Băng đảng tội phạm khét tiếng Nhật Bản: Giờ phải làm cả việc “hèn mọn”
Ăn trộm dưa gang là “công việc” hiện tại của nhiều thành viên Yakuza, những kẻ từng khét tiếng với những cuộc thanh trừng đẫm máu, hoạt động mại dâm, ma túy…
Số thành viên của Yakuza đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2017
Các băng nhóm xã hội đen Nhật Bản (Yakuza) đang gặp khó khăn nghiêm trọng về kinh tế khiến một số thành viên phải cướp nông sản hoặc săn trộm hải sâm để sống qua ngày, theo SCMP.
Trước đây, Yakuza thường kiếm tiền bằng cách tống tiền, đánh bạc bất hợp pháp, mại dâm và ma túy.
Nhưng khi hoạt động của Yakuza bị theo dõi chặt chẽ trong thời gian gần đây, kết hợp với nền kinh tế suy giảm, nhiều thành viên băng đảng đã chật vật để kiếm sống.
Không có kỹ năng lao động và có nhiều tiền án tiền sự, chúng buộc phải đi ăn cắp và săn trộm để sống qua ngày.
Số thành viên Yakuza đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2017: 34.500 người, theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia. Đây cũng là năm thứ 13 liên tiếp con số này suy giảm và là con số thấp nhất kể từ khi cảnh sát bắt đầu thống kê năm 1958.
Con số này giảm 4.600 so với năm trước. Những người được xác định là “thành viên cốt lõi” của Yakuza chỉ còn 16.800 người.
Nhiều thành viên băng đảng phải cướp dưa gang để sống qua ngày
Video đang HOT
Tháng 4 năm ngoái, người đứng đầu của một băng đảng liên kết với Kobe Yamaguchi-gumi đã bị bắt vì ăn trộm 64 vật phẩm từ siêu thị. (Kobe Yamaguchi-gumi tách ra từ băng đảng yakuza lớn nhất Nhật Bản, Yamaguchi-gumi, vào năm 2015).
Masato Gunji và hai người khác bị bắt sau khi chất đầy hàng vào xe đẩy và rời cửa hàng mà không trả tiền.
Vào tháng 5, một cựu thủ lĩnh băng đảng gây xôn xao khi trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình quốc gia NHK. Trong đó, ông ta nói rằng các băng nhóm hoạt động ở vùng nông thôn đang gặp khó khăn vì thanh niên đến sống ở thành phố lớn và kinh tế địa phương suy yếu.
Giải pháp là ăn trộm nông sản từ các nông trại rồi đem bán, theo thủ lĩnh.
Dưa gang là mục tiêu yêu thích của các thành viên Yakuza mặc dù lợi nhuận không lớn và việc ăn trộm gặp nhiều khó khăn, cựu thủ lĩnh nói.
Một thành viên Yakuza cao cấp từng bị phạt 100 triệu yên sau khi bị phát hiện sở hữu 60 tấn hải sâm trái phép
Ở các vùng khác của Nhật, nông dân bắt đầu biết đến các chiêu trò của băng nhóm tội phạm và cùng nhau tuần tra để bảo vệ nhiều loại cây trồng của họ như dưa hấu, nho, xoài…
“Có khoảng cách lớn giữa các thành viên băng đảng cao cấp ở thành phố và Yakuza cấp thấp, những người đang vật lộn để kiếm sống”, Jeff Kingston, giám đốc khoa Nghiên cứu Châu Á tại Đại học Temple, Tokyo, nói.
“Tôi đoán đó là dấu hiệu của thời đại và thế giới ngầm cũng bị ảnh hưởng như các doanh nghiệp hợp pháp của Nhật Bản – hậu quả của thập kỷ lạc lõng của nền kinh tế,” ông nói.
Mục tiêu mới nhất của Yakuza dường như là hải sâm ở biển Nhật Bản. Ngày càng có nhiều báo cáo về các tàu đánh bắt cá đáng nghi, tăng tốc khi bị lực lượng bảo vệ bờ biển tiếp cận.
Một thành viên Yakuza cao cấp từng bị phạt 100 triệu yên sau khi bị phát hiện sở hữu 60 tấn hải sâm. Trong khi đó, đầu năm nay, 5 thành viên khác cũng bị bắt với 450kg hải sâm.
Người ta tin rằng hải sâm được buôn lậu ra nước ngoài, ví dụ như Trung Quốc, nơi giá cả tăng vọt do sản lượng khai thác trong nước giảm.
Theo Danviet
World Cup: Cổ động viên Brazil và Serbia choảng nhau trên SVĐ Nga
Bạo lực bùng phát trên vận động Spartak ở Moscow, Nga, sau khi đội tuyển Brazil đánh bại Serbia với tỉ số 2-0.
Cổ động viên Brazil choảng nhau với người hâm mộ Serbia ngay trên sân.
Theo Daily Mail, trong khi đại đa số các cổ động viên Brazil ăn mừng chiến thắng của đội tuyển, một số cổ động viên lại ẩu đả với những người ủng hộ đội tuyển Serbia.
Chiến thắng 2-0 không những giúp Brazil giành ngôi nhất bảng mà còn chấm dứt chuyến phiêu lưu của đội tuyển Serbia ở World Cup.
Không rõ cổ động viên bên phía đội nào đã khơi mào vụ việc.
Việc cổ động viên Brazil và Serbia lao vào đánh nhau ngay trên khán đài ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của các ống kính truyền thông. Hình ảnh đăng tải trên internet cho thấy các cổ động viên Brazil lao vào giật tóc, đấm đá túi bụi đối phương, buộc lực lượng an ninh phải can thiệp.
Một cổ động viên nữ Serbia thì bật khóc khi đứng giữa đám đông hăng máu đánh nhau.
Hai cổ động viên Brazil tung nắm đấm nhằm vào cổ động viên Serbia.
Một số tình nguyện viên làm việc trên sân vận động bất lực trong việc ngăn chặn các cổ động viên lao vào nhau.
Hiện chưa rõ vì sao màn ẩu đả diễn ra và cổ động viên đội tuyển nào khơi mào trước. Vụ việc được coi là lời cảnh báo rõ ràng nhất đối với ban tổ chức của Nga về nạn hooligan.
Các tình nguyện viên Nga tìm cách can hai bên.
Điện Kremlin từng nhiều lần khẳng định sẽ không tha thứ cho bất kỳ cổ động viên nào tham gia vào ẩu đả ở World Cup.
Những căng thẳng chính trị từng khiến các cổ động viên Anh và Nga lao vào đánh nhau tại vòng chung kết Euro cách đây 2 năm ở Pháp. Quan chức Nga khẳng định sẽ không để vụ việc lặp lại.
Theo Danviet
Thành phố đăng cai World Cup từng là chiến trường đẫm máu nhất lịch sử Đội tuyển Anh đã thi đấu trận đầu tiên tại vòng chung kết World Cup ở thành phố Volgograd, nơi từng là chiến trường đẫm máu nhất lịch sử thế giới. Trận đánh ở Stalingrad đã khiến 2 triệu người thương vong. Theo Daily Star, thành phố Volgograd trước đây được gọi là Stalingrad, nơi từng là chiến trường đẫm máu nhất lịch...