Bangladesh: Giáo sư bị giết chết bằng dao phay trên đường đi dạy
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công giết chết một giáo sư dạy tiếng Anh tại Bangladesh. Vụ việc đang gây ra làn sóng phẫn nộ tại quốc gia này.
Hôm 23-4, giáo sư Karim Rezaul Siddique, 58 tuổi đã bị tấn công từ phía sau bằng dao phay, khi ông đang đi bộ từ nhà mình đến một trạm xe bus ở phía tây thành phố Rajshahi, để đến trường đại học giảng dạy.
Sau kết quả khám nghiệm tử thi, một thành viên lực lượng cảnh sát thành phố Rajshahi, Mohammad Shamsuddin cho biết, “Cổ của nạn nhân bị cắt ít nhất 3 lần, khoảng 70-80% đã bị cắt đứt. Thông qua những biểu hiện của cuộc tấn công, chúng tôi nghi ngờ nó do một nhóm cực đoan thực hiện nhắm đến các nhà hoạt động thế tục và vô thần”.
Hiện trường vụ tấn công giết chết giáo sư của Đại học Rajshahi
Nahidul Islam, một viên cảnh sát khác nói rằng, nạn nhân là giáo sư thứ 4 của Đại học Rajshahi bị giết chết trong thời gian qua. Trước đó, trong tháng 2-2016, một tòa án Bangladesh cũng xét xử hai chiến binh Hồi giáo vì giết chết giáo sư Mohammad Yunus.
Nguồn tin từ cảnh sát nói rằng giáo sư Siddique đã tham gia vào các chương trình văn hóa và thành lập một trường học về âm nhạc tại Bagmara, khu vực từng là căn cứ cũ của phiến quân Hồi giáo cực đoan Jamayetul Mujahideen Bangladesh (JMB).
Video đang HOT
Cái chết bất ngờ của giáo sư Siddique khiến nhiều người cảm thấy bàng hoàng. Ông Sajidul Karim Siddique, anh của nạn nhân cho biết ông Siddique là một người đàn ông điềm đạm và đơn giản, ông tập trung vào nghiên cứu giảng dạy và không hề có bất cứ mối thù hằn nào với ai. Sau vụ việc, nhiều sinh viên và giảng viên của trường Đại học Rajshahi đã xuống đường biểu tình, kêu gọi đưa kẻ sát nhân ra trước pháp luật.
Nạn nhân là giáo sư thứ 4 của Đại học Rajshahi bị giết chết trong thời gian qua
Những cuộc tấn công cực đoan tương tự như trên thường xuyên xảy ra tại Bangladesh trong những năm gần đây, mục tiêu chính nhằm vào các nhà hoạt động động thế tục và vô thần. Các cuộc tấn công đều có chung đặc điểm là kẻ tấn công đều giấu mặt, dùng dao phay và mã tấu đâm chém nạn nhân đến chết ngay nơi công cộng.
Các vụ giết người làm dấy lên sự phẫn nộ trong nước và ngoài nước, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đã yêu cầu chính phủ Bangladesh bảo vệ tự do ngôn luận trong quốc gia của mình.
Dù tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS hay Al- Qaeda nhiều lần lên tiếng nhận trách nhiệm cuộc tấn công tại Bangladesh nhưng giới chức nước này vẫn thường xuyên phủ nhận sự hoạt động của các nhóm cực đoan quốc tế trong nước, thay vào đó, đổ lỗi cho các thành viên của lực lượng Hồi giáo cực đoan bị cấm trong nước Ansarullah Bangla Team (ABT).
Theo_An ninh thủ đô
Táo tợn tấn công ở Kabul, các tay súng Taliban bị giết sạch
Lực lượng an ninh Afghanistan hôm 12-12 đã dập tắt một cuộc tấn công tự sát vào nhà khách thuộc Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Kabul, giết chết 3 tay súng Taliban sau nhiều giờ vây hãm.
2 người nước ngoài, bao gồm 1 nhân viên an ninh Tây Ban Nha, và 4 cảnh sát Afghanistan cũng thiệt mạng, theo phát ngôn viên cảnh sát Kabul, Basir Mujahid. Tại các tòa nhà gần đại sứ quán, 47 người Afghanistan và du khách nước ngoài đã được giải cứu. 9 dân thường Afghanistan bị thương.
Vụ tấn công bắt đầu lúc 18 giờ ngày 11-12 (giờ địa phương). Một nghi phạm kích nổ bom xe gần nhà khách thuộc Đại sứ quán Tây Ban Nha để 3 đồng bọn chiếm lĩnh vị trí và nhắm bắn vào lực lượng an ninh.
"Hoạt động giải cứu mất thời gian vì chúng tôi muốn cứu những người bị mắc kẹt trong các tòa nhà xung quanh. Chúng tôi cũng phải di chuyển một cách thận trọng để tiếp cận hiện trường" - cảnh sát trưởng TP Kabul Abdul Rahman Rahimi nói với Reuters.
Lực lượng an ninh Afghanistan được điều tới hiện trường Đại sứ quán Tây Ban Nha ở Kabul tối 11-12. Ảnh: Reuters
Sự cố xảy ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani trở về từ một hội nghị hòa bình khu vực ở Pakistan, nơi ông tìm kiếm sự giúp đỡ của nước này để nối lại các cuộc đàm phán bị đình trệ với phong trào Taliban.
Trong một tuyên bố cùng ngày 12-12, Taliban nhận trách nhiệm vụ việc và chế giễu chính quyền Kabul không thể ngăn chặn một cuộc tấn công vào thủ đô.
Trước đó, chiều 9-12, sân bay ở TP Kandahar, miền Nam Afghanistan bị 10 thành viên Taliban mặc đồng phục quân đội, trang bị đèn và vũ khí hạng nặng tìm cách xông vào và gây ra vụ thảm sát đẫm máu.
37 người đã thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em và 36 người bị thương (bao gồm 1 kẻ tấn công). 9 tay súng bị cảnh sát giết chết sau một cuộc đụng độ kéo dài 26 giờ.
Chính phủ Ghani đang chịu áp lực ngày càng tăng kể từ khi lực lượng NATO rút khỏi Afghanistan hồi năm ngoái. Người đứng đầu cơ quan tình báo Afghanistan - vốn phản đối ông Ghani kêu gọi sự hỗ trợ của Pakistan nhằm lập lại hòa bình - đã từ chức hôm 10-12.
P.Nghĩa (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
IS có thể tấn công châu Âu bằng vũ khí hóa học Ngày 4-4, người đứng đầu cục cảnh sát chống khủng bố Ma-rốc cho biết, lực lượng khủng bố cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) có thể sẽ tiến hành các cuộc tấn công tại châu Âu bằng vũ khí hóa học. Ông Abdelhak Khiame nói với tờ The Sun rằng, hồi tháng 2-2016, cục cảnh sát chống khủng bố nước này đã...