Bangladesh: Xác chết ôm nhau trong đổ nát
Không biết bao nhiêu bức ảnh đã được chụp để ghi lại cảnh tượng tan hoang của vụ sập nhà 8 tầng ở ngoại ô thủ đô Dhaka, Bangladesh. Nhưng bức ảnh đôi nam nữ ôm nhau chết của nhiếp ảnh gia địa phương Taslima Akhter là bức ám ảnh hơn cả, nói lên nỗi đau của tất cả đất chỉ trong một cảnh tượng.
“Bức ảnh đẹp một cách ám ảnh. Một vòng tay trong cái chết, sự dịu dàng vươn lên từ đống đổ nát và chạm vào chúng ta ở nơi mà con người dễ bị tổn thương nhất. Lặng lẽ nói với chúng ta. Không baogiờ nữa”, nhiếp ảnh gia Bangladesh Shahidul Alam, cây viết và là sáng lập viên của Viện nhiếp ảnh Nam Á Pathshala, nhận xét.
Bức ảnh chạm vào tim nhiều người
Bức ảnh được đăng tải trên tạp chí Time cùng bài viết cảm động của David Von Drehle:
Tôi được nhiều người hỏi về bức ảnh đôi nam nữ ôm nhau chết trong vụ sập nhà. Dù rất cố gắng, tôi vẫn không tìm được manh mối nào về họ. Tôi không biết họ là ai và quan hệ giữa họ là như thế nào.
Tôi mất cả ngày trời lùng sục quanh hiện trường vụ sập nhà, quan sát những công nhân may bị thương đang được cứu ra từ đống đổ nát. Tôi nhớ những ánh mắt sợ hãi của người thân của họ – tôi kiệt sức cả về tâm thần và thể chất. Lúc khoảng 2h chiều, tôi thấy một cặp nam nữ ôm nhau trong đống đổ nát. Nửa dưới cơ thể họ bị chôn trong đống bê tông. Máu chảy xuống từ đôi mắt của người thanh niên trông như giọt lệ. Khi tôi thấy họ, tôi không tin vào mắt mình nữa. Tôi cảm thấy như mình biết họ – họ rất gần với tôi. Tôi nhìn thấy họ vào giây phút cuối cùng họ bên nhau và cố cứu nhau, cố cứu lấy cuộc sống quý giá.
Mỗi khi xem lại bức ảnh này, tôi thấy khó chịu – nó ám ảnh tôi. Như thể họ đang nói với tôi rằng:Chúng tôi không phải con số – không chỉ là lao động giá rẻ và thân phận rẻ mạt. Chúng tôi cũng là con người như anh. Cuộc sống của chúng tôi cũng quý giá như của anh, và giấc mơ của chúng tôi cũng quý lắm.
Video đang HOT
Họ là nhân chứng của vụ tai nạn thảm khốc chôn vùi biết bao công nhân. Ở hiện trường tai nạn, con người giờ đây không khác gì con số.
Nếu những kẻ phải chịu trách nhiệm không chịu hình phạt cao nhất, thì chúng ta sẽ lại thấy thảm cảnh tiếp theo xảy ra. Tôi cảm thấy áp lực và nỗi đau cực kỳ lớn suốt 2 tuần qua khi xung quanh toàn thi thể người chết. Với tư cách một nhân chứng, tôi cảm thấy mình càn chia sẻ nỗi đau này với tất cả mọi người. Đó là lý do tại sao tôi muốn cho đăng tải bức ảnh này.
Tổng số người thiệt mạng trong vụ sập tòa Rana Plaza tính đến hôm nay đã lên tới 892. Trong khi đó, một vụ hỏa hoạn xảy ra ở xưởng may khác ở Bangladesh vừa xảy ra đã giết chết 8 người.
Vụ hỏa hoạn xảy ra ở quận công nghiệp của thủ đô Dhaka, trong bối cảnh vụ tai nạn công nghiệp lớn nhất thế giới ở tòa Rana Plaza khiến cả thế giới chấn động trước tình trạng bóc lột thậm tệ và không bảo đảm an toàn cho công nhân lao động giá rẻ ở Bangladesh.
Hôm qua, chính quyền Bangladesh cho biết đã đóng cửa 18 xưởng may vì lý do an toàn sau khi xảy ra vụ sập Rana Plaza, nơi có 5 xưởng cung cấp quần áo cho các nhà bán lẻ nổi tiếng ở phương Tây.
Khoảng 2.500 người đã được cứu khỏi đống đổ nát của tòa nhà, trong đó có có nhiều người bị thương, nhưng không biết còn bao nhiêu người vẫn chưa được tìm thấy.
Chính phủ đổ lỗi cho chủ sở hữu và chủ thầu tòa nhà 8 tầng vì sử dụng nguyên vật liệu rẻ tiền và vi phạm thiết kế xây dựng.
Ngành công nghiệp dệt may của Bangladesh, chiếm tới 80% sản lượng xuất khẩu của quốc gia Nam Á nghèo khó, xảy ra hàng loạt vụ tai nạn chết người, gần đây là vụ hỏa hoạn nhà xưởng khiến 112 người chết vào tháng 11 năm ngoái.
Theo 24h
Bangladesh: Người chết vì sập nhà lên tới 622
Số người thiệt mạng trong vụ sập nhà ở Bangladesh đã lên tới 622 người, cảnh sát cho biết công tác tìm kiếm vẫn được tiếp tục trong vụ tai nạn công nghiệp tồi tệ nhất từ trước đến nay.
Cảnh sát cho biết, tính đến đêm qua, số người thiệt mạng là 622. Nhiều thi thể đang phân hủy vẫn đang kẹt dưới đống bê tông gạch vữa của tòa nhà Rana Plaza.
Thảm họa hôm 24/2 có thể được coi là tai nạn nhà xưởng tồi tệ nhất từ trước đến nay. Vụ cháy nhà xưởng Triagle Shirtwaist ở New York năm 1911 chỉ khiến 146 người thiệt mạng. Vụ hỏa hoạn năm 2012 ở Pakistan khiến 260 người chết. Cùng năm đó, vụ cháy tại một xưởng may ở Bangladesh giết chết 112 người.
Một kiến trúc sư làm việc tại công ty thiết kế nói rằng tòa Rana Plaza không được thiết kết để chứa các thiết bị công nghiệp trọng lượng lớn, chưa kể việc nó được xây thêm 3 tầng trái phép. Các xưởng may đóng tại đây còn sử dụng một số máy phát điện cỡ lỡn. Chúng được bật lên không lâu trước khi tòa nhà bị sập.
Đau đớn vì người thân thiệt mạng vì sập nhà
Kiến trúc sư Masood Reza nói rằng tòa nhà được thiết kế năm 2004 làm trung tâm mua sắm, chứ không phải để phục vụ mục đích công nghiệp.
"Chúng tôi thiết kế tòa nhà gồm 3 tầng dành cho các cửa hàng mua sắm và 2 tầng làm văn phòng. Nhưng họ đã xây thêm 3 tầng và cho thuê xưởng trên các tầng cao nhất", Reza nói.
Quan chức nói rằng việc sử dụng vật liệu kém chất lượng kết hợp với việc máy móc tạo ra độ rung quá lớn khiến tòa nhà đổ sập.
Tòa nhà xuất hiện vết nứt lớn một ngày trước khi thảm họa xảy ra. Mohammed Sohel Rana, chủ tòa nhà, yêu cầu kỹ sư Abdur Razzak Khan giám sát. Khan nói rằng mọi người nên được sơ tán, và thậm chí cảnh sát cũng đã ra lệnh sơ tán. Tuy nhiên, một số nhân chứng nói rằng vài giờ trước khi nhà sập, Rana nói với mọi người rằng tòa nhà vẫn an toàn, nên quản lý của các xưởng may yêu cầu công nhân vào tiếp tục làm việc.
Rana đã bị bắt với cáo buộc sơ suất, xây dựng trái phép và buộc công nhân phải làm việc trong tình trạng nguy hiểm. Hình phạt mà đối tượng này phải đối mặt là 7 năm tù giam. Chưa rõ liệu ông ta có phải chịu thêm tội nào không.
Ngành công nghiệp may mặc trị giá 20 tỷ USD của Bangladesh cung cấp hàng cho các nhà bán lẻ lớn khắp thế giới. Sản phẩm may mặc chiếm tới 80% tổng sản lượng xuất khẩu của quốc gia Nam Á nghèo khó.
Vụ tai nạn trên khiến nhiều người hoài nghi về cam kết của các nhà bán lẻ thế giới nhằm bảo đảm điều kiện an toàn lao động cho công nhân.
Lương tối thiểu của công nhân dệt may Bangladesh chỉ là 38USD/tháng sau khi được tăng gấp đôi nhờ hàng loạt cuộc biểu tình bạo lực của công nhân gần đây. Ngân hàng thế giới cho biết thu nhập bình quân đầu người của Bangladesh năm 2011 chỉ là 64 USD (khoảng 1,3 triệu đồng)/tháng.
Theo Dantri
2 em bé ra đời trong đống đổ nát ở Bangladesh Thông tin hai trẻ sơ sinh ra đời trong đống đổ nát của toà nhà 8 tầng bị sập ở ngoại ô thủ đô Dhaka - Bangladesh hôm 24/4 làm ấm lòng rất nhiều người có thân nhân vẫn còn mất tích. Mẹ của các em bé này là hai nữ công nhân xưởng may, mắc kẹt dưới đống bê tông ở tầng...