Bangladesh siết chặt Facebook, Twitter và các nền tảng khác
Đây là động thái tiếp theo trong một loạt nỗ lực của Bangladesh để kiềm chế các hãng công nghệ lớn.
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina và chính phủ của bà đã thắt chặt kiểm soát mạng xã hội kể từ năm 2018
Theo Nikkei, chính phủ Bangladesh đang chuyển trọng tâm sang Facebook, Twitter và các nền tảng truyền thông xã hội toàn cầu khác trong việc mở rộng nỗ lực làm nguôi các báo cáo chỉ trích. Động thái mới nhất được đưa ra sau 3 năm kể từ khi chính phủ bắt đầu nghiêm khắc với đài truyền hình và các ấn phẩm trong nước.
Trả lời phỏng vấn của Nikkei, Bộ trưởng Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông Bangladesh Zunaid Ahmed Palak cho biết, ý định của chính phủ là “làm cho các nền tảng truyền thông xã hội trở nên có trách nhiệm hơn”.
Chính phủ Bangladesh cũng đang lên kế hoạch cho một đạo luật yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội phải lưu trữ dữ liệu người dùng trên các máy chủ trong nước. Luật mới sẽ buộc các công ty công nghệ cung cấp thông tin về tài khoản mạng xã hội mà chính phủ cho là có hành vi tuyên truyền hoặc đưa tin sai lệch.
Năm 2019, Bangladesh ban hành Đạo luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi và Đạo luật nghĩa vụ bổ sung, buộc các công ty công nghệ quốc tế phải thanh toán VAT. Facebook đã thực hiện khoản thanh toán thuế VAT trực tiếp đầu tiên cho Ủy ban Doanh thu Quốc gia trong tháng 7.2021. Google và Amazon làm theo vào tháng 8.2021.
Video đang HOT
Thuế giá trị gia tăng là khoản phí 15% trên tất cả số tiền kinh doanh thu được. Facebook kiếm tiền ở Bangladesh bằng cách bán quảng cáo cho các công ty Bangladesh và các công ty đa quốc gia. Còn Microsoft, Google, Amazon, cùng các hãng công nghệ khác bán tổng sản phẩm và dịch vụ trị giá gần 500 triệu USD ở nước này.
Song, bên cạnh những quy định mới thì tự do ngôn luận cũng là một vấn đề đáng chú ý. Chính phủ dưới thời Thủ tướng đương nhiệm Sheikh Hasina đã thông qua Đạo luật An ninh Kỹ thuật số để “ngăn chặn tội phạm mạng” hồi năm 2018, phớt lờ sự nghi ngờ của các nhà báo, những người ủng hộ nhân quyền và các bên khác. Đạo luật cho phép các cơ quan thực thi pháp luật bắt người mà không cần lệnh của tòa án, nếu có một trường hợp phát tán thông tin “sai sự thật” được ghi lại. Nó còn cho phép đưa ra án tù lên đến 5 năm, hoặc phạt tiền lên đến 1 triệu taka (khoảng 11.700 USD), hoặc cả hai.
Năm 2020, chính phủ Bangladesh yêu cầu Facebook cung cấp thông tin chi tiết về tài khoản của 897 người dùng. Được biết, gã khổng lồ mạng xã hội đã đáp ứng 44% yêu cầu. Năm 2019, chính phủ tìm kiếm thông tin người dùng trên 421 tài khoản. Dựa trên quy định các nền tảng truyền thông xã hội phải lưu trữ dữ liệu trong nước, chính phủ dự định buộc nhà cung cấp dịch vụ phải đưa bất kỳ thông tin tài khoản nào mà họ cho là cần thiết.
“Người dùng mạng xã hội luôn lo lắng liệu bài đăng của họ có ảnh hưởng hoặc đụng chạm đến sự nhạy cảm của chính phủ hay không”, Qadruddin Shishir, người dùng Facebook, người kiểm tra thông tin của một hãng tin quốc tế, nói.
Bangladesh không đơn độc trong việc thắt chặt kiểm soát mạng xã hội. Ấn Độ và các quốc gia láng giềng cũng hành động tương tự. Tại Ấn Độ, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đầu năm nay đã ban hành luật cho phép nước này kiểm duyệt nội dung trên mạng xã hội.
Facebook 'chơi xấu' ép các đối thủ hoặc là bị thâu tóm, hoặc sẽ bị 'dìm chết', nguy cơ bị toà án tuyên phải bán lại Instagram và WhatsApp
Facebook bị kiện ra tòa vì chơi xấu ép các đối thủ hoặc là bị thâu tóm, hoặc sẽ bị dìm chết.
Tờ Reuters đưa tin, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang thực hiện những bước đi mới trong vụ kiện chống độc quyền đối với Facebook Inc vào thứ năm. Cụ thể, cơ quan này bổ sung thêm chi tiết về cáo buộc mạng xã hội này cạnh tranh không lành mạnh bằng cách đè bẹp hoặc thâu tóm đối thủ.
FTC nhấn mạnh lại một lần nữa yêu cầu tòa án buộc Facebook phải bán Instagram và WhatsApp. Facebook mua Instagram vào năm 2012 với giá 1 tỷ USD và mua WhatsApp vào năm 2014 với giá 19 tỷ USD.
Đơn khiếu nại mới dài tới 80 trang - dài hơn đáng kể so với khiếu nại ban đầu và bao gồm dữ liệu bổ sung nhằm bổ trợ cho cáo buộc của FTC cho rằng Facebook là nhà độc quyền. Phần mở rộng của đơn khiếu nại cho rằng Facebook thống trị thị trường mạng xã hội cá nhân của Mỹ với hơn 65% người dùng hoạt động hàng tháng kể từ năm 2012.
Phía FTC đã cáo buộc Facebook về một "kế hoạch thâu tóm hoặc dìm chết đối thủ để phá vỡ sự cạnh tranh" trong thông cáo báo chí về đơn khiếu nại của mình.
Về phần mình, Facebook cho biết họ sẽ tiếp tục đấu tranh với vụ kiện.
"Thật không may là mặc dù tòa án đã bác bỏ đơn kiện và kết luận rằng thiếu cơ sở để yêu cầu bồi thường nhưng FTC đã chọn cách tiếp tục vụ kiện vô bổ này", một phát ngôn viên của Facebook cho biết. "Việc mua lại Instagram và WhatsApp đã được chúng tôi xem xét và minh bạch từ nhiều năm trước. Ngoài ra, các chính sách nền tảng của chúng tôi là hợp pháp".
Vụ kiện nổi tiếng của FTC chống lại Facebook đại diện cho một trong những thách thức quan trọng nhất mà cơ quan này đã đối mặt với một công ty công nghệ trong nhiều thập kỷ. Vụ việc cũng đang được theo dõi chặt chẽ khi Washington đặt mục tiêu chấn chỉnh lại sức mạnh thị trường to lớn của các Big Tech.
"Mặc dù khiến nhiều khách hàng không hài lòng nhưng Facebook đã thu được lợi nhuận khổng lồ trong một thời gian dài cho thấy rằng họ có quyền lực độc quyền. Các đối thủ mạng xã hội cá nhân của họ hầu như không thể vượt qua các rào cản gia nhập và thách thức sự thống trị của Facebook", nội dung khiếu nại sửa đổi viết.
Trong nỗ lực thể hiện sự thống trị của Facebook trong mạng xã hội cá nhân, đơn khiếu nại của FTC đã phân biệt công ty này với ứng dụng video ngắn TikTok và các trang như Twitter, Reddit và Pinterest, vốn được cho là không tập trung vào việc kết nối bạn bè và gia đình.
Đơn khiếu nại sửa đổi được đưa ra sau khi Thẩm phán James Boasberg của Tòa án Quận Columbia của Mỹ cho biết vào tháng 6 rằng đơn khiếu nại ban đầu của FTC được nộp vào tháng 12 không đưa ra được bằng chứng cho thấy Facebook có quyền lực độc quyền trong thị trường mạng xã hội.
Bắt đầu từ năm 2007, Facebook đã mời các ứng dụng vào nền tảng của mình với mục đích làm Facebook trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên sau đó, Facebook dường như nhận ra rằng một số ứng dụng có thể phát triển thành đối thủ cạnh tranh và họ quyết định chấm dứt chương trình này vào năm 2013. Tuy nhiên, dưới áp lực của Liên minh châu Âu, Facebook đã phải khôi phục lại chương trình này.
Một chuyên gia chống độc quyền cho biết ông tin rằng tòa án sẽ gặp khó khăn trong việc ra lệnh cho Facebook bán Instagram hoặc WhatsApp vì chúng đã được mua từ nhiều năm trước.
Seth Bloom của Bloom Strategic Counsel nói thêm: "Đây là một đơn kiện rõ ràng hơn khi đưa ra được nhiều chi tiết nói rằng Facebook đang thống trị mạng xã hội".
Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar, chủ tịch hội đồng chống độc quyền của Ủy ban Tư pháp Thượng viện cho biết bà rất vui khi thấy FTC quy trách nhiệm cho Facebook về một "lịch sử lâu dài về hành vi chống cạnh tranh".
Cha đẻ Ethereum: 'Blockchain sẽ đe doạ Facebook, Twitter' Tỷ phú Vitalik Buterin cho rằng tương lai của Internet nằm ở công nghệ blockchain và Facebook có thể đã sai khi đặt cược vào vũ trụ ảo metaverse. Trao đổi với Bloomberg về tương lai Internet và tiền điện tử, Vitalik Buterin, đồng sáng lập Ethereum nói: "Mark Zuckerberg rõ ràng đang cố gắng dự đoán tương lai tiếp theo của Internet...