Băng rừng, lội suối vượt gần 150km để… rút tiền lương!
Đến thời điểm hiện tại cả huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa có trụ ATM. Tuy nhiên, hơn 1.400 cán bộ, nhân viên và người lao động ở các cơ quan, đoàn thể của địa phương nơi đây buộc phải nhận tiền lương qua thẻ ATM.
Để rút được tiền lương trong thẻ, cán bộ viên chức, nhân viên ở huyện miền núi Sơn Tây nhiều khi phải vượt qua những con đường thế này Ảnh: Nguyễn Ngọc
Trèo đèo, lội suối mang chăn, áo ấm tặng học sinh rẻo cao
Được biết, nhiều tháng qua hơn 1.400 cán bộ, nhân viên và người lao động ở các cơ quan, đoàn thể của huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi buộc phải nhận tiền lương qua thẻ ATM, thuộc hệ thống Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Quảng Ngãi. Thế nhưng, toàn huyện Sơn Tây hiện nay không có bất kỳ một trụ ATM nào. Điều này làm cho nhiều cán bộ, nhân viên bức xúc vì phiền toái.
Thầy giáo Nguyễn V. A trú tại xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, cho biết: “Kể từ đầu năm 2019 khi tiền lương hàng tháng được thực hiện trả qua thẻ ATM, cứ mỗi lần nhận lương hay muốn rút tiền chi trả sinh hoạt trong gia đình, tôi phải chạy xe hơn 70km để xuống tận huyện Sơn Hà (huyện kế bên) để rút tiền. Cũng chỉ một lý do là hiện cả huyện Sơn Tây chưa có trụ ATM nào cả.
Theo thầy A không riêng gì thầy, mà hầu hết cán bộ, nhân viên và người lao động của huyện Sơn Tây cũng phải chịu tình cảnh như vậy. “Tiền lương giáo viên như tôi thì chỉ có 2-3 triệu đồng mỗi tháng. Mỗi lần đi như vậy mất hết một buổi, đã tốn thời gian còn phải tốn chi phí nữa. Có nhiều hôm không rút được, do máy báo bị lỗi”, thầy A nói. Một số giáo viên ở các điểm trường lẻ còn phải đi bộ băng rừng, vượt suối ra trung tâm huyện, rồi chạy xe máy xuống thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà mới rút được tiền, thời gian, công sức lại càng vất vả.
Ông Bùi Thế Giới – Trưởng phòng Giáo dục huyện Sơn Tây, cho biết: “Tại nhiều cuộc họp ngành giáo dục cũng đã có ý kiến về bất cập trên. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được khắc phục. Số cán bộ, giáo viên của huyện khoảng 600 người, đông nhất trong số các đơn vị trực thuộc của huyện. Việc chi trả lương qua thẻ được thực hiện từ đầu năm học 2019-2020″.
Cũng theo ông Giới, đối với số cán bộ của huyện hay đi công tác ở đồng bằng thì không nói gì, chỉ khổ giáo viên ở các bản, vùng xa cách trở sông suối, núi đèo với đồng lương chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng. Nhiều lúc cần tiền có người phải băng rừng, lội suối chạy xe máy tính cả chiều đi lẫn về gần 150km xuống tận thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà mới rút được.
Video đang HOT
NGUYỄN NGỌC
Theo tienphong.vn
Những cái chết thảm khốc ở vùng đất cả vợ chồng đều "say cả ngày"
Cha mất, chồng đi tù, con thơ, mẹ già không người chăm sóc... là hệ lụy bởi việc uống quá nhiều rượu của không ít người dân ở huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Những câu chuyện buồn vừa xảy ra ở xứ ngàn cau sẽ không dừng lại khi đói nghèo vẫn còn ở mức cao và một bộ phận người dân vẫn còn... nát rượu.
Gia đình tan nát
Những ngày qua, ngồi thui thủi trong ngăn nhà xập xệ, chị Đinh Thị Tâm, ở thôn Ra Pân, xã Sơn Long (huyện Sơn Tây) vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau khi cha chồng qua đời vì bị chính chồng của chị sát hại. Cha chồng mất, chồng bị bắt, hoàn cảnh khó khăn, khiến chị càng trở nên tiều tụy, suy sụp. Bi kịch ấy là đỉnh điểm của một gia đình có người chồng nát rượu.
Cán bộ xã đến động viên gia đình chị Đinh Thị Tâm (áo đỏ), ở thôn Ra Pân, xã Sơn Long (Sơn Tây) sau khi gia đình chị xảy ra vụ việc đau lòng.
Chị Tâm nhớ rõ tai họa vừa ập xuống gia đình mình. Trưa ngày 15.7, khi đang vác keo thuê trên núi thì mấy đứa nhỏ trong làng chạy đến báo tin chồng chị đã giết hại cha chồng là ông Đinh Văn Yết ngay sát nhà. Bàng hoàng nghe tin dữ, chị Tâm vứt chạy thục mạng về nhà, thì thấy cha chồng mặt tái bệch nằm bất động dưới đất, còn chồng chị ngủ thiếp bên cạnh thi thể của người cha, vì say rượu. Đau đớn tột cùng, chị ngã quỵ xuống đất, rồi bất tĩnh lúc nào không hay.
Hình ảnh kinh hoàng trong buổi trưa định mệnh mãi là ký ức đau buồn trong cuộc đời chị Tâm và hai đứa con thơ nheo nhóc. Không giấu được tâm trạng dồn nén, người phụ nữ Ca Dong thổ lộ: Từ ngày lấy chồng, quần quật cả năm tôi đi làm thuê trên rẫy cho người ta.
Mỗi ngày chỉ được 120.000 đồng, nhưng nhận được đồng nào về là bị chồng giật lấy mang đi mua rượu uống hết. Mùa giáp hạt cả nhà thiếu trước hụt sau, nhưng chồng thì lúc nào cũng nhậu nhẹt tới bến. Nhiều lần muốn bỏ nhà ra đi, nhưng tôi thầm nghĩ: "Mình đi rồi ai nuôi con". Thế là đành phó mặc cho số phận đến đâu thì hay đến đấy.
Hôm chúng tôi đến thôn Ra Pân, theo chân Trưởng Công an xã Sơn Long Đinh Văn Só đến nhà chị Tâm. Trên đường đi anh Só bảo: Vụ án sát hại người thân vừa xảy ra ở nhà chị Tâm không phải là trường hợp ngoại lệ. Cách đây 4 năm, ở xóm trên, cũng có một thanh niên trong lúc say rượu đã ra tay sát hại cha mình. Những trường hợp nát rượu, lần nào họp hành xã cũng vận động tuyên truyền, nhưng nói hoài mà họ chẳng hồi tâm chuyển ý.
Các cụ lớn tuổi cũng tham gia uống rượu trong lễ hội ăn trâu.
Ở xã Sơn Long nói riêng và huyện Sơn Tây nói chung, có nhiều vụ việc đau lòng xảy ra mà nguyên nhân chính là do nghiện rượu. Kể lại vụ án mới xảy ra trên địa bàn xã, Chủ tịch UBND xã Sơn Liên Phan Huỳnh Sơn cho hay: Ở thôn Đăk Doa, xã Sơn Liên vừa xảy ra một vụ giết người mà đối tượng gây án cũng trong tình trạng say rượu.
Vào ngày 6.5.2019, ông Đinh Văn Đệ (1961) khi uống rượu say về thì đuổi đánh vợ mình. Trong lúc rượt đuổi vợ, ông Đệ vô tình gặp chị Đinh Thị Dung là hàng xóm của ông, đang giặt quần áo bên bể nước.
Nhớ lại chuyện chị Dung lúc trước thường hay khuyên ông bỏ thói quen uống rượu rồi giữa hai người xảy ra cãi vã, ông Đệ lạnh lùng dùng thanh nứa nhọn đâm chị Dung, khiến nạn nhân tử vong. Ông Sơn thông tin thêm: Cả gia đình ông Đinh Văn Đệ và chị Đinh Thị Dung đều thuộc diện hộ nghèo. Bây giờ, người chết, kẻ ngồi tù, để lại nỗi đau và gánh nặng cho cả hai gia đình.
Vợ chồng đều nghiện rượu
Chủ tịch UBND xã Sơn Long Đỗ Thanh Vượt cho biết: Toàn xã có 20 gia đình có người nghiện rượu... thâm niên. Biết hệ lụy từ nghiện rượu sẽ dẫn đến những điều xấu, chính quyền lâu nay cũng dốc hết sức, dùng mọi cách để vận động họ bỏ rượu, nhưng mặc dù cán bộ xã đã nói hết lý, hết tình, nhưng rồi cứ như "nước đổ lá khoai".
Chúng tôi đến nhà vợ chồng ông Đinh Văn Trú và bà Đinh Thị Ngoan, ở thôn Anh Nhoi 2, xã Sơn Long, một trong số những gia đình mà cả hai vợ chồng đều nghiện rượu nặng và hay xảy ra bạo lực gia đình. Khu tái định cư Anh Nhoi 2 khung cảnh vắng hoe, chỉ có số ít người già hết khả năng lao động ngồi bó gối trước những căn nhà trống hoác.
Nghe hỏi về ông Đinh Văn Trú những người lớn tuổi trong làng bảo, có thể giờ này Trú lang thang ở quán xá, hay nhậu nhẹt gì đấy với anh em trong làng. Ông Trú không có nhà, nhưng câu chuyện cười ra nước mắt về trường hợp uống rượu của vợ chồng ông thì hầu như người làng ai cũng biết.
Nam nữ thanh niên ép nhau uống rượu trong lễ hội ăn trâu.
Chuyện xảy ra khá lâu, vợ ông là chị Đinh Thị Ngoan chuyển dạ và sinh con ngay trong vườn nhà lúc đang say rượu. May mắn mẹ tròn con vuông, không lâu sau anh Trú lên xã làm giấy khai sinh cho con và đặt tên con là Đinh Văn Rượu. Cán bộ xã nghe cái tên xong giật mình, khuyên ông Trú đặt cái tên khác, nhưng ông Trú lắc đầu, một mực phải đặt tên con là Rượu mới chịu.
Trưởng Công an xã Sơn Long Đinh Văn Só lắc đầu bảo: Chắc lúc làm giấy khai sinh cho con anh Trú cũng đang chếnh choáng trong men rượu, bởi Trú say suốt ngày. Chồng uống, vợ cũng uống. Cả hai nghiện rượu, rồi cãi vã đánh nhau. Nếu nói số lần thôn, xã đến can thiệp hòa giải thì không biết bao nhiêu lần mà kể.
Cậu bé có cái tên khá hài hước Đinh Văn Rượu, con của ông Trú giờ đã lớn, nhưng cũng chỉ học cho biết chữ rồi nghỉ học giữa chừng. Nguyên nhân chính là do ba mẹ nát rượu, không quan tâm nhiều đến con cái.
Hỏi bà con mình sao uống rượu nhiều thế, Trưởng Công an xã Đinh Văn Só bảo: Uống rượu là tập tục từ lâu đời rồi. Người làng uống nhiều nhất vào các dịp lễ ăn trâu, mừng lúa mới. Mấy dịp đó uống rượu chẳng có gì đáng nói, vì đó là ngày vui của bà con, nhưng bình thường ngày nào cũng uống thì rất đáng lo. Một trong những nguyên nhân là vì người làng ngày càng thiếu đất sản xuất, lại thiếu ý chí vươn lên.
Những hệ lụy do nghiện rượu thì đã rõ. Song nếu chính quyền địa phương chỉ có thể tuyên truyền, vận động như lâu nay, thì có lẽ "tập tục" này ở xứ ngàn cau sẽ khó mà xóa bỏ, những vụ việc đau lòng rồi sẽ lại xảy ra. Nên chăng, cần làm cho những cậu bé như Đinh Văn Rượu không bỏ học giữa chừng, phải làm cho lớp trẻ thấy rõ những bi kịch từ rượu và trao cho họ sinh kế khi bước vào đời...
Theo Ngọc Viên (Báo Quảng Ngãi)
Nhặt được 32 triệu đồng, cô giáo trẻ lên MXH tìm người đánh mất Sau khi nhặt được một chiếc túi, bên trong có 32 triệu đồng tiền mặt, cô Nguyễn Thị Kim Huệ (SN 1983, trú xã Kỳ Đồng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) - giáo viên Trường THCS Kỳ Phú đã lên MXT tìm người đánh mất và trả lại. Cô giáo Nguyễn Thị Kim Huệ. Trước đó, vào khoảng 14h ngày 19/12, trên đường chở...