Băng cướp có 7 súng, giết 17 người: Kẻ đầu trộm đuôi cướp
Đúng vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán cách đây 35 năm, tại xã Quế Phước, Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng) xảy ra một vụ án rúng động. Một nhóm người cướp 7 súng gây náo loạn, giết 11 người rồi cố thủ ở trên núi.
Khi bị cơ quan chức năng bao vây nhiều ngày liền, biết không còn đường thoát, kẻ cầm đầu đã tiêu diệt 3 tên đồng bọn để ra hàng. Một lãnh đạo địa phương kể lại, khi vào chấp hành án tại một trại giam của Bộ Công an ở phía Nam, tên này đã giết hai cán bộ công an, sau đó trốn lên Tây nguyên giết thêm một người dân nữa, trước khi bị bắt lại…
Đây là một trong những vụ án có tính chất dã man nhất sau năm 1975 đến nay.
Xã Quế Phước, nơi xảy ra vụ việc kinh hoàng.
Trước cũng như sau năm 1975, Minh “bớt” nổi danh là Đệ nhất đẳng huyền đai, là tay thiện xạ bắn bách phát bách trúng lon bia từ xa, khi giết người chỉ bắn vào tim hoặc đầu, nên đã khét tiếng trong dân làng. Với bản chất manh động, ngông cuồng, chỉ từ những lí do nhỏ cũng khiến y gây án mạng kinh hoàng.
Lần theo dấu vết Minh “bớt”
Với những cán bộ tư pháp của thế hệ đầu tiên sau năm 1975 ở Quảng Nam – Đà Nẵng và người dân Quế Sơn, nói đến Minh “bớt” thì ai cũng nghe danh, vì vụ án rúng động vào những năm 80 của thế kỷ trước. Đại tá Nguyễn Thảnh, Trưởng phòng Quản lý hồ sơ Công an TP Đà Nẵng cho chúng tôi manh mối hết sức quan trọng. Theo ông, giờ có hai người biết chuyện đó là đại tá Nguyễn Thanh Hùng (Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân), nguyên Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và Cơ động Công an TP Đà Nẵng (đã về hưu) và đại tá Trương Văn Thanh, nguyên Trưởng phòng An ninh điều tra Công an TP Đà Nẵng, người từng tham gia trong vụ án này.
Chúng tôi tìm gặp đại tá Hùng, ông vẫn còn nhớ chuyến đi lên núi năm nào, kể lại những tình huống mà lực lượng Cảnh sát bảo vệ đi truy kích. Nhưng để biết họ tên đầy đủ Minh “bớt”, thân thế lai lịch như thế nào thì ông không nhớ hết. Đại tá Thanh đã dành cho chúng tôi một cuộc gặp, kể về vụ án rúng động năm nào. Ông còn dành một ngày cùng chúng tôi trở lại vùng quê nơi xảy ra vụ án cách đây 35 năm, mà ông có rất nhiều kỷ niệm.
Từ Đà Nẵng, vượt hơn 100 km, chúng tôi về Quế Phước (nay được tách thành xã Quế Ninh, Quế Phước, Quế Lộc, thuộc huyện Nông Sơn, Quảng Nam) vào những ngày trung tuần tháng 1/2015, giáp Tết Nguyên đán, đúng vào dịp này 35 năm trước khi vụ án rúng động diễn ra giữa vùng quê này. Chúng tôi đã gặp những người trong cuộc là ông Nguyễn Văn Dư (Bốn Dư), trước đây là Bí thư Đảng ủy xã Quế Phước, sau này lên làm Trưởng ban Tuyên giáo huyện Quế Sơn. Khi tách huyện, ông qua làm Chủ tịch Ban Dân vận, kiêm Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Nông Sơn.
Sau ngày về hưu, ông Dư về làm Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Nông Sơn; ông Đỗ Xuân Lập, Bí thư Chi bộ thôn 5 (Đông An, Quế Phước); ông Lê Phước Ba, Phó chủ tịch HĐND xã Quế Ninh (tách ra từ xã Quế Phước), anh Phạm Quý Viễn, Chủ tịch UBND xã Quế Phước và nhiều người lớn tuổi tường tận vụ việc… Từ những nhân chứng này, với những tường thuật của họ, đủ thấy tính chất rùng rợn của vụ án 35 năm về trước…
Chân dung kẻ ngông cuồng
Ông Bốn Dự nhớ như in từng chi tiết, bởi trước đây ông là Bí thư xã Quế Phước nhiều năm liền, người chỉ huy cao nhất ở địa phương khi vụ việc mới xảy ra. Ông nắm rõ hồ sơ lai lịch Minh “bớt”, kẻ khiến dân làng khiếp hãi nhiều năm liền từ trước và sau năm 1975… Tên đầy đủ của Minh “bớt” (có cái bớt ở gò má) là Nguyễn Minh (sinh năm 1950, trú thôn 5, xã Quế Phước, huyện Quế Sơn). Trước năm 1975, Minh “bớt” trải qua nhiều lực lượng trong quân đội chế độ cũ. Minh từng là lính dù, sau đó chuyển qua lính biệt kích, biệt động, nghĩa quân quận Đức Dục.
Video đang HOT
Minh cũng được xem là đệ tử ruột của Nguyễn Tú Lạc, quận trưởng quận Đức Dục, kẻ khét tiếng gian ác thời bấy giờ. Khi còn là tay sai đắc lực, đệ tử cho Lạc, Minh “bớt” càng nỗi danh hơn với tính ngông cuồng.
Minh rất giỏi võ nghệ, được phong là “Đệ nhất đẳng huyền đai”, còn là tay thiện xạ bắn “bách phát bách trúng”. Một số lần khi giết du kích, Minh “bớt” còn cắt tai phơi khô rồi xâu vào, đeo lên cổ để “xưng hùng xưng bá”. Trước năm 1975, Minh ra chợ thích lấy gì thì lấy, bà con nghe danh Minh nên không ai dám nói nửa câu. Đám bạn của Minh là Huỳnh Dũng (tức In) và Phạm Luyến cũng rất ngông cuồng. Ngoài ra, còn có Lương Lực là cậu ruột của Minh cũng chung phe cánh. Gia đình Minh có 4 anh em, Minh là con đầu. Sau năm 1975, Minh bị đưa đi cải tạo, nhưng không có chức sắc gì nên vài tháng sau cho về nhà.
Khi về, Minh làm nông, lấy vợ và có hai con. Thời gian này, xã Quế Phước sử dụng Minh làm thống kê nông nghiệp, ghi biểu mẫu thuế… Làm được một thời gian thì Minh chứng nào tật đó, nhậu nhẹt, ăn chơi… nên bị sa thải. Từ đây, Minh càng bặm trợn hơn, ai thấy Minh cũng né tránh.
Tác giả (trái) tiếp xúc với các nhân chứng về sự việc 35 năm về trước.
Bí quá hóa liều!
Ngày 18/1/1980, Minh ăn nhậu, không có tiền trả nợ nên rủ Lương Lực (cậu ruột Minh) trộm tiền. Một người quen của Minh là Nghĩa, bảo nhà bố dượng của mình là ông Phan Nhung – Trưởng ban cách mạng thôn Đông An (xã Quế Phước) có nhiều tiền. Minh và đồng bọn liền bày mưu tính kế để “chôm” tiền nhà này.
Khi vào nhà ông Nhung, lợi dụng lúc ông đi tiểu, Minh và đồng bọn lấy tiền và nhiều tài sản khác… rồi bỏ chạy. Phát hiện tủ bị mở, tiền mất, ông Nhung cầm súng đuổi theo bắn chỉ thiên ba phát, nhưng chúng đã cao chạy xa bay.
Sáng hôm sau, ông Tào Viết Song – Trưởng công an xã xuống làm việc với Minh “và đồng bọn. Nắm tình hình sơ bộ, ông Dư, Bí thư xã Quế Phước, viết thư cho người mang xuống báo cáo cho ông Đỗ Kim Anh – Phó trưởng Công an huyện Quế Sơn lên điều tra làm rõ.
Sau khi công an huyện điều tra, bọn chúng hết đường chối cãi, khai đã tiêu hết tiền. Qua điều tra, chúng còn thừa nhận thêm vụ lấy trộm gỗ của vợ chồng bà Xa…
Với những chứng cứ trên, chính quyền hẹn Minh và đồng bọn đến ngày 20/1/1980 phải mang tiền, tài sản lên xã để trả lại cho các nạn nhân. Gần đến ngày hẹn vẫn chưa kiếm ra tiền, Minh rủ Huỳnh Văn Dũng và Huỳnh Luyến xuống xã Quế Lộc nhậu thịt cầy bàn kế hoạch kiếm tiền để trả nợ. Cả bọn thống nhất chỉ có cách đi trộm mà thôi…
Trên đường về, chúng lẻn vào trụ sở Hợp tác xã thôn Đông An nhưng không có tiền. Bí quá, chúng tiếp tục bàn nhau: chỉ đi cướp thì mới có tiền, nên nảy sinh ý định đi mượn súng để hành động. Chúng vào nhà ông Trương Thành Tá giả nói mượn súng để đi bắn heo, ông này thấy chuyện không bình thường nên dọa bắn, khiến cả bọn co giò chạy.
Khoảng 16h ngày 19/10/1980, Minh, Dũng phân công Luyến đến nhà anh Võ Sáu – thôn đội để cướp súng, nhưng không có anh Sáu ở nhà. Tiếp đó, Luyến sang nhà anh Dũng – du kích để lấy súng. Chúng gặp mẹ anh Dũng, nói dối là anh Dũng nhờ lấy súng để đi bắn heo, hình như để trong bồ lúa. Bà mẹ tưởng thật mở bồ lúa ra, không ngờ lại có khẩu súng trong đó. Có súng trong tay, chúng càng quyết tâm hành động.
Do thù hằn cán bộ từ trước, Minh nghĩ ra việc thành lập băng nhóm để cướp bóc, bắn giết cán bộ để gây tiếng vang lớn…
Theo Công an TP.HCM
Hơn 10 năm "liêu xiêu" qua sông
Hơn 10 năm nay, hàng trăm người dân thôn Phước Mỹ 3 (thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam) phải đi về hàng ngày trên chiếc cầu phao "liêu xiêu". Mỗi lần qua sông là một lần bất an.
Tổ 2, thôn Phước Mỹ 3 (thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên) có gần 100 hộ dân với gần 300 khẩu. Khác với các tổ còn lại, người dân tổ 2 bị chia cắt bởi dòng sông Bà Rén. Người dân nơi đây thường xuyên đối mặt với nỗi bất an khi hằng ngày phải qua sông trên chiếc cầu ván được lát trên những chiếc thùng phuy cũ kỹ mà người dân ở đây thường gọi là "cầu phao".
Cây cầu phao "dập dềnh" nối đôi vờ sông Bà Rén của thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên
Dẫn chúng tôi đi trên chiếc cầu phao nối từ thị trấn Nam Phước qua tổ 2, ông Nguyễn Thinh - Trưởng thôn Phước Mỹ 3 - cho hay, từ năm 2001, vì bức xúc việc đi lại qua sông nên Nhà nước cùng nhân dân đóng góp trên 600 triệu đồng mua trên 200 thùng phuy và hàng chục khối gỗ để làm cầu này. Cầu rộng trên 2m, dài gần 150m và không có lan can.
Trước đó khi chưa có cây cầu này, hàng trăm học sinh và người dân ở tổ 2 muốn qua thị trấn học hành, làm việc đều phải đi đò qua rất nguy hiểm. Vào mùa mưa bão, người dân tổ 2 không thể đi bằng đò qua sông được thì phải đi vòng xuống QL1A, qua cầu Bà Rén rồi vòng lên mất gần 10km.
Cũng theo ông Nguyễn Thinh, hàng ngày có trên 400 học sinh THCS và THPT của xã Quế Xuân 1 (huyện Quế Sơn) qua thị trấn Nam Phước học hành cũng phải đi qua cây cầu phao lỏng lẻo này. "Tính ra mỗi ngày cây cầu phao này phục vụ mỗi ngày trên 1 ngàn lượt người qua lại", ông ông Nguyễn Thinh, tổ trưởng tổ 2 cho biết.
Hàng ngày có hàng trăm học sinh và người dân đi qua cây cầu này
Gặp nông dân Nguyễn Văn Thăng khi ông từ nhà ở tổ 2 qua cầu sang thị trấn Nam Phước chuẩn bị đất làm vụ đông xuân. Ông Thăng cho biết gia đình có 8 sào gồm 4 sào ruộng và 4 sào màu. Vì nhà và đất ruộng cách con sông Bà Rén nên mỗi mùa thu hoạch không còn cách nào khác là phải chở lúa về buộc đi qua cây cầu này.
Ông Thăng nói: "Dân tổ 2 chúng tôi đều làm nông nghiệp với hơn 30ha, trong khi đất sản xuất nằm hết ở bên kia sông nên phải phụ thuộc vào cây cầu này. Nếu không có cầu, muốn đi làm đồng chỉ còn cách chạy xe máy xuống QL1A rồi quay ngược trở ra rồi rẻ lên thị trấn Nam Phước mất khoảng gần 10 cây số".
Những người dân ở đây cho biết, nếu không qua cầu phao này thì không có đường nào khác thuận tiện bằng. Trưởng thôn Phước Mỹ 3 cho biết mỗi năm có hàng chục người té xuống sông nhưng may mắn được người dân vớt lên, còn những người chở hàng hóa, thóc lúa mỗi khi thu hoạch về nhà qua cây cầu này rớt xuống sông thì không nhớ hết.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt (50 tuổi, ở tổ 2) nhà có 2 sào ruộng nên hàng ngày cũng phải qua cầu đi làm. Bà nói: "Dân khổ vì cây cầu lắm, vụ lúa vừa qua con tôi chở lúa qua cầy này rớt mấy lần phải thuê người lặn xuống sông vớt lên. Tội nhất là các cháu học sinh trời mưa không dám qua cầu vì không an toàn, còn đi vòng thì xa quá."
Qua hơn 10 năm sử dụng, đến nay câu cầu này đã xuống cấp nghiêm trọng, gỗ lát mặt cầu mục nát và được dặm vá liên tục khiến mặt cầu không được bằng phẳng, cộng với các thùng phuy bị hỏng, nước cuốn trôi nên mỗi khi đi qua cây cầu rung lắc và dập dềnh trên sông rất nguy hiểm. Nếu không cẩn thận, người đi có thể té ngã xuống sông bất cứ lúc nào.
Người dân địa phương còn cho biết, trước đây đã có 2 trường hợp té xuống sông chết đuối và rất nhiều người bị trượt té xuống sông khi qua cầu. Cuối năm 2014 vừa qua có nhóm du khách Tây đi du lịch về đây khi dắt xe máy qua cầu thì 2 người bị ngã xuống sông, cũng may có người dân phát hiện và cứu vớt kịp thời.
Trên mặt cầu nhiều tấm ván gỗ bị rớt, bên dưới nhiều thùng phuy cũng bị mất
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Chủ tịch thị trấn Nam Phước - cho biết, lãnh đạo địa phương cũng bức xúc với việc đi lại của người dân nhưng vì không có kinh phí xây cầu nên cũng đành chịu. Để duy trì cây cầu "lỏng lẻo" này, mỗi năm địa phương phải bỏ hàng chục triệu đồng mua thùng phuy, gỗ về tu bổ. Tuy nhiên, hiện cây cầu này cũng như chiếc răng sắp rụng. "Để y rồi tu bổ cho bà con đi tạm chứ tháo ra là nát hết, không có kinh phí để làm lại. Còn duy trì cây cầu thì quá mất an toàn cho người dân", ông Nguyễn Văn Hưng cho biết.
Cũng theo ông Hưng, cách đây 5 năm đã có nghị quyết của Đảng bộ thị trấn quyết tâm xây dựng cây cầu cho người dân đi nhưng vì kinh phí quá lớn, địa phương lại không có nguồn thu nào đáng kể nên đến nay vẫn chưa xây dựng được cây cầu cho bà con.
Còn ông Nguyễn Thế Đức - Phó Bí thư thị trấn Nam Phước - thì cho biết, vì bức xúc với việc đi lại của người dân nên lãnh đạo địa phương nhiều lần kêu gọi doanh nghiệp về khảo sát xây cầu treo nhưng không khả thi.
Ông Nguyễn Thế Đức cho biết, vì quá bức xúc, Đảng ủy thị trấn Nam Phước đã tìm đơn vị tư vấn thiết kế tính toán chi phí xây dựng cầu. Theo thiết kế, sẽ xây dựng cầu chìm (mùa lũ sẽ chìm dưới nước) dài 150m, rộng 2,7m với tổng kinh phí 6,7 tỉ đồng. Dự án cũng đã trình lên Chủ tịch huyện Duy Xuyên và tháng 12 vừa qua dự án cũng đã được phê duyệt, giờ gởi hồ sơ lên tỉnh để xin kinh phí.
"Mong muốn có cây cầu cho người dân đi vì họ đã trông chờ đã mấy chục năm nay rồi, chúng tôi sẽ quyết tâm xây dựng cây cầu này trong năm 2015 để người dân đi", ông Nguyễn Thế Đức quyết tâm.
Công Bính
Theo Dantri
Khiếp đảm lụt năm Thìn Trận lụt năm đó đã in sâu trong tâm trí của người dân, từ già đến trẻ ai cũng đều biết hoặc nghe kể và rùng mình. Họ muốn quên biến cố thiên tai ghê gớm ấy đi mà không được... Năm nay là năm nhuần, có chút bất thường khi lụt về miền Trung khá trễ. Lụt thường đi kèm sau bão....