Băng keo hai mặt lấy cảm hứng từ mạng nhện có thể thay thế chỉ khâu phẫu thuật
Lấy cảm hứng từ chất dính từ những con nhện sử dụng để bắt con mồi, các kỹ sư của Viện Công nghệ Massachusetts đã thiết kế một cuộn băng keo hai mặt đặc biệt có thể nhanh chóng gắn các mô lại với nhau.
Phát hiện mới chỉ được thử nghiệm trên mô chuột và mô lợn – bao gồm ruột non, dạ dày, gan và da – nhưng các nhà khoa học hy vọng nó cuối cùng sẽ thay thế chỉ khâu y tế với nhược điểm không phải lúc nào cũng hoạt động tốt và có thể gây nhiễm trùng.
Theo MIT News,họ phát hiện ra rằng loại băng mới có thể liên kết các mô trong vòng năm giây.
Có hơn 230 triệu ca phẫu thuật lớn trên toàn thế giới mỗi năm và nhiều người yêu cầu khâu vết thương, điều này thực sự có thể làm cho các mô bị nén và có thể gây nhiễm trùng, đau và sẹo. Chúng tôi đang đề xuất cách tiếp cận khác nhau để làm lành mô, ông Xu Xuanhe Zhao, phó giáo sư kỹ thuật cơ khí và là tác giả chính của nghiên cứu, nói với MIT News.
Các nhà khoa học nhận thấy để hàn gắn giữa các mô là rất khó vì nước mô trên bề mặt có thể làm cho mô trơn. Họ cũng phát hiện ra rằng keo dán mô có thể mất vài phút để hoạt động và đôi khi còn nhỏ giọt trên các bộ phận cơ thể khác.
Nhện tiết ra một vật liệu dính có chứa polysacarit tích điện hút nước từ bề mặt con mồi gần như ngay lập tức, theo BBC. Kết quả là ta có một miếng vá khô nhỏ đó mà keo có thể bám vào.
Các nhà nghiên cứu đã bắt chước “chất keo” tự nhiên này bằng cách sử dụng axit polyacrylic, đây là vật liệu được sử dụng trong tã để hút nước, theo MIT News. Họ đặt nó trên băng để hút nước từ các mô cơ thể ướt, mà theo họ cho kết quả là keo dính nhanh chóng.
Bằng cách thêm gelatin hoặc chitosan, các chuyên gia xác định họ có thể làm cho băng giữ hình dạng trong vài ngày hoặc một tháng, tùy thuộc vào nhu cầu thực tế.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp này trên phổi lợn và khí quản, hai loại cơ quan mà họ cho là rất khó lành lại khi sử dụng chỉ khâu.
Theo MIT News, sẽ rất khó khăn trong việc khâu vết thương cho các mô mềm hoặc dễ vỡ như phổi và khí quản, nhưng với băng dính hai mặt đặc biệt này của chúng tôi, trong vòng năm giây, chúng tôi có thể dễ dàng bịt kín chúng.
Các nhà khoa học cho biết họ có kế hoạch thực hiện nhiều thử nghiệm trên động vật, mặc dù họ thừa nhận còn khá lâu nữa khi áp dụng ở người.
Kim Quyền
Theo dantri.com.vn/The Fox News
Chưa kịp mừng vì bắt được ếch, ngờ đâu trăn khổ sở vì phản ứng này của con mồi
Ếch hay cóc nhái la con mồi yêu thích của họ nhà rắn, tuy nhiên không phải lúc nào con mồi này cũng dễ dàng bị hạ gục.
Một con ếch đã bị một con trăn gỗ cuba (Cuban wood snake), có tên khoa học: Tropidophis melanurus, một loài trăn không có độc như bao loài trăn khác tấn công và tìm cách ăn thịt. Liệu ý định của con trăn này có thành công hay không?
Rắn ăn thịt ếch. Nguồn: Archimedes Notebook
Khi nhận thấy mình không còn đường nào để lui nữa, con ếch đã phồng to cơ thể tối đa để có thể khiến con trăn gặp khó khăn trong việc nuốt chửng nó. Rất may, con trăn cũng có kích thước không lớn nên đã thực sự bị kích thước của con cóc làm khó dễ.
Cuối cùng, con trăn cũng không thể làm gì được con ếch đang phồng to như quả bóng. Một người đi ngang qua và chứng kiến sự việc đã giúp con ếch thoát khỏi con trăn này bằng cách gỡ con trăn ra thông qua một chiếc gậy nhỏ.
Xem video:
Cóc bị mãng xà ăn thịt. Nguồn: Miguel Reyes
Nguồn: Miguel Reyes
Theo Helino
Chuyện ma từ bác sĩ mắt của 8 đời Tổng thống Mỹ: Sự thật Theo lời kể của bác sĩ William Wilmer, mọi người trong gia đình bà H đều nghe thấy những âm thanh khó hiểu, cảm giác sự hiện diện vô hình nhưng không ai thực sự thấy bất cứ con ma nào cho đến tận tháng 1/1913. Rồi "thứ đó" xuất hiện Bà H. thấy đầu tiên. "Một hôm, giữa buổi sáng, tôi đi...