Bangkok “rửa” thành phố để giảm bụi, giảm độc hại ô nhiễm không khí
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm ô nhiễm không khí đã giết chết hàng triệu người, trong đó có khoảng gần 1 triệu trẻ em. Để giảm thiểu đáng kể con số thiệt hại này, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra rất nhiều biện pháp để giảm ô nhiễm không khí. Biện pháp mà Bangkok đang triển khai đó là sử dụng máy bay không người lái (drone) và mưa nhân tạo để giảm bụi không khí độc hại PM2.5.
Máy bay không người lái phun mưa tại Tòa thị chính Bangkok, Thái Lan
“Rửa” thành phố ngăn ngừa ô nhiễm
Giới chức Thái Lan cho biết, không chỉ ở Thủ đô Bangkok mà ở rất nhiều địa điểm thu hút khách du lịch nhất của Thái Lan, tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức báo động cao, thậm chí một số nơi khẩu trang y tế cũng bị “cháy hàng”, không đủ cung cấp cho người dân và du khách. Từ đó, bước đầu khi chính quyền địa phương triển khai biện pháp dùng nước rửa những con đường có lượt người qua lại đông đúc, rồi tiến hành gây mưa nhân tạo. Họ đã tiến hành “rửa” thành phố như vậy theo lịch trình vào mỗi tối thứ ba hàng tuần và khu vực tẩy rửa đầu tiên bắt đầu từ khu phía Đông Thủ đô Bangkok.
Chính quyền Bangkok cùng Quân đội Hoàng gia Thái Lan đã điều động 60 xe chở nước tẩy rửa các con phố chính. Tuy nhiên, đặc biệt hơn là Cơ quan Quản lý hành chính đô thị Bangkok (BMA) đã thuê một đội khoảng 50 chiếc máy bay không người lái (drone) phục vụ nông nghiệp thay các nhân viên môi trường làm nhiệm vụ phun nước vào không khí để giảm bụi ô nhiễm độc hại ở 6 khu vực của Bangkok. Những chiếc drone chỉ có nhiệm vụ duy nhất là phun nước sạch vào không khí. Mỗi chiếc có thể mang theo từ 5-10 lít nước và bay trên diện tích khoảng 2km2 trong vòng từ 15 đến 20 phút mỗi lần sạc.
Video đang HOT
Theo ông Silpasuai Raweesaengsoon, một quan chức của thành phố Bangkok cho biết, ngoài việc phun mưa nhân tạo để rửa sạch bụi cho các con đường và giảm bụi ô nhiễm độc hại, các drone còn có nhiệm vụ phun nước và làm sạch cây cối ở các công viên nhằm làm sạch bụi bám trên các lá cây cản trở quá trình quang hợp và sản sinh ra khí ô xy của cây xanh. “Chúng tôi đang cùng người dân đưa ra những sáng kiến đóng góp để giúp làm sạch môi trường đô thị của Bangkok. Không nên bỏ mặc để người dân phàn nàn vì họ phải hứng chịu ô nhiễm không khí quá nặng nề”, ông Silpasuai cho biết thêm.
Giải quyết khủng hoảng ô nhiễm
Cũng giống như thủ đô của nhiều quốc gia ở châu Á khác như Trung Quốc, Ấn Độ… làn sương mù dày đặc ở Bangkok, Thái Lan được tạo thành từ khói và bụi rất độc hại, đa phần chúng được thải ra từ các phương tiện giao thông, các công trình xây dựng, khai thác, các nhà máy ở các khu công nghiệp ngoại ô, hay thậm chí từ việc đốt rơm rạ sau khi thu hoạch mùa màng của nông dân ở các vùng nông thôn. Theo đánh giá của Tổ chức Hòa bình Xanh, một nhóm hoạt động vì môi trường cho thấy, Bangkok đang đứng thứ 10 trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Tình trạng ô nhiễm không khí thời gian gần đây ở Bangkok đã trở nên rất nghiêm trọng, nó đã gây nên một làn sóng dư luận rất bất mãn trên các trang mạng xã hội, truyền thông và truyền hình của Thái Lan. Theo Air Visual, giám sát chỉ số chất lượng không khí trực tuyến (AQI) độc lập, cho biết mức ô nhiễm không khí ở Bangkok đã đạt mức 156 AQI trong cả thời gian dài vừa qua. Cơ quan chuyên trách về môi trường Thái Lan đã sử dụng phép đo PM2.5 để xác định số lượng vi hạt có trong không khí, để từ đó đưa ra những khuyến cáo bảo vệ sức khỏe cũng như môi trường của người dân Bangkok.
Dù bằng cách này hay cách khác để chính quyền thành phố Bangkok triển khai nhằm bảo vệ môi trường không khí trong lành hơn. Tuy nhiên, đối với ông Tara Buakamsri, Giám đốc Tổ chức Hòa bình Xanh tại Thái Lan cho rằng, chính quyền Bangkok cần hành động nhanh và nhiều hơn nữa để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm khói bụi như giảm lưu lượng xe ô tô lưu thông trong nội đô hoặc đóng cửa các nhà máy, cơ sở chế biến gây ô nhiễm, để không còn tình trạng người dân suốt ngày phải mang khẩu trang hay hàng trăm trường học của Thái Lan phải đóng cửa như thời gian vừa qua.
Cũng giống như thủ đô của nhiều quốc gia ở châu Á khác như Trung Quốc, Ấn Độ… làn sương mù dày đặc ở Bangkok, Thái Lan được tạo thành từ khói và bụi rất độc hại, đa phần chúng được thải ra từ các phương tiện giao thông, các công trình xây dựng, khai thác, các nhà máy ở các khu công nghiệp ngoại ô, hay thậm chí từ việc đốt rơm rạ sau khi thu hoạch mùa màng của nông dân ở các vùng nông thôn. Theo đánh giá của Tổ chức Hòa bình Xanh, một nhóm hoạt động vì môi trường cho thấy, Bangkok đang đứng thứ 10 trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Theo ANTD
Thái Lan: Chống bạo lực bằng nghệ thuật
Nhóm nghệ sĩ Saiburi Looker đang nỗ lực tận dụng nghệ thuật để tái xây dựng các mối quan hệ cộng đồng và thúc đẩy hòa bình ở miền Nam Thái Lan, nơi các nhóm phiến quân đòi ly khai suốt nhiều thập kỷ qua.
Bạo lực không chỉ gây chết chóc, sự hủy hoại mà còn phá vỡ mối quan hệ cộng đồng ở khu vực phía Nam, nơi có nhiều nhóm sắc tộc sinh sống.
Chứng kiến quê hương Saiburi bị bạo lực tàn phá từ cách đây 15 năm, anh Anas Pongpraset, nhà làm phim kiêm nhiếp ảnh gia 35 tuổi, không thể dửng dưng được nữa. Thị trấn Saiburi, thuộc tỉnh Pattani, bị xếp vào loại "vùng đỏ" - dấu hiệu cho thấy địa phương này dễ xảy ra bạo lực hơn những nơi khác.
Năm 2012, anh Anas quyết định thành lập nhóm Saiburi Looker, tập hợp các nghệ sĩ trẻ có cùng chí hướng sử dụng nghệ thuật như một công cụ chống bạo lực.
Nhóm Saiburi Looker dùng nghệ thuật để kết nối cộng đồng và thúc đẩy hòa bình ở miền Nam Thái Lan Ảnh: Al Jazeera
Hoạt động của nhóm khởi đầu với việc nghệ sĩ Waearong Waeno khuyến khích vẽ những bức họa về chủ đề hòa bình trên những bức tường công cộng khắp Saiburi.
Bên cạnh đó, nhóm còn tổ chức những sự kiện nghệ thuật đa dạng như các buổi hòa nhạc (trong đó khuyến khích các nhạc sĩ địa phương hợp tác cùng nhau và biểu diễn nhiều thể loại âm nhạc) và những buổi đọc thơ (người tham gia đọc to những bài thơ nói về ảnh hưởng của cuộc xung đột đối với mình). Theo các nhà tổ chức, đây được xem là một hình thức trị liệu đối với nhiều người có mặt.
Anh Anas cho biết cả quân đội và các nhóm vũ trang không phản đối các sự kiện của nhóm. Anh cũng nhấn mạnh đến lập trường không đứng về bên nào của Saiburi Looker để ai cũng có thể tham gia
Theo đài Al Jazeera (Qatar), khoảng 20.000 vụ tấn công được ghi nhận ở miền Nam kể từ năm 2004, khiến hơn 6.000 người thiệt mạng. Ông Zachary Abuza, chuyên gia tại Trường ĐH Chiến tranh Quốc gia (Mỹ), cho rằng một trong những lý do khiến cuộc chiến vẫn tiếp diễn đến ngày nay là thiếu đối thoại hoặc thỏa hiệp thực chất giữa quân đội và phe ly khai.
Theo chuyên gia này, chính phủ Thái Lan hiện nay ít nhượng bộ các tay súng hơn và phản đối bất kỳ sự thỏa hiệp nào có thể giúp giảm bạo lực.
Xuân Mai
Theo NLĐ
Thái Lan: Đánh bom và nã súng vào cảnh sát Ngày 25-12, ít nhất 1 cảnh sát thiệt mạng, 5 người khác bị thương trong một vụ tấn công bằng bom tại tỉnh Narathiwat, miền Nam Thái Lan. Theo các nguồn tin địa phương, quả bom phát nổ tại khu vực đối diện với đồn cảnh sát tại tỉnh Narathiwat, tiếp đó một nhóm đối tượng có vũ trang đã nã súng vào...