai bèo (lá bèo). Ngoài ra, nói đến bánh bèo người ta thường nghĩ ngay đến thân phận người nghèo, người vất vả cô đơn “phận bọt bèo”, “rẻ như bèo”:
“Nợ treo mặc kệ nợ treo.
Em bán bánh bèo trả nợ nuôi anh”.
Bánh bèo được làm bằng bột gạo pha với một ít bột năng. Cách làm khá đơn giản. Nếu là bánh bèo ngọt cần cho thêm đường vào bột. Muốn làm bánh bèo mặn người ta phải chuẩn bị thịt, tôm tươi hoặc tôm khô để làm nhưn. Thịt hoặc tôm phải được băm nhuyễn, xào với hành lá, tiêu và nước mắm trước khi cho vào nồi hấp bánh.
Bánh bèo có thể đổ bằng chén nhỏ, cũng có thể đổ bằng khuôn nhôm, khuôn inox. Sau khi chuẩn bị phần bột xong, người ta đặt chén hoặc khuôn vào xửng, đợi cho chén nóng lên người ta mới đổ bột vào. Kế đến cho nhưn vào giữa bánh, xong đậy nắp lại hấp tiếp độ 5 phút bánh sẽ chín.
Bánh bèo ngon hay không một phần nhờ nước chấm, ngon nhất là nước mắm chua – cay – ngọt – mặn. Ai thích ăn vị béo thì chan nước cốt dừa, ai thích cầu kỳ có thể rắc thêm tôm hoặc thịt chà bông, hành phi và một ít rau thơm.
Video đang HOT
Nói đến bánh bèo, dân gian miền Tây thường nhắc đến những câu ca dao khá ngộ nghĩnh, có lẽ nhằm ám chỉ thân phận của những người nghèo nhưng lại thích món bánh dân gian do mẹ mình làm:
“Con quạ nó đậu chuồng heo (bờ sông),
Nó kêu bớ má bánh bèo chín chưa?
Bánh bèo đã chín hồi trưa
Mầy chưa xúc miệng, ta chưa đưa bánh bèo”
Tuy nhiên, bánh bèo Huế lại là món ăn nhẹ, thanh tao, trai gái nam thanh nữ tú đều ưa thích. Chính vì thế mà trong “Lục bát đặc sản
Huế” đã có câu:
“Hai ta ngồi quán bên đường,
Bánh bèo kết nối tơ duyên đôi lòng.
Du lịch Huế: Thăm làng nghề bánh nậm, bánh lọc Đức Bưu
Nghề làm bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc đã bắt đầu hình thành từ những năm đầu thế kỷ 19, đến nay hơn 150 năm vẫn gắn với đời sống của làng Đức Bưu. Vì thế chuyến du lịch Huế không thể thiếu hương vị của những chiếc bánh đậm tình xứ cố đô.
Du lịch Huế: Thăm làng nghề bánh nậm, bánh lọc Đức Bưu
Theo ký ức của các vị cao niên thì từ trăm năm nay nghề làm bánh ở các nơi khác có phần suy giảm nhưng riêng làng Đức Bưu lại ngày càng phát triển, trở thành sinh kế nâng cao đời sống của người dân. Điều đó khiến bà con nâng niu, chăm chút để hình thức cũng như hương vị bánh ngày càng hấp dẫn khách du lịch Huế.
Bánh bèo Huế. Ảnh: varonica.ngo.
Xứ Huế nằm gối đầu lên biển và có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nổi tiếng với diện tích lớn nhất cả vùng ông Nam Á. Chính vùng đầm phá nước lợ mênh mông này là nguồn cung cấp thủy sản cho các món ăn đặc sản Huế, từ đó tạo hương vị độc đáo riêng biệt không nơi nào sánh bằng.
Bánh nậm Huế. Ảnh: pozdi_tran.
Làng nghề Đức Bưu chủ yếu sản xuất các loại bánh đặc sản Huế như bánh bèo, bánh lọc gói, bánh lọc trần, bánh nậm, bánh ram, bánh ít, bánh cuốn. Bánh ở đây làm từ bột dẻo và dai hơn, thịt mỡ làm nhân bên trong béo giòn, khi bánh chín cầm ăn không bị dính tay.
Ảnh: UBND Thừa Thiên Huế.
Nguyên liệu chọn làm bánh phải là nguyên liệu tươi ngon, tôm tươi, kích thước không quá to cũng không quá nhỏ; bột bên ngoài là tinh bột sắn làm từ loại sắn ngon, qua quá trình mài lọc nhiều lần.
Bánh lọc Đức Bưu. Ảnh: Khám Phá Huế.
Khi làm bánh nậm, người làng dùng gạo xay nhuyễn, xú với nước lá và nhào thành bột sền sệt, tôm đồng giã nhỏ, cùng với lá chuối đem gói lại rồi hấp lên, khi ăn thì mỗi cái bánh được cuộn lại vừa đúng một miếng.
Bánh lọc trần. Ảnh: UBND Thừa Thiên Huế.
Bánh bèo có hình dạng như tai bèo, xuất hiện phổ biến và rất nổi tiếng với những khách du lịch Huế trong và ngoài nước. Bánh bèo Đức Bưu đặc trưng bởi sự thanh mảnh, tinh tế, nhỏ nhắn của chiếc bánh nhưng hương vị rất hòa quyện, từ bột cho tới tôm chấy, nước chấm...
Ảnh: Khám Phá Huế.
Có 2 loại bánh lọc là bánh lọc gói bằng lá chuối, lá dong và bánh lọc trần. Nhân bánh làm bằng tôm trộn gia vị, thịt heo nạc hay hỗn hợp tôm thịt. Bánh lọc gói sau khi vắt thành bánh, được gói bằng lá chuối, lá dong và hấp cách thủy hay luộc rồi nhúng nhanh vào nước lạnh. Bánh bột lọc khi ăn chấm với nước chấm đặc trưng làm cho hương vị đậm đà, trộn của vị ngọt tôm thịt rim, vừa béo của thịt heo mỡ, vừa cay và thơm của mùi ớt, tỏi, vừa dẻo, dai của bột lọc.
Ảnh: Khám Phá Huế.
Những chiếc bánh ở làng Đức Bưu còn được biến tấu để món ăn càng trở nên hấp dẫn. Cho đến tận ngày nay, nó đã trở thành đặc sản của Cố đô Huế nói chung và Hương Sơ nói riêng.
Bánh bột lọc trần bán ở Huế. Ảnh: VnExpress.
Mỗi sản phẩm làm ra đều chứa đựng tình cảm tâm tư của người làm bánh, chứa đựng luôn những sự vất vả khi phải bám lấy nghề truyền thống. Vì vậy hương vị bánh nơi đây rất riêng, những người con Huế có đi đâu xa vẫn nhớ về quê nhà, nhớ về những món bánh từ ngàn xưa.
Ảnh: VnExpress.
Du lịch Huế đừng quên thưởng thức món bánh lọc, bánh nậm, bánh bèo... ở làng nghề Đức Bưu. Thưởng thức các món bánh cố đô ngon cũng như thưởng thức cả tình cảm của người Huế, khiến chuyến đi thêm đậm đà thương nhớ! Hãy theo dõi blog iVIVU nhận thêm nhiều bài viết có giá trị cho chuyến du lịch của bạn!
Muôn màu muôn vẻ với món bánh bèo ở các vùng miền Việt Nam Nước chấm góp phần quan trọng để tạo nên hương vị không thể quên của bánh bèo Hải Phòng. Không phải nước mắm thông thường, nước chấm bánh bèo là sự kết hợp độc đáo giữa cả nước ninh xương và nước mắm nên nước chấm không quá mặn cũng chẳng nhạt, hương vị rất lạ mà không kém phần thơm ngon. Cùng...