Bàng hoàng phát hiện 2 cây mai quý hàng trăm triệu đồng bị cưa tận gốc
Sáng sớm thức dậy đi ra vườn, anh Định tá hỏa khi phát hiện 2 cây mai quý cùng 1 cây lộc vừng được trồng trong vườn nhà đã bị kẻ xấu cưa ngang gốc, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Anh Lưu Minh Định (ngụ phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông) cho biết đã làm đơn đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc gia đình anh bị hủy hoại tài sản trị giá hàng trăm triệu đồng.
Anh Định đau xót trước gốc mai quý bị cưa tận gốc.
Theo anh Minh, vào khoảng 3h sáng ngày 16/3, kẻ xấu đã đột nhập vào vườn nhà anh cưa đổ 2 cây mai quý có tuổi đời từ 40 – 60 năm và 1 cây lộc vừng. “Hai cây mai vàng của tôi bán giá ít nhất cũng được khoảng 600 triệu đồng. Để có được gốc mai đẹp như vậy, tôi đã bỏ biết bao công sức để chăm sóc, nay kẻ xấu đã phá hoại hết rồi”, anh Định đau xót nói.
Theo nhiều người nhận định, việc kẻ xấu đột nhập vào vườn nhà anh Định chỉ để cưa cây quý có thể do tư thù cá nhân. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiến hành làm rõ.
Video đang HOT
Thúy Diễm
Theo Dantri
Vụ nữ sinh bị cưa chân do bác sĩ tắc trách: Có dấu hiệu hình sự?
Trong vụ việc này cần phải xác minh những bác sĩ, điều dưỡng đã trực tiếp khám và điều trị cho em Hà Vi là ai để có hướng điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật, Ls. Hồng Thái nhận định.
Báo trong nhiều ngày qua đã có hàng loạt thông tin về vụ việc nữ sinh Lê Thị Hà Vi (16 tuổi, ngụ thôn 3, xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) bị cưa chân phải do tai biến hoại tử sau tai nạn gian thông. Cô bé được cấp cứu và điều trị tại bệnh viện huyện. Do chính sự tắc trách và kém chuyên môn của nhân viên y tế tại đây đã khiến cô bé xinh đẹp, học giỏi phút chốc trở thành kẻ tật nguyền.
Liên quan đến vụ việc, trao đổi với báo chí, sáng 14/3, ông Nguyễn Văn Tâm (Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) cho biết bệnh viện đang cử một đoàn công tác xuống Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM để thăm hỏi, động viên bé Vi.
Ông Tâm thừa nhận nguyên nhân dẫn đến bé Vi bị cắt chân là do bác sĩ yếu kém về chuyên môn, tắc trách trong công việc. Bệnh viện đã chỉ đạo phải động viên và có biện pháp khắc phục hậu quả.
Luật sư Nguyễn Hồng Thái - Đoàn luật sư TP.Hà Nội
Để làm rõ trách nhiệm pháp lý đối với những người có liên quan đến vụ việc, Pv báo đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Hồng Thái - Đoàn luật sư TP.Hà Nội.
PV: Chào luật sư Hồng Thái, mấy ngày nay dư luận đang hết sức quan tâm đến vụ việc một nữ sinh ở Đắk Lắk bị cưa chân do sự thiếu trách nhiệm, chuyên môn của một số y bác sĩ. Luật sư có nhận định như thế nào về vụ việc này?
Ls. Hồng Thái: Đây là một vụ việc hết sức đau lòng. Chỉ vì sự thiếu chuyên môn, thiếu trách nhiệm của một số y bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin mà nữ sinh trên đã bị cưa bỏ một chân của mình. Hậu quả xảy ra là không thể nào có thể bù đắp được. Những đau đớn về cả thể xác và tinh thần là những gì mà nữ sinh này đang phải chịu đựng.
Nếu các bác sĩ chữa trị cho em Hà Vi có trách nhiệm hơn thì hậu quả đáng tiếc này đã không xảy ra. Vụ việc lần này khiến chúng ta phải băn khoăn trước hiện trạng khám, chữa bệnh hiện nay. Bao giờ phải cổ phần hoá các bệnh viện, có sự cạnh tranh về chất lượng khám chữa bệnh thì thực sự mới ổn.
PV: Theo luật sư vụ việc trên có dấu hiệu hình sự không? Nếu có thì là dấu hiệu của tội danh nào?
Ls. Hồng Thái: Như thông tin báo chí đưa thì phía lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin đã thừa nhận nguyên nhân dẫn đến bé Vi bị cắt chân là do bác sĩ yếu kém về chuyên môn, tắc trách trong công việc. Thiệt hại về sức khỏe cho em Hà Vi đã xảy ra, theo đó vụ việc có dấu hiệu của tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác được quy định tại Điều 242 Bộ luật hình sự 1999. Người nào có hành vi vi phạm các quy định trên gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Trong vụ việc này cần phải xác minh những bác sĩ, điều dưỡng đã trực tiếp khám và điều trị cho em Hà Vi là ai để có hướng điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
PV: Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề bồi thường cho sức khỏe của Hà Vi cũng như những chi phí khám, chữa bệnh khác? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường trong vụ việc này?
Ls. Hồng Thái: Việc bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho Hà Vi sẽ theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Cụ thể: Bồi thường thiệt hại về sức khỏe theo Điều 609 BLDS 2005 gồm có: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
Phía Bệnh viện và những cá nhân có trách nhiệm liên quan phải thực hiện việc bồi thường trên.
Cảm ơn luật sư về cuộc trao đổi này!
Theo tintuc
Từ vụ dị vật trong sản phẩm của Coca-Cola: Nghĩa vụ chứng minh sản phẩm lỗi thuộc về ai? Sau 5 năm, vụ việc tranh chấp giữa Coca-Cola và khách hàng đã ngã ngũ, song những thắc mắc liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên vẫn còn bỏ ngỏ. Sản phẩm nước cam ép Splash của Coca-Cola Người tiêu dùng thua kiện Trong đơn khởi kiện đề ngày 28/12/2011, bà Nguyễn Thị Bình Minh (sinh năm 1982, tại...