Bảng ngân sách đau đầu với EU
Là lần gặp cuối cùng trong năm, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels cuối tuần này có nhiều chuyện để bàn nhưng bảng ngân sách bổ sung, trong đó có phần tài trợ cho Ukraine, xem ra là vấn đề gây đau đầu nhất.
Hội nghị thượng đỉnh EU cuối tuần này có nhiều chuyện để bàn nhưng bảng ngân sách bổ sung, trong đó có phần tài trợ cho Ukraine, xem ra là vấn đề gây đau đầu nhất. (Nguồn: Adobe Stock)
Chi phí của Ukraine đang như cái thùng không đáy. Tháng 11 vừa rồi, Bộ trưởng Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko cảnh báo nước này sẽ thâm hụt ngân sách 29 tỷ USD trong năm 2023 nếu như không có sự hỗ trợ của phương Tây.
Trong kế hoạch bổ sung ngân sách nhằm trợ giúp Ukraine và trang trải các chi phí không lường trước trong EU như vấn đề di cư hay trợ cấp người lao động mất việc, châu Âu dự tính phải chi tới 66 tỷ USD, trong đó phần trợ giúp Ukraine là 50 tỷ USD.
Video đang HOT
Tuy nhiên, kế hoạch này đang gặp phải rắc rối bởi được đưa ra vào thời điểm nhạy cảm, khi sự ủng hộ Ukraine bắt đầu có rạn nứt. Thêm vào đó, nhiều thành viên EU đang phải đi vay để tài trợ cho các khoản chi tiêu khổng lồ sau đại dịch Covid-19 cũng như đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng.
Hungary phản đối việc tài trợ cho Ukraine vì cho rằng nước này vẫn để xảy ra tình trạng tham nhũng nghiêm trọng, cũng như cần xem xét lại hiệu quả sự hỗ trợ của châu Âu với Ukraine trong thời gian qua. Không những thế, Budapest còn phản đối việc thảo luận tư cách thành viên của Ukraine tại hội nghị lần này.
Một số quốc gia Bắc Âu không mặn mà với các khoản chi phí dự phòng, điều có thể dẫn đến việc các nước thành viên EU phải đóng góp bổ sung 27 tỷ Euro. Lập luận của họ là: “Chúng ta không thể cung cấp thêm tiền mặt cho Brussels vào thời điểm nền kinh tế đang gặp khó khăn”.
Sự chia rẽ đang khiến việc đạt được thỏa thuận chung ở Brussels lần này gặp khó khăn, nhất là trong việc trợ giúp Ukraine. Tất nhiên, từng thành viên EU vẫn có thể trợ giúp Ukraine theo hình thức song phương nhưng hình ảnh đoàn kết của EU sẽ bị đặt dấu hỏi.
Ukraine chịu áp lực từ phương Tây về các điều kiện viện trợ vũ khí
Để tiếp tục nhận viện trợ quân sự từ các nước phương Tây, Kiev phải tuân thủ các điều kiện cụ thể do những nước ủng hộ Ukraine đặt ra.
Bộ trưởng Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko thảo luận với đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc về về hỗ trợ tài chính cho Kiev. Ảnh: ukrinform.net
Theo bình luận của tờ báo điện tử Echo24.cz của CH Séc mới đây, hình thức hỗ trợ quân sự "không hạn chế" cho Ukraine, bao gồm đạn dược, vũ khí, xe tăng và xe bọc thép quan trọng, dường như sắp kết thúc. Để tiếp tục nhận viện trợ quân sự từ các nước phương Tây, Kiev phải tuân thủ các điều kiện cụ thể do những nước ủng hộ Ukraine đặt ra. Những điều kiện này bao gồm việc thực hiện cải cách nhà nước và các biện pháp chống tham nhũng.
Xung đột ở Ukraine đã kéo dài hơn một năm rưỡi, với sự thành công từ cuộc phản công, được phát động vào đầu tháng 6 năm nay, vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở khu vực phía Đông. Ngoài ra, Ukraine phải đối mặt với một số thách thức do điều kiện thời tiết theo mùa đặt ra, với những cơn mưa xuất hiện khiến địa hình trở nên lầy lội và khó cơ động liên quan đến các trang thiết bị hạng nặng. Điều này có thể mang lại lợi thế cho các lực lượng Nga khi họ được củng cố để sẵn sàng cho chiến lược phòng thủ.
Tình trạng khó khăn của Ukraine càng trở nên phức tạp hơn khi Mỹ, nhà hỗ trợ chính của nước này, tuyên bố rằng vấn đề viện trợ quân sự tiếp theo sẽ phụ thuộc vào việc đáp ứng một loạt điều kiện tiên quyết cụ thể. Mỹ là nước ủng hộ nhiệt tình cho Ukraine kể từ khi nổ ra xung đột và đã cung cấp viện trợ đáng kể với tổng trị giá hơn 43 tỷ USD.
Thông báo trên được đưa ra trực tiếp từ Nhà Trắng cách đây vài ngày, nêu rõ những cải cách mà chính quyền Ukraine cần thực hiện để nhận thêm hỗ trợ tài chính từ Mỹ, EU, các quốc gia G7 và các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế hay Ngân hàng Thế giới. Tài liệu đã được Mike Pyle, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng về Kinh tế Quốc tế, gửi cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Thủ tướng Denys Shmyhal và Cơ quan Điều phối các nhà tài trợ cho Ukraine.
Những đề xuất nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của các cơ quan, tổ chức và ngành khác nhau trong chính phủ Ukraine. Các tổ chức này bao gồm Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan chống tham nhũng, văn phòng công tố và toàn bộ ngành tư pháp. Những cải cách trong Bộ Quốc phòng và tất cả các cơ quan thực thi pháp luật cũng được yêu cầu.
Tài liệu nêu ra một chuỗi cải cách ưu tiên mà Ukraine phải thực hiện trong các khung thời gian khác nhau từ 0 đến 3 tháng, 3 đến 6 tháng, một năm và 18 tháng. Nhà lập pháp Ukraine Yaroslav Zheleznyak cho biết khoản viện trợ trị giá 42 tỷ USD từ các nhà tài trợ khác nhau phụ thuộc vào việc đáp ứng các yêu cầu này.
Trong khi đó, tính khả thi của việc Ukraine đáp ứng những cải cách cụ thể này với khung thời gian được chỉ định vẫn chưa chắc chắn. Ukraine cũng đã nhận được một danh sách tương tự từ EU, với 7 điều kiện cần phải đáp ứng vào cuối tháng 10 này để bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập EU. Những điều kiện này liên quan đến việc giảm ảnh hưởng của những đối tượng là "đầu sỏ chính trị" và loại bỏ những nơi sản sinh ra tham nhũng.
Tuy nhiên, Ukraine mới chỉ hoàn thành được 2 trong số 7 điểm cho đến nay. Ví dụ, Brussels đang yêu cầu khôi phục việc kê khai tài sản điện tử cho các quan chức nhà nước và chính trị gia, điều mà Ukraine đã bãi bỏ ngay sau khi xung đột bắt đầu. Phó Thủ tướng Ukraine phụ trách hội nhập châu Âu và châu Âu - Đại Tây Dương, Olha Stefanishina, đã thừa nhận sẽ mất vài năm để hoàn thành toàn bộ danh sách các yêu cầu.
Kinh tế Ukraine: Kiev không ngại ngân sách 'thủng', mọi việc đã có EU và Mỹ lo Quốc gia Đông Âu đang chìm trong cuộc xung đột quân sự với Nga hiện vẫn tự tin sẽ cân bằng được ngân sách trong năm nay, phần lớn nhờ vào sự hỗ trợ từ EU, Mỹ, IMF và các nhà tài trợ khác. Khoản ngân sách 'bị thủng' thường xuyên của Ukraine liên tục được kêu gọi lấp đầy, bởi các nhà...