Băng tuyết tại Pháp khiến giao thông đi lại khó khăn
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, tuyết rơi và băng giá đang càn quét nhiều tỉnh phía Bắc nước này khiến giao thông đi lại khó khăn.
Nhiệt độ hạ nhanh khiến tuyết rơi nhiều. Ảnh: Nguyễn Tuyên/TTXVN
Trung tâm giám sát giao thông quốc gia đã cảnh báo về tình trạng “nhạy cảm” trên trang Bison Futé, một phần mềm phản ánh giao thông thực tế tại Pháp.
Trung tâm khí tượng thủy văn Météo-France cho biết các trận mưa lớn kéo theo mưa tuyết và băng giá từ hôm 17/1 đến nay đang khiến điều kiện đi lại khó khăn trên các con đường ở miền bắc nước Pháp. Nhiệt độ hạ nhanh đã khiến tuyết rơi nhiều và nước mưa đọng lại thành băng tại nhiều khu vực, đặc biệt ở vùng le-de-France và Hạ Normandy. Hôm nay, 18/1, 25 tỉnh đã báo động cam về tình trạng băng tuyết.
Nhiệt độ hạ nhanh khiến tuyết rơi nhiều. Ảnh: Nguyễn Tuyên/TTXVN
Mặc dù cho đến sáng nay, tuyết đã ngừng rơi nhưng nhiều tỉnh vẫn đặt mức cảnh báo ở màu cam. “Ở một số khu vực tuyết đã ngừng rơi, tùy thuộc vào lượng tuyết và tình trạng mạng lưới đường bộ, cảnh báo cam sẽ ít nhiều được gỡ bỏ”, các chuyên gia khí tượng học thuộc Météo-France đã cho biết và chỉ rõ: “Hết mưa, không nhất thiết có nghĩa là đã kết thúc tình trạng trơn trượt”.
Theo dự báo, đợt băng tuyết này sẽ chuyển dịch dần xuống phía Nam, trải rộng ở các vùng Centre-Val de Loire, Champagne-Ardenne, sau đó là Grand Est và Burgundy-Franche-Comté. Còn các vùng phía Bắc, nhiệt độ sẽ giảm mạnh hơn với nguy cơ đóng băng cao hơn. Về lượng tuyết, Météo-France cũng dự kiến sẽ tích tụ khoảng 5 – 10 cm trên khu vực bao gồm vùng Ile-de-France, Champagne-Ardenne và Normandy.
Video đang HOT
Để đảm bảo giao thông, các tuyến đường và vỉa hè được rải muối và cảnh báo băng tuyết. Ảnh: Nguyễn Tuyên/TTXVN
Tình hình giao thông được đặt trong tình trạng “cần giám sát và thận trọng”. Trong đêm, các biện pháp phòng ngừa trên diện rộng đã được thực hiện đặc biệt trên các tuyến đường cao tốc ở phía Bắc nước Pháp, từ bờ biển Normandy đến Nord-Pas-de-Calais, bao gồm cả phía Bắc vùng Paris. Để tránh sự hỗn loạn do băng tuyết gây ra, các xe dọn tuyết đã được huy động, xe rải muối chạy khắp các đường cao tốc.
Việc lưu thông các phương tiện chở hàng nặng trên các tuyến đường của các tỉnh Nord Pas-de-Calais, Somme, Oise và Aisne đều bị cấm. Tốc độ lái xe trên đường cao tốc đã được giảm 20 km/h so với quy định thông thường và chính quyền cảnh báo người dân nên về nhà trước 7h tối. Nhờ đó số vụ tai nạn được các công ty đường cao tốc báo cáo thấp hơn nhiều so với đợt tuyết cách đây một tuần.
Cơ quan giám sát giao thông cũng cảnh báo: “Mặc dù các cơ quan chức năng đã hết sức cẩn thận để dọn đường và duy trì chúng trong tình trạng tốt, nhưng điều kiện đi lại vẫn có thể rất khó khăn nên người dân vẫn phải luôn cẩn trọng khi tham gia giao thông trong bối cảnh băng tuyết”.
EU cảnh báo leo thang bạo lực sau khi đàm phán Serbia và Kosovo thất bại
Căng thẳng giữa Serbia và Kosovo đã bùng phát trở lại, có nguy cơ trở thành cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất giữa hai bên trong những năm gần đây.
Từ trái sang: Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell, Đặc phái viên EU về Đối thoại Kosovo-Serbia Miroslav Lajcak và nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti. Ảnh: DPA
Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com, EU ngày 21/11 đã cảnh báo về "sự leo thang và bạo lực" sau khi Serbia và Kosovo không đạt được thỏa thuận trong cuộc đàm phán khẩn cấp ở Brussels để chấm dứt mâu thuẫn kéo dài về biển số xe do người thiểu số Serbia ở Kosovo sử dụng.
"Sau nhiều giờ thảo luận, hai bên đã không đạt được một giải pháp vào hôm nay", đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell nói với các phóng viên ở Brussels sau cuộc đàm phán kéo dài hơn 8 giờ không có kết quả.
Ông Borrell nêu rõ: "Cả hai bên đều chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự thất bại của cuộc đàm phán ngày hôm nay và về bất kỳ sự leo thang bạo lực nào có thể xảy ra trên thực địa trong những ngày tiếp theo".
Theo ông Borrell, EU đã đưa ra một đề xuất có thể tránh leo thang căng thẳng hơn nữa và đề xuất này đã được Tổng thống Serbia Aleksandar Vui chấp nhận nhưng nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti không đồng ý.
Ông Borrell cũng bày tỏ thất vọng và cho biết ông sẽ thông báo cho các quốc gia thành viên EU về việc cả Serbia và Kosovo "thiếu tôn trọng các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của họ, đặc biệt là với Kosovo", cảnh báo rằng, dựa trên cam kết của họ đối với tiến trình gia nhập EU, cả hai nên hành động phù hợp.
"Điều này gửi một tín hiệu chính trị rất tiêu cực", ông Borrell nêu quan điểm, đồng thời cho biết thêm rằng tình hình hiện tại sẽ tồi tệ hơn so với hồi đầu tháng 8 năm nay.
"Tôi đã nói rất rõ ràng với cả hai nhà lãnh đạo rằng nếu việc gia nhập EU là mục tiêu cuối cùng của họ, mục tiêu mà cả hai đã cam kết, chúng tôi hy vọng họ sẽ hành động phù hợp với mục tiêu đó", ông Borrell tuyên bố, đồng thời kêu gọi Kosovo đình chỉ ngay lập tức các bước tiếp theo liên quan đến việc đăng ký lại phương tiện ở phía Bắc Kosovo và yêu cầu Serbia đình chỉ cấp biển số mới, cho phép cả hai bên có "không gian và thời gian để tìm kiếm một giải pháp bền vững".
Về phần mình, Tổng thống Serbia Vui nói với các phóng viên sau cuộc họp ở Brussels: "Phía Serbia hoàn toàn mang tính xây dựng và chúng tôi đã chấp nhận các văn bản đã được sửa đổi 10 lần, nhưng phía Kosovo không muốn chấp nhận bất cứ điều gì".
Đáp lại, ông Kurti cho biết Kosovo sẵn sàng tổ chức các cuộc gặp tiếp theo để bình thường hóa quan hệ với Serbia, nhưng không chỉ để giải quyết một vấn đề duy nhất. Ông Kurti nói: "Chúng tôi không thể biến mình thành những nhà lãnh đạo chỉ giải quyết vấn đề về biển số ô tô mà không đề cập đến cách bình thường hóa quan hệ giữa hai bên".
Trong khi đó, người phát ngôn của EU Peter Stano cho biết "bất kỳ tuyên bố nào cho rằng EU đang từ bỏ đề xuất bình thường hóa quan hệ giữa Kosovo và Serbia, vốn được Đức, Pháp và Mỹ ủng hộ, là sai sự thật".
Ông Stano lưu ý phía EU mong muốn cả hai bên "tránh leo thang, điều này đòi hỏi họ phải hành động ngay lập tức - Kosovo ngừng thực hiện các hình phạt và Serbia không ban hành biển số xe mới". Ông Stano nhấn mạnh: "Không thể có bất kỳ cuộc đàm phán nào về bình thường hóa quan hệ với mối đe dọa bạo lực hiện tại".
Tuy nhiên, chính quyền Kosovo cho biết họ sẽ bắt đầu phạt tiền từ này 22/11, khi thời hạn bắt đầu thực hiện phạt tiền đối với những công dân không xuất trình biển đăng ký ô tô do các cơ quan Kosovo cấp hết hạn. Kế hoạch theo từng giai đoạn bao gồm các cảnh báo, phạt tiền và nặng hơn là cấm lái xe vì từ chối đổi biển số với lệnh cấm hoàn toàn có hiệu lực vào tháng 4 tới.
Kosovo, vẫn chưa được Serbia công nhận độc lập và là nơi sinh sống của đa số người dân tộc Albania, muốn khoảng 10.000 chủ sở hữu ô tô người Serbia sống ở Kosovo vẫn mang biển số Serbia được cấp trước năm 1999 chuyển sang biển số do Kosovo cấp.
Kế hoạch này đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ và đôi khi trở thành bạo lực của những người Serbia sống ở phía Bắc Kosovo mà họ cho rằng đã bị Serbia khuấy động.
Kể từ ngày 1/11, khi Kosovo bắt đầu thực hiện kế hoạch từng bước đăng ký lại những chiếc ô tô có biển số của Serbia, căng thẳng giữa Kosovo và Serbia đã gia tăng.
Ai Cập, Đức, Pháp và Jordan kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Dải Gaza Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, các Ngoại trưởng Ai Cập, Đức, Pháp và Jordan ngày 11/5 đã kêu gọi chấm dứt đổ máu tại Dải Gaza sau nhiều ngày giao tranh giữa các nhóm vũ trang Palestine với Israel. Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 11/5/2023. Ảnh: AA/TTXVN Trong một tuyên bố chung, Ngoại trưởng...