Bảng xếp hạng hero DOTA 2 chuyên nghiệp tháng 9
Thống kê này không bao gồm những giải đấu chỉ dành cho các đội game DOTA 2 nghiệp dư.
Bảng xếp hạng này dựa theo thống kê trong 543 game đấu DOTA 2 chuyên nghiệp, trong đó 388 game ở khu vực phía Tây và 155 game ở châu Á. Thống kê này không bao gồm những giải đấu chỉ dành cho các đội game nghiệp dư.
Chú ý: Medusa được đưa vào Captain’s mode vào ngày 19 tháng 9. Các hero xếp trước được sử dụng nhiều hơn các hero xếp sau.
Ông trùm của các hero: 100% ban pick
Batrider vẫn tiếp tục làm mưa làm gió trong đấu trường DOTA 2 khi một lần nữa đứng ở vị trí số một. Là một hero đáng sợ cả từ early game đến late game, đồng thời có thể đảm nhận nhiều vị trí từ solo mid, offlane đến jungle, không có gì lạ nếu Batrider tiếp tục giữ vững vị trí này trong nhiều tháng tới.
Hero của tháng
Hero “tủ” của Kaipi và là một trong những pick khá độc đáo của đội game này, tuy không quá nổi bật ở vị trí support song bộ skill khá khó chịu của Spirit Breaker cũng mang đến nét mới mẻ trong đấu trường chuyên nghiệp của DOTA 2. Hero này đã có bước thăng tiến mạnh mẽ, từ việc xuất hiện trong lượt ban pick chỉ 10/241 game tháng trước đã tăng lên 76/543 game tháng này, tuy nhiên có vẻ đây chỉ là một pick mang tính “phá cách” còn hiệu quả của nó không thực sự rõ rệt.
Tier 1: thường xuyên được ban/pick
Không có gì ngạc nhiên ở danh sách này, trong đó Naga sau màn trình diễn tốt tại TI 3 đã trở nên nổi bật hơn với 521 lần được nhắc đến trong quá trình draft và tiến rất gần tới vị trí số 1 của Batrider.
Tier 2: đôi lúc bị ban, thường xuyên được pick
Sau một tháng 8 không thành công do sự xuất hiện bá đạo của Outworld Devourer ở vị trí solo mid thì Queen of Pain đã được các đội game chú ý đến nhiều hơn. Cùng với đó là Clockwerk và Timbersaw, cho thấy các team đã có nhiều lựa chọn hơn cho vị trí offlane chứ không chỉ dừng lại ở những pick quen thuộc.
Đáng chú ý là Alchemist đã bớt “hot” so với tháng trước. Nguyên nhân của sự sụt giảm này có lẽ là do hắn ta ít được pick hơn cho vai trò support khi có sự xuất hiện của nhiều gương mặt mới như Spirit Breaker hay Abandon.
Tier 3: ban/pick tùy theo chiến thuật
Sau khi được add vào Captain’s mode thì Troll Warlord và Elder Titan đã mở ra nhiều lựa chọn hơn cho các đội ở vị trí solo mid và offlane. Nhưng có lẽ 2 hero đó cũng chỉ dừng lại ở thứ hạng này khi mà hiện tại có nhiều hero có thể làm tốt hơn chúng. Trong khi đó, xu hướng sử dụng các support cứng cáp có thể tank hoặc chạy trốn đã khiến cho Shadow Demon không còn được trọng dụng nhiều.
Tier 4: hiếm khi được ban/pick
Sau khi bị nerf thì Magnus tiếp tục không được nhiều team lựa chọn. Cùng với đólà sự đi xuống của Beast Master, Leshrac và Tinker. Ở chiều ngược lại, Slark và Night Stalker đã được chú ý đến nhiều hơn,
Tier 5: những kẻ bị ruồng bỏ
Các đội game đã có nhiều thử nghiệm với các carry “mới” như Phantom Assasin hay Drow Ranger, tuy nhiên điều này khó cỏ thể trở thành xu hướng lâu dài.
Hoàn toàn không được pick
Vẫn là những gương mặt quen thuộc ở tháng trước, tuy nhiên cũng khá lạ khi không có team nào dám mạo hiểm sử dụng Death Prophet hay Necrolyte ở ít nhất một game đấu, mặc dù hai hero này không đến nỗi quá vô dụng.
Video đang HOT
Không có trong Captain’s Mode
Theo VNE
Hướng dẫn chơi Supporter DotA 2 từ cơ bản đến nâng cao
Ở series bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng để giới thiệu và hướng dẫn các bạn chơi DotA 2 ở vị trí supporter một cách hiệu quả.
Supporter không phải là một vị trí được ưa chuộng, khi người chơi thường không giết được nhiều mạng hay có sức mạnh áp đảo đối phương như các carry farm chính. Nhưng, có thể nói supporter là một vị trí khá vui và dễ - dễ để chơi nhưng cực kì khó để nắm vững. Vì thế, supporter cũng là vị trí mà những bạn mới làm quen với DotA 2 hay chơi nhưng mặc dù vậy, supporter vẫn là một role mang tính quyết định cho một trận đấu ngay từ khi mới bắt đầu.
Trước hết ở bài viết đầu, mình sẽ hướng dẫn cho các bạn chơi một supporter tròn vai ở mức độ cơ bản.
Supporter là những heroes nào?
Khá khó để có thể có một định nghĩa chính xác những hero nào là supporter, hay những hero nào không phải. Chính bởi sự đa dạng trong chiến thuật và lối chơi mà quyết định nên một hero sẽ đóng vai trò nào. Ta có thể thấy trong nhiều giải đấu, Alchemist được sử dụng như một carrier farm chính rất nhiều lần, nhưng cũng có lúc, Puppey (người chơi vị trí supporter cho Na'vi) lại chính là người cầm Alchemist dưới vị trí support và cũng làm rất tốt.
Nhưng, có thể nói chung, những hero có khả năng ở vị trí này là những hero không phụ thuộc quá nhiều vào khả năng tấn công bằng tay, đó là những hero có các disables mạnh hay AoE hữu ích trong combat, teamfights.
Chính vì tính chất ít phụ thuộc vào khả năng tấn công bằng tay mà dựa vào skill là chủ yếu, các supporter mạnh nhất vào giai đoạn đầu và giữa game.
Những heroes được xếp loại supporter trong DotA 2, tuy nhiên đây không phải là tất cả.
Tại sao phải có supporter?
Có thể nói, tài nguyên trong DotA chia làm 2 dạng: Tiền và điểm kinh nghiệm. Và số lượng tiền hay điểm kinh nghiệm có thể kiếm được là khá giới hạn. Trong giai đoạn đầu game, mỗi 30 giây, chỉ có 12 creep ở 3 lane và mang lại một lượng giới hạn tiền và kinh nghiệm nhất định cho 5 heroes.
Và, lượng tài nguyên trong game sẽ cho hiệu quả tốt hơn khi dồn vào 2-3 heroes nhất định thay vì dàn trải cho cả 5 heroes. Chính vì thế, chúng ta nên đầu tư lượng tài nguyên hạn hẹp này cho những hero lệ thuộc nhiều vào item và kinh nghiệm như các carriers, mid heroes, và tất nhiên, supporters sẽ là những người sau cùng trong danh sách.
Đối với một game đấu pub, một đội hình lý tưởng sẽ có 2 supporter hỗ trợ ở 2 lane (sơ đồ 2-1-2) để phát huy tối đa hiệu quả của 3 hero còn lại một cách tốt nhất.
Những quy tắc cần nhớ:
Phải:
- Đảm bảo team có courier.
- Cắm Observer Ward một cách cần thiết.
- Deny creep nếu có thể
- Lên những item giúp ích cho team tùy tình huống ( Observer Ward, Sentry Ward, Dust of Appearance, Smoke of Deceit, Mekhansm, Pipe, Vladmir's Offering...).
- Đặt mạng sống của đồng đội lên trên bản thân (nhưng nếu chết mà không giải quyết được gì thì đừng).
Đừng:
- Last hit creep của carrier.
- KS mạng của các vị trí khác (khi chắc chắn giết được).
- Farm quá lâu.
- Bỏ lỡ các combat của team.
Giai đoạn quan trọng nhất: Early game
Đây là giai đoạn quan trọng nhất với một supporter, sau khi đảm bảo cho team có một Observer ward và một courier (bạn có thể gọi một supporter khác mua hộ gà), hãy dồn tiền vào các item regen trụ lane như tango, clarity, healing salve, các item stats rẻ như iron branch (bạn có thể mua đồ theo hướng dẫn mặc định của game, hay sử dụng các hướng dẫn khác của cộng đồng được tích hợp sẵn trong game).
Ở ngoài lane, sẽ có 4 việc một supporter như bạn phải đảm bảo:
- Giúp carrier/ hero đi cùng lane được farm
- Harass đối phương
- Lure creep rừng để kiếm thêm tiền và kinh nghiệm cho riêng bạn.
- Cắm mắt ở những vị trí cơ bản
1. Giúp hero đi cùng lane farm:
Nhắc lại các nguyên tắc vàng phía trước, đừng last hit creep của hero đi cùng lane. Supporter nên luyện tập để có một kĩ năng last hit nhất định (bạn có thể tập với bot, với các mức độ từ easy đến unfair) nhằm biết lúc nào nên phụ hit và deny creep để đảm bảo hero đi cùng last hit được creep và có một lane dễ thở.
Một mẹo nhỏ cho các bạn khi giúp hero last hit dưới trụ, thông thường dame của supporter sẽ rất nhỏ nên chúng ta có thể áp dụng công thức last hit như sau:
- Với creep range: bạn đánh trước 1 hit, sau đó đợi trụ bắn 2 hit, chắc chắn creep sẽ còn 1 ít máu để carrier last hit dễ dàng.
- Với creep thường: Tương tự, bạn cũng chỉ việc đánh trước 1 hit, nhưng lần này trụ sẽ phải đánh tới 5 hit mới đến lượt hit kết liễu của carrier.
Lưu ý nếu hero đi cùng lane bạn có dấu hiệu sẽ bỏ sót creep nào thì đừng ngại ngần mà last hit nhé.
2. Harass đối phương
Ngoài việc giúp carrier last hit và deny creep, không thể không nhắc đến việc harass hero đối phương. Bạn có thể harass đối phương bằng tay hoặc skill, tùy hero support và nếu có thể, hãy cố gắng giết luôn với sự trợ giúp của hero đi cùng.
Đừng tiếc skill để harass, nhưng hãy cân nhắc mana để đảm bảo mình vẫn còn một skill nào đó trong những trường hợp khẩn cấp. Việc harass hero đối phương bằng đánh thường hay skill đều đem lại cho họ một cảm giác không dễ chịu và sẽ phải suy nghĩ khi muốn last hit hay gây khó khăn cho hero cùng lane bạn, riêng điều này đã mang lại một lợi thế không nhỏ cho game đấu.
Tránh đừng quá ham harass đến mức bỏ quên deny hay lên quá cao và đặt bản thân mình vào vị trí nguy hiểm. Nên nhớ, không phải supporter là có quyền chết bừa bãi, mà hãy làm cho cái chết ấy có giá trị cho team.
3. Lure creep rừng
Khá đơn giản, việc lure creep rừng giúp bạn vừa có thêm tiền và kinh nghiệm, đồng thời giúp deny creep nhằm giảm lượng kinh nghiệm mà đối phương nhận được.
Bạn có thể lure bằng cách canh đồng hồ trong game vào giây thứ 15 hay 45, tấn công bãi rừng và kéo ra lane như hình.
Đối với Radiance.
Đối với Dire.
Lưu ý, bạn chỉ nên lure khi hero cùng lane đang farm được và không chịu sức ép lớn từ đối phương, nếu ngược lại, bạn nên ra lane và hỗ trợ hero đi cùng mình.
Nên nhớ luyện tập last hit creep rừng để tối đa hóa số gold bạn nhận được nhé.
4. Cắm mắt ở những vị trí cơ bản
Cắm mắt là việc cực kì quan trọng trong một game DotA 2. Cắm mắt giúp bạn nhìn thấy một vùng bản đồ nào đó, từ đó nhận biết những cuộc gank hay kiểm soát bản đồ tốt hơn.
Ở giai đoạn early game, các supporter nên chú trọng việc cắm mắt ở khu vực 2 rune (ưu tiên rune bot đối với Radiance và rune top đối với Dire, vì đó là 2 lane mà carrier farm) để mid dễ dàng kiểm soát rune cũng như cảnh báo những đợt roam từ mid hay support đối phương. Một cặp Observer ward có giá 150 gold, mỗi ward sẽ cho sight trong 1600 range và sẽ tồn tại trong 6 phút sau khi cắm.
Đây là một số nơi để ward phổ biến:
Vị trí ward ở rune top này cho phép kiểm soát rune top và những cuộc gank từ mid.
Vị trí ward ở rune bot, tương tự như trên.
Các bạn lưu ý, ngay sau khi ward đầu tiên mất lúc 6 phút, các bạn nên cắm lại mắt ngay ở các vị trí này.Vì phút thứ 6 là lúc bắt đầu đêm xuống, các hero đi mid và các support đối phương sẽ lợi dụng màn đêm và di chuyển nhằm tìm kiếm mạng.
Giai đoạn mid game
Ở giai đoạn này, các combat xảy ra nhiều hơn và những supporter chính là những nhân tố quyết định cho team, khi sức mạnh của các skill vẫn còn mạnh mẽ. Bạn nên tham gia các đợt push/ def/ gank của team cũng như đảm bảo cắm mắt cho team mình. Nên nhớ, hãy có mặt ở những teamfight nhiều nhất có thể, và luôn luôn mang theo mình Town Portal Scroll để cứu đồng đội ở những tình huống đối phương gank lẻ.
Hãy tiếp tục ward, chú ý hơn đến vị trí của Roshan.
Giai đoạn late game
Đây là lúc carrier của cả 2 team thể hiện sức mạnh của mình đối với các heroes khác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là supporter trở nên vô dụng, ngược lại, những skill disable như stun, hex, ... đều có tác dụng rất lớn lúc này.
Đây cũng là lúc Roshan trở nên quan trọng và mang tính quyết định, luôn cắm mắt ở khu vực này đồng thời triển khai những smoke gank tùy tình hình của team, và nên nhớ đừng bao giờ đi một mình.
Những sai lầm thường thấy của các supporter
Supporter không có nghĩa là chết một cách vô ích, sau đây là những sai lầm thường thấy và dễ dẫn đến tình trạng feed liên tục của bạn.
- Mua quá nhiều item hỗ trợ (Gà, up chim, mắt) ngay khi vào game.
Việc này dẫn đến sự thiếu hụt các item regen và bạn sẽ khó có thể làm gì trong giai đoạn cực kì quan trọng này. Hãy chia sẻ gánh nặng item hỗ trợ này cho một supporter khác.
- Up chim ngay khi vào game.
Thực tế, hành động này không có ý nghĩa nhiều, vì trong 3 phút đầu game việc sử dụng gà là rất ít. Tuy nhiên, bạn nên up chim ngay khi có thể.
- Harass một cách "quá cố".
Việc harass hero đối phương là rất tốt, nhưng đừng harass một cách không suy tính và chịu thiệt hại nặng hơn về phía mình. Bạn có lẽ cần phải nắm vững "creep aggro" để harass một cách hiệu quả.
- Đi gank không suy nghĩ.
Việc đi gank không tính toán sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng đi lòng vòng mà không được gì. Nếu không chắc chắn sẽ gank được ai, hãy cứ ở lại lane hoặc lure creep rừng kiếm thêm tiền và kinh nghiệm.
- Quá cố gắng cắm mắt.
Việc đi cắm mắt là rất cần thiết nhưng đôi khi lại rất nguy hiểm, vì đôi khi đó là vùng kiểm soát của phía đối phương. Hãy luôn cẩn thận và tốt nhất là nhờ sự trợ giúp để cắm mắt. Tương tự với việc phá mắt, nhiều supporter đã mắc sai lầm khi quá cố gắng phá mắt (đồng nghĩa với việc đứng im attack trong vòng 3-4 giây ở lãnh địa đối phương) và mất mạng trước khi phá được mắt của họ.
- Cắm quá nhiều mắt.
Cắm mắt là rất cần thiết, nhưng bên cạnh đó bạn cũng cần phải đảm bảo được item của mình. Đừng để cuối game chỉ có được đôi giày vì tốn quá nhiều tiền vào việc cắm/ phá ward. Nên nhớ, một supporter giàu là một supporter đáng sợ.
Kết
Trong phạm vi bài viết này, còn rất nhiều vấn đề chưa được nói đến của một supporter. DotA 2 là một game vô cùng phức tạp và chúng ta sẽ làm quen với việc block camp/ deward block camp, các vị trí cắm mắt tùy tình huống, kĩ năng lure/ stack creep và sự quan trọng của chúng. Nếu có bất kì thắc mắc hay vấn đề nào, bạn có thể comment vào bài viết và mình sẽ cố gắng để giải đáp trong những kì tới.
Theo VNE
Naga Siren tại DOTA 2 TI3 - Từ Carry chuyển thành Support Năm thứ 2 liên tiếp Naga Siren là một sự lựa chọn quan trọng trong metagame ở DOTA 2 The International, nhưng năm nay cô nàng lại tỏa sáng ở vị trí support. Trong tổng số 43 game DOTA 2 được pick, Naga chỉ được farm trong 6 trận đấu. Tỉ lệ thắng thua của cô là 24-19 (55,8%), trong khi chỉ đạt...