Bảng chiều cao và cân nặng theo chuẩn mới của trẻ dưới 5 tuổi
Các bà mẹ có thể yên tâm nếu con gái mình chỉ nặng 8,9 kg khi tròn năm. Còn nếu là bé trai, cân nặng 9,6 kg đã được coi là lý tưởng, theo chuẩn tăng trưởng mới của Tổ chức Y tế Thế giới. So với trước đây, yêu cầu về cân nặng của các bé nhìn chung thấp hơn một chút. Chẳng hạn: trước đây, thể trọng lý tưởng khi tròn năm phải là 10,2 kg với bé trai và 9,5 kg với bé gái. Tuy nhiên, khi bước vào độ tuổi lên 2, chiều cao theo chuẩn mới lại cao hơn chuẩn cũ khoảng 2cm.
Như vậy, khi áp dụng bảng này vào Việt Nam từ năm 2008, nước ta sẽ có nhiều trẻ thuộc diện thấp còi hơn, nhưng nhiều bậc phụ huynh sẽ yên tâm hơn về cân nặng của con mình.
Chuẩn tăng trưởng mới được coi là chính xác hơn rất nhiều bởi nó dựa vào cuộc khảo sát trên trẻ em ở nhiều quốc gia ở đủ các châu lục những em bé này đều được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và được nuôi dưỡng đúng cách trong 5 năm sau đó. Còn tiêu chuẩn cũ chỉ dựa vào khảo sát trẻ em Mỹ và nhiều trẻ trong số đó được nuôi bằng sữa ngoài (thường tăng cân nhiều hơn khiến những trẻ bú sữa mẹ phát triển bình thường có thể bị coi là thiếu cân).
Bảng chuẩn tăng trưởng của trẻ em trên toàn thế giới (áp dụng cho cả trẻ em Việt Nam), theo chuẩn tăng trưởng mới của WHO
Trẻ trai:
Tuổi
Trung bình
Suy dinh dưỡng
Thừa cân
0
3,3 kg- 49,9 cm
2,4 kg – 46,1 cm
4,4 kg
1 tháng
4,5 kg – 54,7 cm
3,4 kg – 50,8 cm
5,8 kg
3 tháng
6,4 kg – 58,4 cm
5 kg -57,3 cm
8 kg
6 tháng
7,9 kg – 67,6 cm
6,4 kg – 63,3 cm
9,8 kg
12 tháng
9,6 kg – 75,7 cm
7,7 kg -71,0 cm
12 kg
18 tháng
10,9 kg – 82,3 cm
Video đang HOT
8,8 kg -76,9 cm
13,7 kg
2 tuổi
12,2 kg – 87,8 cm
9,7 kg – 81,7 cm
15,3 kg
3 tuổi
14,3 kg – 96,1 cm
11,3 kg – 88,7 cm
18,3 kg
4 tuổi
16,3 kg – 103,3 cm
12,7 kg – 94,9 cm
21,2 kg
5 tuổi
18,3 kg – 110 cm
14,1 kg -100,7 cm
24,2 kg
Trẻ gái:
Tuổi
Bình thường
Suy dinh dưỡng
Thừa cân
0
3,2 kg – 49,1 cm
2,4 kg – 45,4 cm
4,2 kg
1 tháng
4,2 kg – 53,7 cm
3, 2 kg – 49,8 cm
5,5 kg
3 tháng
5,8 kg – 57,1 cm
4, 5 kg – 55,6 cm
7,5 kg
6 tháng
7,3 kg – 65,7 cm
5,7 kg – 61,2 cm
9,3 kg
12 tháng
8,9 kg – 74 cm
7 kg – 68,9 cm
11,5 kg
18 tháng
10,2 kg – 80,7 cm
8,1 kg – 74,9 cm
13,2 kg
2 tuổi
11,5 kg – 86,4 cm
9 kg – 80 cm
14,8 kg
3 tuổi
13,9 kg – 95,1 cm
10,8 kg – 87,4 cm
18,1 kg
4 tuổi
16,1 kg – 102,7 cm
12,3 kg – 94,1 cm
21,5 kg
5 tuổi
18,2 kg – 109,4 cm
13,7 kg – 99,9 cm
24,9 kg
Thông tin trên được Hội Nhi khoa VN công bố tại buổi họp báo về khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em VN và chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới ngày 13-11, tại Hà Nội.
Theo Khảo sát mới nhất của Hội Nhi khoa VN, hiện nay đã có một bộ phận trẻ em Việt Nam đạt được mức chuẩn tăng trưởng này (tập chung chủ yếu ở các khu vực thành thị). Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ trẻ (chủ yếu ở khu vực nông thôn) vẫn còi cọc, suy dinh dưỡng do thiếu chất như: dầu, mỡ, vitamin các loại. Nếu những đứa trẻ không được sớm bổ sung dinh dưỡng sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng thấp bé, nhẹ cân khi trưởng thành, ảnh hưởng đến sự phát triển giống nòi chung.
Cùng đó, GS. NGuyễn Công Khanh, Phó chủ Chủ tịch Hội Nhi khoa VN lại cảnh báo về một bộ phận trẻ em thành phố lại ăn quá thừa dinh dưỡng do ăn nhiều thịt, chất béo. Hiện tình trạng béo phì ở trẻ em Hà Nội là 7,9% và TPHCM là 22,7%
Cũng theo các chuyên gia, hướng mới trong điều trị hiện nay: bổ sung cho trẻ những chất cần thiết: kẽm, khoáng chất, lysine, các vitamin nhóm B… mà chế độ ăn hàng ngày chưa cung cấp đủ.
Lysine, hoặc L-lysine, là một acid amin thiết yếu, nó cần thiết cho sức khỏe con người nhưng cơ thể không thể sản xuất nó, lysine đã được nhận từ thực phẩm. Lysine đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Lysine xuất hiện để giúp cơ thể hấp thụ canxi, và nó đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, một chất quan trọng cho xương và mô liên kết bao gồm da, gân và sụn.
Không đủ lysine có thể gây ra mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, mất vận động, cảm giác ngon miệng, mắt đỏ ngầu, tăng trưởng chậm, thiếu máu, và các rối loạn sinh sản.
Canxi: là thành phần không thể thiếu cho sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ, thiếu canxi trẻ sẽ chậm phát triển chiều cao, còi xương.
Vitamin D3: giúpxương và răng khỏe mạnh, thông qua cơ chế giúp tăng cường hấp thu và chuyển hóa Canxi trong cơ thể, chống còi xương và suy dinh dưỡng.
Vitamin B1:có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể
Đồng hoá đường: vitamin B1 cần thiết cho việc tạo ra một loại enzym (tham gia vào thành phần của coenzyme) quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hoá đường và quá trình phát triển của cơ thể. Khi thiếu vitamin B1 axit pyruvic sẽ tích lũy trong cơ thể gây độc cho hệ thống thần kinh. Vì thế nhu cầu vitamin B1 đối với cơ thể tỉ lệ thuận với nhu cầu năng lượng.
Nhân tố ngon miệng: kích thích sự tạo thành một loại enzyme tham gia vào quá trình đồng hoá thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn.
Sự cân bằng về thần kinh: Vitamin B1 tham gia điều hòa quá trình dẫn truyền các xung tác thần kinh, kích thích hoạt động trí óc và trí nhớ.
Vitamin B2: Trong cơ thể, vitamin B2 có nhiều vai trò quan trọng: là thành phần quan trọng của các men oxydase trực tiếp tham gia vào các phản ứng ôxy hóa hoàn nguyên khống chế các phản ứng hô hấp chuyển hoá của tế bào chuyển hoá các chất: đường, đạm, béo ra năng lượng để cung cấp cho các tế bào hoạt động tác động đến việc hấp thu, tồn trữ và sử dụng sắt trong cơ thể (rất quan trọng trong việc phòng chống thiếu máu do thiếu sắt).
Ở mắt: Ngứa, rát bỏng, sợ ánh sáng, chảy nước mắt. Viêm bờ mi hoặc loét mi. Sung huyết mắt. Viêm kết mạc kết tụ quanh rìa. Viêm giác mạc chấm nông hoặc viêm kết, giác mạc bong. Dẫn đến hoại tử và loét sâu (không do vi khuẩn), quáng gà, đục nhân mắt. Đáy mắt đôi khi có phù gai thị, chảy máu võng mạc.
Toàn thân: Mệt mỏi, giảm khả năng làm việc. Vết thương lâu lành thiếu máu rối loạn chức năng ruột, ăn không tiêu viêm ruột kết mạn tính suy gan, viêm gan cấp phát ban, ngứa toàn thân và bong vảy viêm mép (nứt, loét) viêm lưỡi (có màu tím hoặc đỏ, lưỡi hình bản đồ) phù ở niêm mạc môi hoặc teo niêm mạc môi viêm da tăng tiết bã nhờn (ở mặt, bìu dái, âm hộ) trẻ con chậm lớn.
Vitamin B6: Vitamin này còn được gọi là pyridoxine. Vitamin B6 đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó cũng giúp điều chỉnh hormone trong cơ thể. Vitamin B6 được sử dụng cho quá trình chuyển hóa và cải thiện chức năng của não.
Công ty cổ phần dược phẩm Phúc Lâm với nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các sản phẩm cốm bổ trẻ em, nhằm khắc phục tình trạng biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng … Hiện nay công ty đã sản xuất thành công và đưa ra thị trường sản phẩm cốm bổ trẻ em Catakid ZIN để bổ sung kẽm, canxi, lysine, vitamin B1, B2, B6, D3
Catakid ZIN giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường sức đề kháng, miễn dịch của trẻ, giúp trẻ thích nghi với môi trường sống tốt hơn, hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng, cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng.
Catakid ZIN sử dụng rất đơn giản, có thể cho trẻ ăn trực tiếp hay pha với sữa, nước hoặc thức ăn.
Theo SKDS
Tự chẩn bệnh "thiếu vitamin"
Làm việc bằng máy tính nhiều gây mỏi mắt hay đôi lúc tay chân bạn bị tê dại... là những triệu chứng bạn có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Bạn hãy thử làm bác sỹ "thăm khám" cho những người thân trong gia đình mình theo những hướng dẫn dưới đây.
Vitamin A có trong các loại thực phẩm như: bí ngô, cà chua, cà rốt...
- Thiếu vitamin A: Sợ ánh sáng, dễ mỏi mắt, dễ mắc bệnh viêm kết mạc, sức đề kháng cảm cúm kém, rụng tóc.
- Thiếu vitamin B1: Tiêu hoá kém, sức chịu đựng kém, da khô, sắc da xấu, tay chân có lúc bị tê dại.
- Thiếu vitamin B2: Chân tay nóng, da nhiều dầu, gầu nhiều, ăn cơm xong có lúc bị mờ mắt.
Bạn nhớ bổ sung đầy đủ vitamin bị thiếu
- Thiếu vitamin B3: Mất ngủ, miệng hôi, vô cớ đau đầu, tinh thần ủy mị.
- Thiếu vitamin B6: Hay bị chuột rút, vết thương ngoài da không lành, phụ nữ có thai buồn nôn nhiều.
- Thiếu vitamin B12: Chán ăn, trí nhớ kém, thở không đều, không tập trung tinh thần.
- Thiếu vitamin C: Dễ chảy máu cam, dễ cảm, miệng và lưỡi khô, chảy máu răng, khả năng thích nghi với nhiệt độ môi trường thay đổi kém.
- Thiếu vitamin E: Tứ chi mỏi mệt, dễ ra mồ hôi, da khô, tóc chẻ, căng thẳng tinh thần, phụ nữ đau bụng khi có kinh.
Theo Giadinh
Tác dụng chữa bệnh của cà chua Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, 8%...