Bằng tốt nghiệp lỗi chính tả: ‘Chỉ là sai sót nhỏ’
Phát hiện lỗi chính tả ghi trên bằng tốt nghiệp đại học, các sinh viên khoa Du lịch (Đại học Huế) đã kiến nghị với phòng Đào tạo của trường nhưng đơn vị này lại không có động thái nào sửa sai và còn cho rằng đấy chỉ là lỗi nhỏ.
Theo phản ánh của sinh viên, phần sai chính tả nằm phía trong bằng ở mặt giấy bên trái. Tháng 7 phải được ghi là &’July’, nhưng trong bằng lại ghi là &’Yuly’.
Ông Nguyễn Đức Cường, Tổ trưởng Tổ Đào tạo – Công tác sinh viên cho biết, lỗi này do phía in ấn của nhà trường, ở bộ phận đánh máy. “Phôi trống bằng tốt nghiệp ĐH được nhận từ Đại học Huế. Sau đó tiến hành in tại Tổ Đào tạo, rồi gửi lên Ban chủ nhiệm khoa để kiểm tra. Tiếp theo là chuyển qua Ban Đào tạo Đại học Huế để trình ký” – ông Cường cho biết về quy trình làm bằng tốt nghiệp ĐH.
Như vậy, để hoàn chỉnh một bằng tốt nghiệp đại học phải trải qua rất nhiều quy trình ở nhiều đơn vị khác nhau: từ Đại học Huế chuyển tới Tổ đào tạo, Ban Chủ nhiệm khoa rồi đến Ban Đào tạo của trường. Để xảy ra sai sót trong trường hợp này, không thể đổ tại lý do “đánh máy” như lời của ông Cường vì đó là hệ quả của việc cả một bộ máy nhân sự không kiểm tra và rà soát cẩn thận dẫn đến xảy ra sai sót cơ bản về nghiệp vụ. Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường chưa sát saotrong chỉ đạo, kiểm tra nên mới để xảy ra sự việc đáng tiếc trên.
Tháng 7 phải được ghi là &’July’, nhưng trong bằng lại ghi là &’Yuly’ (vòng tròn đen góc phải).
Và trong khi 262 sinh viên cầm trong tay bằng tốt nghiệp “lỗi” đang hoang mang, điêu đứng vì không thể công chứng bằng, các lá đơn xin việc bị “dậm chân tại chỗ”, sinh viên bị mất các cơ hội nghề nghiệp, những người có dự định đi du học cũng bị gác lại… thì Trưởng khoa du lịch – PGS.TS Bùi Thị Tám vẫn khẳng định: “Chắc chắn cầm bằng này làm việc ở Việt Nam không có vấn đề gì lớn vì sai lỗi tiếng Anh”. Và theo ý của Trưởng khoa, những lỗi nhỏ như thế này thì có thể bỏ qua được.
Thay vì nhận lỗi trực tiếp vì những sai sót đối với học trò trong khoa, phát biểu của Trưởng khoa Bùi Thị Tám đã gây nên nhiều bức xúc đối với sinh viên và gia đình của họ. 4 năm khổ công học tập với hy vọng có được nhiều cơ hội nghề nghiệp trong đời nhưng rồi đến lúc ra trường, nhận về một tấm bằng tốt nghiệp không có giá trị gì trong hồ sơ xin việc nhưng Trưởng khoa đã nhìn nhận sự việc một cách rất bình thường, không có gì to tát. Đối với những người vô trách nhiệm thì có thể coi đây là chuyện nhỏ, còn đối với 262 sinh viên và thêm vào đó là 262 gia đình phía sau họ, đây thực sự là chuyện bức xúc và vô cùng hệ trọng.
Tổ trưởng Tổ Đào tạo – Công tác sinh viên cho rằng việc sai chính tả trong bằng tốt nghiệp là lỗi nhỏ; Trưởng khoa nhận định “không có vấn đề gì lớn”. Nhà trường cho biết sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để cấp lại bằng tốt nghiệp mới cho sinh viên nhưng công tác này sẽ chậm vì …nhà trường đang còn bận đi du lịch.
Như vậy, thay vì sửa chữa sai sót một cách nhanh chóng, khẩn trương vì nó là động thái sửa sai trực tiếp cơ chế quản lý, giám sát không chặt chẽ trong công tác quản lý của nhà trường và quan trọng là ảnh hưởng tới quyền lợi của hàng trăm sinh viên nhưng nhà trường lại làm việc một cách rất “lề mề”. Kéo theo đó là rất nhiều hệ lụy mà sinh viên phải gánh chịu vì sự chậm trễ này.
Video đang HOT
Theo Người Đưa Tin
Dự án "rùa bò", dân dài cổ chờ tái định cư
Sau 5 năm thi công, thời gian thực hiện dự án sắp kết thúc, nhưng công trình đường Trần Nguyên Hãn (phường Đông Giang, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) vẫn dang dở. Hàng trăm hộ dân nằm trong diện giải tỏa phải mòn mỏi chờ đợi ngày tái định cư...
Thi công ì ạch...
Dự án đường Trần Nguyên Hãn được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt tại Quyết định số 2462/QĐ-UBND ngày 27/11/2009 với tổng mức đầu tư là hơn 143 tỷ đồng, thuộc dự án nhóm B, kết thúc vào năm 2014. Dự án bao gồm: Tuyến chính đường Trần Nguyên Hãn có chiều dài 1,64 km; khu tái định cư rộng 10,3 ha, xây dựng hoàn thiện đường giao thông, thoát nước, cấp điện, cấp nước, san nền, phân lô, bố trí dân cư gồm 228 lô; tuyến quy hoạch số 4 với chiều dài 535,34m, nối từ tuyến chính đường Trần Nguyên Hãn đi qua khu tái định cư, đến đường Thanh Niên.
Đơn vị thi công đang tiếp tục xây dựng hệ thống thoát nước ở khu tái định cư
Ngày 27/9/2012, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định số 1759/QĐ-UBND về việc phân kỳ đầu tư dự án đường Trần Nguyên Hãn, TP Đông Hà, giai đoạn 2010 - 2014 với tổng mức đầu tư trên 122 tỷ đồng. Theo quyết định này, ngoài một số hạng mục gồm: khu tái định cư, tuyến quy hoạch số 4 (thuộc địa phận khu phố 2, khu phố 3), tuyến đường Trần Nguyên Hãn bị cắt giảm bớt và chỉ xây dựng nền đường và thoát nước ngang, cấp nước, cấp điện một số đoạn thuộc địa phận khu phố 3.
Mặt bằng dù đã được san phẳng nhưng chưa bố trí cho hộ dân nào
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dự án trên mới chỉ thực hiện được một số hạng mục, dù đã được bố trí vốn cho dự án đến hết năm 2013 là 72,5 tỷ đồng và năm 2014 là 8 tỷ đồng.
Theo ghi nhận của PV, hiện đơn vị thi công đang tiếp tục xây dựng hệ thống thoát nước, đường sá ở khu tái định cư, hệ thống điện...Điều đáng nói, sau 5 năm thực hiện, dự án vẫn còn khá ngổn ngang, chưa có hạng mục nào được hoàn thành. Mặt bằng khu tái định cư dù đã được san bằng, cắm mốc, phân lô nhưng chưa bố trí được cho một hộ dân nào; ngoài ra, hệ thống cống thoát nước vẫn thi công dang dở, chưa có nắp đậy, cỏ dại mọc um tùm, các tuyến đường dẫn vào khu tái định cư vẫn chưa được hoàn thiện...
Nhiều hạng mục thuộc dự án vẫn còn dở dang, chưa hoàn thành
Thế nhưng, theo báo cáo của UBND TP Đông Hà (đơn vị chủ đầu tư) về tình hình thực hiện dự án đường Trần Nguyên Hãn có đề cập đến thời gian hoàn thành các hạng mục như Khu tái định cư và tuyến Quy hoạch số 4 là trước ngày 15/8/2014. Các hạng mục còn lại sẽ tiếp tục được thực hiện sau năm 2014 khi có vốn.
Mặt khác, trong số tiền 80,5 tỷ đồng đã được giải ngân, các nhà thầu còn tạm ứng ngân sách hơn 17,5 tỷ đồng, hơn 8,4 tỷ đồng gửi vào tài khoản ở kho bạc vì có hơn 20 hộ dân chưa nhận tiền giải phóng mặt bằng và không đồng ý với mức đền bù của chủ đầu tư đưa ra.
Điều khiến dư luận băn khoăn là khi nào các hạng mục của dự án trên mới được hoàn thành như các nhà thầu đã cam kết. Việc các đơn vị thi công một cách chậm rãi, ì ạch như trên thì thiệt hại kinh tế do trượt giá, ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm (?!)
"Xây không được, sửa không xong"
Trong khi dự án vẫn chưa được hoàn thiện, phần lớn hộ dân sống trên tuyến đường Trần Nguyên Hãn vẫn chưa được hỗ trợ đền bù, giải tỏa. Theo thống kê của UBND phường Đông Giang, hiện vẫn còn trên 20 hộ dân chưa nhận tiền đền bù với lý do mức hỗ trợ như vậy chưa thỏa đáng. Ngoài ra, còn có hàng trăm hộ dân sống trên tuyến đường này, thuộc diện quy hoạch của dự án phải sống trong tình cảnh "dở cười, dở khóc" vì nhà cửa của họ đã bị xuống cấp, hư hỏng nhưng không thể sửa sang được hoặc xây lại.
Nhiều trụ nhà ông Đen đã bị rạn nứt
Ông Mai Đen (79 tuổi, ở khu phố 3, phường Đông Giang), bức xúc: "Năm 2009, tuyến đường đi qua trước nhà tui được quy hoạch để nâng cấp, mở rộng. Theo đó, chủ đầu tư yêu cầu các hộ dân giữ nguyên hiện trạng ban đầu, không được cơi nới, xây dựng mới. Gia đình tui định cư ở đây từ lâu rồi, cũng chấp hành chủ trương của cấp trên. Thế nhưng, từ đó đến nay chủ đầu tư vẫn không hề đả động gì đến chuyện hỗ trợ đền bù giải tỏa hay có phương án di dời đi nơi khác, khiến tui không biết xử lý ra sao. Trong khi đó, nhà cửa đã xuống cấp, hư hỏng hết rồi. Gia đình tui rất lo lắng nếu không có biện pháp xử lý thì e rằng mùa mưa bão năm nay sẽ không trụ được". Hộ ông Đen hiện có 2 thế hệ cùng sinh sống, nhưng do nằm trong quy hoạch giải tỏa nên con trai của ông là anh Mai Chiếm Quảng dù có nhu cầu ở riêng cũng không thể xây dựng nhà.
Cùng sinh sống trên trục đường Trần Nguyên Hãn, hộ ông Mai Chiếm Lễ cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Dù gia đình ông rất muốn có sự hỗ trợ thỏa đáng để di dời đi nơi khác, trả lại đất phục vụ việc xây dựng, nâng cấp tuyến đường. Ngoài ra, hàng chục hộ khác như: Thái Văn Trường, Thái Văn Đoái,Thái Văn Nhân, Hoàng Đức Hoa, Hoàng Hữu Kế...cũng sống trong cảnh phấp phỏng lo lắng...
Do bị xuống cấp nên ông Lễ phải gia cố tạm mái nhà bằng thanh gỗ để chống đỡ vào mùa mưa
Hiện phần lớn mái nhà của ông Lễ đã bị hư hỏng buộc ông phải gia cố thêm để khỏi bị sập, phần tường cũng đã rạn nứt, mái trước nhà cũng đã bị mục ruỗng...khiến gia đình ông luôn sống trong cảnh nơm nớp, lo sợ nhà đổ bất cứ lúc nào.
Phần trước mái cũng đã bị mục ruỗng, hư hại
Ông Lễ nói: "Nếu không cho chúng tôi xây lại trên nền đất cũ thì phải có phương án gì đó chứ. Đằng này họ làm ngơ như thế, chúng tôi sửa cũng không được mà ở cũng lo lắng. Lỡ may mưa bão xô đổ, sinh mạng chúng tôi bị đe dọa thì ai chịu trách nhiệm được đây?"
Mới đây, vào ngày 4/8, khi kiểm tra dự án đường Trần Nguyên Hãn, ông Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu Ban quản lý dự án và chủ đầu tư tập trung toàn bộ nguồn vốn được giải ngân còn lại để hoàn thành các hạng mục, bởi đến tháng 11/2014 dự án sẽ kết thúc.
Đăng Đức
Theo Dantri
Ký ghi nhớ xây dựng nhà máy nhiệt điện hơn 2,2 tỉ USD tại Quảng Trị Chiều 11.7, UBND tỉnh Quảng Trị và Công ty điện lực quốc tế Thái Lan (EGATi) đã tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ về việc phối hợp triển khai thực hiện dự án "Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị". Ông Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị (đứng trước, bên phải) ký kết biên bản ghi nhớ cùng...