Bang đầu tiên tại Australia cấm đồ nhựa sử dụng một lần
Nam Australia trở thành bang đầu tiên tại Australia ban hành lệnh cấm đồ nhựa sử dụng một lần.
Lệnh cấm được thực hiện theo từng giai đoạn và có hiệu lực từ năm tới. Quốc hội bang Nam Australia ngày hôm qua (9/9), đã quyết định cấm đồ nhựa sử dụng một lần trên toàn bang và luật mới sẽ có hiệu lực từ năm 2021. Theo quy định mới được thông qua, các sản phẩm nhựa dùng một lần sẽ được loại bỏ theo từng giai đoạn và thay thế bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Ống hút và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần bị cấm tại bang Nam Australia, Australia từ năm 2021. Ảnh: Meagan Dillon.
Để tiến đến loại bỏ hoàn toàn đồ nhựa sử dụng một lần trên toàn bang, trước hết, các loại dao dĩa, ống hút, dụng cụ khuấy đồ uống, hộp đựng đồ ăn nhanh hoặc các loại bao bì đựng gia vị sẽ bị cấm, và sau đó là các loại cốc cà phê, khay đựng trái cây và túi đựng rau củ quả.
Video đang HOT
Từ đầu năm nay, chính quyền bang Nam Australia đã công bố dự luật để lấy ý kiến của người dân trong 6 tuần. Đã có hơn 3.500 ý kiến phản hồi, trong đó đa số ủng hộ các giải pháp bảo vệ môi trường của chính quyền. Bang Nam Australia là địa phương đi đầu trong cuộc chiến với sản phẩm nhựa sử dụng một lần tại Australia và là bang đầu tiên của nước này cấm sử dụng túi nhựa vào năm 2009.
Theo các nghiên cứu tại Australia, người dân bang Nam Australia mỗi năm sử dụng 255 triệu ống hút nhựa và 210 triệu cốc cà phê dùng một lần. Và trên toàn Australia, ước tính có khoảng 10 triệu ống hút được sử dụng mỗi ngày. Còn trên thế giới, ít nhất 8 triệu tấn nhựa được thải ra các đại dương mỗi năm. Và nếu tình trạng này còn tiếp diễn, đến năm 2050 sẽ có nhiều rác thải nhựa hơn số lượng cá trong các đại dương.
Trump tiếp tục cáo buộc Trung Quốc làm bùng phát dịch
Trump tiếp tục đổ lỗi cho Bắc Kinh về sự lây lan toàn cầu của nCoV, gọi virus này là "Kung Flu", gần giống "Kung Fu", chỉ võ thuật Trung Quốc.
"Tôi có thế đặt tên nó là Kung flu. Tôi có thể đặt 19 phiên bản tên gọi khác nhau của nó. Nhiều người gọi đây là virus, nhưng cũng có nhiều người gọi là cúm. Thật khác biệt. Tôi nghĩ chúng ta có tới 19-20 phiên bản tên gọi", Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong buổi mít tinh cuối tuần qua ở Tulsa, bang Oklahoma.
Ông chủ Nhà Trắng được cho là đang chơi chữ với cụm từ "Kung Fu", chỉ chung việc luyện tập võ thuật của Trung Quốc. Trong bài phát biểu của mình, Trump cũng nhắc tới những từ như "virus Trung Quốc" để nói về Covid-19.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại buổi mít tinh ở thành phố Tulsa, bang Oklahoma, hôm 20/6. Ảnh: AFP.
Nguồn gốc nCoV vẫn là chủ đề tranh cãi gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh. Liên minh châu Âu và Australia cũng kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc và quá trình lây lan của nCoV.
Chính quyền Trump từng sử dụng những cụm từ gây tranh cãi như "virus Vũ Hán", "virus Trung Quốc" để nhắc về nCoV. Trong khi Bắc Kinh cũng đưa ra giả thuyết có thể "quân đội Mỹ đã mang nCoV đến Vũ Hán".
Trung Quốc đã nhiều lần bác cáo buộc giấu dịch, khẳng định chính phủ nước này luôn minh bạch thông tin về Covid-19. Trước những hoài nghi về nguồn gốc nCoV, Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng "mượn lời" WHO để bác giả thuyết virus này xuất phát từ một phòng thí nghiệm.
Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 2,3 triệu ca nhiễm và hơn 120.000 người chết do nCoV. Trung Quốc ghi nhận hơn 83.000 ca nhiễm và hơn 4.600 ca tử vong. Nước này được cho là đã kiểm soát được dịch, song gần đây lại xuất hiện ổ dịch mới tại Bắc Kinh, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tái bùng phát dịch.
Bang Victoria (Australia) đối mặt với nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ 2 Bang Victoria của Australia đang đối mặt với nguy cơ về làn sóng thứ 2 của dịch Covid-19 khi 5 ngày liên tiếp xuất hiện hiện nhiều ca bệnh mới. Sáng 21/6, Bộ trưởng Y tế bang Victoria của Australia Jenny Mikakos thông báo, trong năm ngày vừa qua, số ca Covid-19 tại bang đều tăng ở mức hai con số, trong đó,...