Bằng chứng Omicron gây tái nhiễm cao hơn các biến thể khác
Số ca tái nhiễm trong tháng 11 ở Nam Phi khá nhiều trong khi biến thể Omicron chiếm 74% số mẫu được xác định trình tự gen.
Các nhà khoa học ở Nam Phi phát hiện một số bằng chứng cho thấy những người từng mắc Covid-19 có nhiều khả năng tái nhiễm biến thể Omicron hơn Beta hoặc Delta.
Ảnh minh họa: Ewn
Các tác giả nhận định còn quá sớm để biết chắc chắn, nhưng sự gia tăng đột biến gần đây về số ca tái nhiễm Covid-19 đã dẫn tới đánh giá trên.
“Nam Phi đang trải qua nguy cơ tái nhiễm gia tăng vượt quá kinh nghiệm trước đây của chúng tôi”, Juliet Pulliam, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, chia sẻ.
Omicron chỉ mới được xác định vào tháng 11 nhưng đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các quan chức y tế toàn cầu lo ngại. Biến thể này có nhiều đột biến, ảnh hưởng đến khả năng lây truyền và tránh hệ miễn dịch.
Bà Pulliam và các đồng nghiệp đã xem xét dữ liệu của 2,7 triệu bệnh nhân Covid-19 ở Nam Phi kể từ khi bắt đầu đại dịch, bao gồm 35.000 người hơn một lần mắc bệnh.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã xác định được 35.670 người có ít nhất 2 lần nhiễm, 332 người mắc bệnh 3 lần và 1 người nghi ngờ nhiễm 4 lần”, báo cáo viết.
“Trong đó có 47 người (14,2%) đã trải qua lần nhiễm bệnh thứ ba vào tháng 11. Điều này cho thấy nhiều trường hợp tái nhiễm có liên quan đến biến thể Omicron”.
Họ cho rằng sự gia tăng số ca Covid-19 gần đây ở Nam Phi phản ánh sự lây lan của Omicron chứ không do một số yếu tố khác như khả năng miễn dịch suy giảm.
Các ca bệnh trên chưa được giải trình tự gen nên không không thể chắc chắn họ đã nhiễm Omicron.
Tuy nhiên, các quan chức cho biết, biến thể Omicron hiện là dòng virus chiếm ưu thế ở Nam Phi, chiếm 74% số mẫu được xác định trình tự gen vào tháng 11. Nhiều mẫu hơn đang được xem xét để xác định tỷ lệ phổ biến thực tế của biến thể.
Trước Omicron, biến thể Delta là chủng virus phổ biến nhất ở Nam Phi và vẫn thống trị trên toàn cầu. Nhiều dữ liệu sẽ làm rõ liệu Omicron có thực sự đang thúc đẩy số ca tái nhiễm ở Nam Phi hay không.
Michael Head, nhà nghiên cứu cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Đại học Southampton, nhận định: “Phản ứng miễn dịch có được do tiêm chủng mạnh hơn nhiều khả năng miễn dịch do từng nhiễm bệnh. Mặc dù có thể có một số tác động, nhưng vắc xin vẫn cung cấp một số mức độ bảo vệ”.
Ứng phó với Covid-19 chủng Omicron, 30 y bác sĩ khẩn cấp vào BV dã chiến
30 y bác sĩ đã được điều động khẩn trở lại Bệnh viện dã chiến số 12 (TP Thủ Đức) để chuẩn bị các công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 chủng mới Omicron.
Ngày 7/12, TS.BS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện (BV) Da Liễu TPHCM cho phóng viên Dân trí biết, đơn vị đã khẩn trương cử hàng chục nhân viên y tế trở lại BV dã chiến số 12 (đóng tại khu tái định cư Thủ Thiêm, TP Thủ Đức), ngay sau khi có chỉ đạo từ Sở Y tế TPHCM về việc chuẩn bị tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron, trong trường hợp chủng này được phát hiện tại địa phương.
Hàng chục y bác sĩ BV Da Liễu TPHCM trước giờ trở lại BV dã chiến số 12, sáng 6/12 (Ảnh: BVCC).
Cụ thể, lực lượng được BV Da Liễu điều động có tổng cộng 30 người, bao gồm 10 bác sĩ, 20 điều dưỡng trở lại. Các nhân viên y tế sẽ trở lại sắp xếp phòng bệnh, kiểm tra các trang thiết bị điều trị tại BV dã chiến số 12. Đặc biệt bên cạnh khu điều trị Covid-19 sẵn có, các bác sĩ sẽ thiết lập thêm khu vực riêng để theo dõi, điều trị cho các trường hợp nghi nhiễm và xác định nhiễm biến chủng Omicron.
Trước đó theo lộ trình của ngành y tế TPHCM, BV dã chiến số 12 (quy mô 3.500 giường) là một trong 13 cơ sở sẽ dừng hoạt động khi hoàn thành nhiệm vụ, dự kiến đóng hoàn toàn vào ngày 30/11. Trong một tháng nay, BV dã chiến này cũng không tiếp nhận bệnh nhân mới. Tuy nhiên trước tình hình dịch Covid-19 có diễn biến mới, lộ trình trên đã thay đổi.
Ngay sau khi trở lại BV dã chiến, các nhân viên y tế nhanh chóng dọn dẹp lại phòng bệnh (Ảnh: BVCC).
Theo TS.BS Hào, sau thời gian TPHCM mở cửa bình thường mới, hoạt động khám chữa bệnh tại BV Da Liễu đã dần ổn định trở lại, với khoảng 1.300 lượt bệnh nhân/ngày. Do đó khi phải điều một lượng lớn y bác sĩ đi chống dịch khẩn trương, bất ngờ, BV có gặp áp lực trong việc phân bổ nhân sự phục vụ người dân. Dù vậy, các nhân viên y tế của BV đều trong tinh thần sẵn sàng vào cuộc chiến mới với Covid-19.
Giám đốc BV Da Liễu TPHCM cho biết, hiện chưa có hướng dẫn cụ thể từ Sở Y tế TPHCM về phác đồ điều trị bệnh nhân nhiễm chủng Omiron, chưa rõ có khác gì so với cách điều trị bệnh nhân Covid-19 trước giờ hay không. Tuy nhiên theo các thông tin từ y văn thế giới hiện tại, biến chủng Omiron được cho là có thể gây lây lan nhanh nhưng độc lực nhẹ hơn chủng Delta đang lưu hành phổ biến tại Việt Nam.
Trong thời gian tới nếu áp lực điều trị gia tăng, BV dã chiến số 12 sẽ cần thêm sự hỗ trợ nhân lực từ các BV khác.
Các trang thiết bị chăm sóc điều trị, sinh hoạt cho bệnh nhân được khẩn trương kiểm tra lại (Ảnh: BVCC).
Trước đó trong cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch tại TPHCM diễn ra chiều 6/12, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) chia sẻ, thời gian qua, biến chủng Omicron là vấn đề nóng được bàn luận. Điều đáng lo ngại, biến chủng này lây lan nhanh hơn 500% đối với biến chủng Delta và các thông tin về biến chủng này còn quá mới.
Tại Đông Nam Á, Singapore và Thái Lan đã ghi nhận các trường hợp nhiễm Omicron, do vậy, thành phố cũng rất có nguy cơ xuất hiện biến chủng này. Đến nay, tất cả trường hợp nhập cảnh vào TPHCM dương tính SARS-CoV-2 thời gian qua đã được giải trình tự gen và chưa ghi nhận trường hợp nhiễm biến chủng Omicron
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM thông tin thêm, Sở đã phối hợp với Bộ Tư lệnh, Công an thành phố chuẩn bị, triển khai thế trận nhận diện từ xa.
TPHCM chọn riêng BV dã chiến số 12 để sàng lọc, tiếp nhận người nhiễm biến chủng Omicron, chứ không điều trị chung. Điều này sẽ giúp ngành y tế thuận lợi trong khoanh vùng, dập tắt biến chủng mới.
Omicron có nguy cơ gây tái nhiễm gấp 3 lần các biến thể khác Các nhà khoa học Nam Phi cho biết, biến thể Omicron có khả năng gây tái nhiễm cao gấp 3 lần so với biến thể Delta hoặc Beta. Theo Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Nam Phi (NICD), dữ liệu do hệ thống y tế thu thập đã cung cấp bằng chứng dịch tễ học đầu tiên về khả năng xâm nhập...