Băng cho vay nặng lãi bắt giữ con nợ trái phép sa lưới
Lâm cho anh Kiên vay 50 triệu đồng, sau đó bắt anh này để giam giữ, cho đàn em đánh đập và cưỡng đoạt nhiều tài sản.
Ngày 21.4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.Phan Rang – Tháp Chàm ( Ninh Thuận) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với Nguyễn Thanh Thế Lâm (35 tuổi, ngụ tại phường Phủ Hà), Lê Văn Thanh (25 tuổi, ngụ tại huyện Thuận Bắc), Nguyễn Đình Linh (26 tuổi, ngụ tại huyện Ninh Hải) và Thái Văn Phi (25 tuổi, ngụ tại huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản và Bắt giữ người trái pháp luật.
Cảnh sát bắt giam Nguyễn Thanh Thế Lâm. Ảnh: Tuấn Kiệt
Theo cơ quan điều tra, ngày 18.3, anh Nguyễn Thế Kiên (40 tuổi, ngụ tại phường Thanh Sơn, bán than tổ ong) vay của Nguyễn Thanh Thế Lâm 50 triệu đồng với lãi suất 50.000 đồng/ngày, nhưng không thỏa thuận thời gian trả tiền gốc.
Ngày 25.3, Lâm yêu cầu trả tiền nhưng anh Kiên không có nên đem điện thoại, nhẫn cưới đi cần trả 3 triệu tiền lãi và hứa sẽ trả tiền gốc khi bán được hàng.
Ngày 3.4, Lâm tiếp tục gọi điện yêu cầu anh Kiên đến nhà trên đường Hoàng Hoa Thám, phường Phủ Hà để nói chuyện. Tại đây, Lâm đã cởi hết áo quần đánh đập anh Kiên và lệnh cho Linh, Thanh, Phi thay phiên nhau canh giữ, không cho nạn nhân về nhà.
Video đang HOT
Thanh, Phi và Linh tại cơ quan công an. Ảnh: Tuấn Kiệt
Tối 4.4, Lâm cho Thanh, Phi đưa anh Kiên về nhà để lấy một số vật dụng sau đó đưa về lại nhà mình giam giữ.
Ngày 5.4, Lâm tiếp tục cho đàn em đưa Kiên về nhà thu một bộ bàn ghế gỗ. Sau đó, chúng đưa anh Kiên đến các nơi bán than tổ ong để thu tiền thì nạn nhân trốn thoát và trình báo công an sở tại.
Sáng 20.4, cảnh sát đã bắt giữ băng nhóm trên. Khám xét nơi ở của nhóm này, cảnh sát thu giữ 5 bình xịt hơi cay cùng nhiều hung khí như mã tấu, ống tuýt sắt.
Theo Huỳnh Hải (Zing)
Các chủ tàu cá nói gì vụ 4 ngư dân bị trói, xích vì nợ tiền ứng?
"Chủ tàu Tiến và những người đi cùng đã trói, xích trái phép 4 ngư dân vì sợ họ bỏ trốn không trả tiền ứng là vi phạm pháp luật. Nhưng đây là "giọt nước tràn ly" của tình trạng ngư dân đi bạn (làm công) ứng mượn tiền công trước của chủ tàu nhưng không đi hoặc nhảy sang đi tàu khác", ông Nguyễn Văn Tin - một chủ tàu cá ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) bày tỏ.
Ngày 23.3, liên quan đến vụ 4 ngư dân tỉnh Bình Thuận bị bắt giữ và xích trái phép trên 2 tàu cá (QNg 93839 TS và QNg 92450 TS; do ông Dương Minh Tiến, ở xã Nghĩa An, TP.Quảng Ngãi làm chủ), một cán bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết cơ quan này đang phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra.
Trước đó, nhiều chủ tàu cá ở Quảng Ngãi đã gặp gỡ và gọi điện thoại với Dân Việt để bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của mình.
Khan hiếm lao động, việc cho ứng trước tiền công là cách mà các chủ tàu cá thu hút ngư dân đi tàu của mình.
Theo các chủ tàu cá, trong những năm gần đây, số lượng phương tiện tăng nhưng ngư dân đi bạn ngày một ít. Để tàu ra khơi đánh bắt, các chủ tàu phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi trong và ngoài tỉnh tìm kiếm, tìm mọi cách để giữ chân và thu hút ngư dân. Phổ biến nhất là việc cho ngư dân ứng, mượn tiền công trước.
"Nơi khác thì không biết chứ ở xã Phổ Thạnh này, tôi dám chắc 100% chủ tàu một khi bạn gọi hỏi ứng, mượn tiền thì dù trong nhà không có một xu cũng tìm mọi cách kể cả cầm cố, vay nóng với lãi suất cắt cổ để đưa. Số tiền cho ứng, mượn từ 5-40 triệu đồng/người. Riêng đối với số lao động có kinh nghiệm, chủ tàu còn cho mượn tiền sắm xe gắn máy xịn hoặc làm nhà để giữ chân với số tiền lên đến cả trăm triệu đồng", một chủ tàu khẳng định.
Chủ tàu Lựu, người đã từng tố cáo việc ngư dân ứng tiền của mình không chịu trả và đi bạn cho tàu khác.
Chính vì sự ưu ái này, nhiều ngư dân lợi dụng mượn, ứng tiền trước của chủ tàu để tiêu xài cá nhân, cờ bạc với số tiền lớn nhưng sau đó không đi hoặc bỏ đi tàu khác để được cho mượn tiếp. Thuyền trưởng Võ Văn Lựu (ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, Bình Sơn) chán nản: "Năm 2017 vừa qua, sau khi hỏi và được tôi cho mượn gần 200 triệu đồng về sắm Tết, số ngư dân ở tỉnh Khánh Hòa đi tàu tôi đều hứa chắc nịch qua Tết sẽ ra tiếp tục đi biển. Nhưng đến ngày ra khơi, gọi hàng chục lần không thấy ai, tôi đành phải đón xe vào tận nơi đòi lại, rồi tìm người khác thay thế".
Một trong số ngư dân tỉnh Bình Thuận bị chủ tàu Tiến trói trái phép vì sợ trốn không trả tiền đã ứng trước.
Các chủ tàu cá Quảng Ngãi bày tỏ: "Đòi được toàn bộ số tiền ứng như thuyền trưởng Lựu là may mắn, rất hiếm. Còn phần lớn chỉ đòi lại được một phần hoặc không được đồng nào cả, nhất là số trường hợp ở các tỉnh khác đến. Bởi khi tìm đến, họ không có ở nhà, còn người thân thì giấu không cho biết chồng, con mình đang đi biển ở đâu. Sau nhiều lần tốn công sức tìm không xong, đành phải bỏ không khoản tiền đã ứng".
Chủ tàu Phan Thanh Hiếu (ở Thạch By 2, xã Phổ Thạnh, Đức Phổ) cho biết, 2 năm qua, số tiền của ông đã cho ngư dân mượn mà không biết bao giờ mới đòi lại được ước trên 100 triệu đồng.
4 ngư dân tỉnh Bình Thuận bị trói trên tàu ông Tiến đã được lực lượng chức năng Quảng Ngãi giải cứu vào ngày 19.3 vừa qua.
Tuy nhiên, với ngư dân mượn tiền là người địa phương giở trò trên, nhiều chủ tàu cá đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp.
Vào năm 2014, cùng với 4 chủ tàu cá ở địa phương, ông Nguyễn Lưu (chủ tàu cá ở Đức Phổ) đã gửi đơn đến cấp thẩm quyền huyện này để tố cáo ngư dân N.V.H mượn 60 triệu đồng nhưng không trả mà bỏ sang đi tàu khác.
Còn bà Phạm Thị Hương - Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho hay: "Việc chủ tàu cho ngư dân mượn tiền để thu hút đi bạn, đa số là do hai bên tự thỏa thuận bằng miệng. Vì vậy khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng, cơ quan chức năng rất khó để can thiệp, giải quyết...(?)".
Theo Danviet
Thiếu trách nhiệm, nguyên Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước chuẩn bị hầu tòa Ông Đặng Thanh Bình cùng đồng phạm thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi để Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.000 tỉ đồng của Ngân hàng Xây dựng. Ngày 22/3, Viện KSND Tối cao đã ban hành và tống đạt cáo trạng truy tố ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà...