Bán Vertu – Chiến lược khôn ngoan của Nokia
Nokia tuyên bố sẽ bán Vertu – thương hiệu điện thoại hạng sang của nhà sản xuất này. Một vài nguồn tin cho biết có một nhà đầu tư chuyên về lĩnh vực tài chính đã bỏ tiền ra mua Vertu.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Nokia không dễ “bán gọn” Vertu và cũng không thể có công ty hay bất kì tổ chức nào có thể “mua trọn” Vertu. “Nokia dù có bán sạch sành sanh mọi thứ trong Vertu, từ chiếc bàn giám đốc điều hành cho tới các con ốc vít trong phân xưởng sản xuất thì Vertu vẫn là của họ”. Ai dám mua Vertu của Nokia?
Những ẩn số cuối năm 2011
Sau hàng loạt các thất bại thời gian gần đây trong lĩnh vực Feature-phone và Smartphone, Nokia đã có nhiều giải pháp tích cực như liên kết với Intel để sản xuất hệ điều hành chung và các thiết bị sử dụng hệ điều hành này, hợp tác với Microsoft để sử dụng Windows Phone 7 trong nhiều model điện thoại mới cuối năm 2011, đầu năm 2012. Kết quả doanh thu của các dòng Nokia Windows Phone 7 trong cuối năm 2011 được Nokia thông báo là “khả quan” nhưng hãng này từ chối cho biết con số cụ thể.
Đầu tháng 12-2011, tờ Financial Times trích dẫn một nguồn tin thân cận khẳng định Nokia đang có ý định bán Vertu cho các đối tác có khả năng. Bình luận trên Financial Times đưa đến gợi ý rằng, Nokia đang nhắm đến tập đoàn ngân hàng lớn nhất tại Mỹ là Goldman Sachs để làm “chủ mới” của Vertu. “Tuy nhiên, các cuộc đàm phán vẫn đang ở giai đoạn đầu”, bài viết trên Financial Times nêu rõ. Việc bán một thương hiệu nổi tiếng trong hơn 20 năm qua của Nokia được xem là một “hiện tượng lạ” khi hàng năm, doanh thu của bộ phận này mang về cho Nokia ước tính nằm trong khoảng từ 200 triệu Euro đến 300 triệu Euro (khoảng 268 triệu USD đến 402 triệu USD). “Dường như Nokia đang cần tiền, rất nhiều tiền cho những dự án lớn nên mới phải bán đi Vertu.”.
Vertu trở thành đẳng cấp như thế nào?
Video đang HOT
Theo các sử liệu chính thức do Nokia công bố, Vertu là một Công ty con của tập đoàn điện thoại hàng đầu Phần Lan là Nokia. Nokia được thành lập năm 1865 từ ý tưởng của kĩ sư Fredrik Idestam. Tuy thế, vào thời 1856, điện thoại không phải là thứ mà Nokia kinh doanh, thay vào đó, họ bán giấy, bao bì, ủng cao su… Đến năm 1903, Nokia nhảy sang xây dựng nhà máy trong lĩnh vực thủy điện và khái niệm điện thoại vẫn còn rất xa lạ với công ty này. Sang năm 1981, khi điện thoại quốc tế phát triển ở Bắc Âu thì hãng Nokia chính thức tham gia thị trường này và giới thiệu chiếc điện thoại di động mạng NMT dùng trong xe hơi. Hệ thống mạng GSM ra đời năm 1991 và ngay lập tức, những điện thoại Nokia chạy trên mạng này xuất hiện. Năm 1992, các model Nokia 100 được tung ra thị trường và trong gần hơn 20 năm qua, Nokia nhanh chóng vươn lên thống trị thị trường di động toàn cầu.
Vào tháng 2 năm 1998, khi danh sách các người giàu có xuất hiện trên mặt báo và nhu cầu hàng hiệu tăng dần với các nhãn hàng nước hoa, mĩ phẩm, quần áo… của các công ty của Pháp, Ý… thiết kế trưởng Frank Nouvo của Nokia đã khởi phát sáng kiến xây dựng một thương hiệu điện thoại xa xỉ cho người giàu trên toàn cầu. Tháng 10 năm 1998, sau khi được chấp thuận bởi một cuộc bỏ phiếu của các thành viên hội đồng quản trị, thương hiệu Vertu ra đời, Nokia giới thiệu các model đầu tiên của dòng điện thoại này được chế tác hoàn toàn thủ công và sử dụng vật liệu vàng, bạc, da quý để làm lớp vỏ bọc bên ngoài. Vertu nhanh chóng nổi danh toàn thế giới nhờ vào giá trị và đẳng cấp các sản phẩm của nó. Sự ra đời và phát triển của Vertu dẫn đến sự thành lập của nhiều thương hiệu điện thoại xa sỉ khác như Mobiado, Goldvish cùng nhiều nhà chế tác điện thoại xa sỉ (dát vàng, đính kim cương cho điện thoại) tư nhân khác.
Chiến lược khôn ngoan
Nokia đang muốn tập trung cho chiến lược phát triển smartphone của mình trong lúc đang bị các đối thủ như Samsung, HTC… bám đuổi quyết liệt trong khi Apple đã hất cẳng họ khỏi nhiều thị trường mà Nokia từng thống trị, chuyên gia trên GSM Arena cho biết. “Nokia bán Vertu đó nhưng thực chất thì họ chẳng bán gì cả. Việc bán Vertu sẽ mang lại cho Nokia một khoản tiền khổng lồ bởi các điện thoại của thương hiệu này luôn có giá từ nhiều chục ngàn cho tới cả trăm ngàn USD. Số tiền ấy sẽ giúp rất nhiều cho những chiến lược riêng của Nokia. Tuy thế, không ai có thể mua trọn được Vertu”.
Vertu vẫn sẽ ở lại với Nokia bởi các kĩ thuật chế tác độc quyền, các ý tưởng phát triển và những bí mật công nghệ khác đều do Nokia nắm giữ, hệ thống nhân lực do Nokia quản lí và các kĩ thuật tiên tiến do Nokia cung cấp. Nói cách khác, Nokia là linh hồn của Vertu. Như vậy, sau khi bán Vertu, các đối tác mua nó chỉ có thể mua được cái tên, còn lại mọi công việc sản xuất vẫn sẽ do Nokia duy trì. Do đó, Nokia sẽ không phải chi quá nhiều tiền vào việc sản xuất Vertu mà sẽ có thêm đối tác góp chung làm. Lẽ dĩ nhiên, lợi nhuận sẽ chia đôi nhưng với vai trò người nắm… cán, Nokia sẽ có thể linh hoạt để có lợi hơn, nhất là hệ thống phân phối của Vertu vẫn cần sự trợ giúpcủa Nokia. Như vậy, sau vụ “bán sạch” này, Nokia chẳng mất gì mà còn được rất nhiều.
Theo ICTnew
Nghèo tính năng, giàu giá trị
Nếu như những chiếc điện thoại iPhone 4 có giá bán lẻ khoảng 600-700 USD thường được coi là "hàng cao cấp" thì đứng trước các dòng điện thoại siêu sang, chúng dường như chưa là gì cả.
Thực tế, những mẫu máy với giá bán lẻ trung bình từ 5.000 USD trở lên mới chính là món đồ cao cấp mà những người dùng giàu có, tiếng tăm thường hướng tới. Trong thời gian gần đây, vị thế độc quyền của Vertu (thuộc Nokia) trên thị trường điện thoại siêu sang đang dần bị cạnh tranh trước vô số các thương hiệu khác như Gresso, Goldvish, Porsche Design... Thêm vào đó, nhiều nhà sản xuất điện thoại phổ thông cũng bắt tay với các thương hiệu cao cấp nhằm tìm cách tham gia thị trường đẳng cấp này, như LG và Prada, Motorola và D&G, Tag Heuer và Modelabs... Vậy, điện thoại siêu sang có gì thú vị? Liệu chúng có đáng tiền?
Thực tế, những chiếc điện thoại siêu sang đều có một điểm chung là không quá nổi bật về mặt tính năng kĩ thuật so với các sản phẩm phổ thông trên thị trường. Ngay như chiếc điện thoại thông minh Tag Heuer Link cũng chỉ chạy hệ điều hành Android 2.2, bộ nhớ 256 MB, thẻ microSD 8 GB, hỗ trợ kết nối Bluetooth, Wi-Fi, 3G - không hề nổi bật trước làn sóng Android hay iOS hiện tại). Tuy nhiên, Link vẫn được xem là mẫu điện thoại lý tưởng dành cho các nhà thám hiểm, các vận động viên thể thao và doanh nhân rủng rỉnh túi tiền.
Ở góc độ nào đó, nếu như iPhone được xem như chiếc xe hơi thể thao Chevrolet Corvette thì với giá cao hơn, người dùng còn có thể tìm thấy những lựa chọn như Mercedes Maybach, Ferrari Enzo, BMW Rolls & Royce Phantom, Bugatti Veyron... Thậm chí, giá của những chiếc điện thoại "khủng" cũng chẳng thua gì một chiếc xe xịn cả.
Cũng tương tự các loại xe đẳng cấp sang trọng, mỗi dòng máy siêu sang lại có những đặc tính riêng độc đáo giúp cho nó duy trì được vị thế của mình. Đặc tính này có thể là lịch sử thương hiệu, sự hiện diện của các loại vật liệu quý như đá saphire, vàng, kim cương, vàng trắng (platinum), hồng ngọc, gỗ quý, da thật... hoặc những thiết kế cả về ngoại hình lẫn nội dung thực sự nổi trội. Một số dòng có giá cao đơn thuần vì việc được "bảo hộ" về mặt thương hiệu của một hãng tiếng tăm khác (điển hình như Vertu Ascent được gắn mác Ferrari chẳng hạn).
Đáng chú ý, một số dòng máy cũng có thể đắt tiền vì một số lý do khác nữa như độ hiếm. Phiên bản Vertu Diamond có đúng 200 chiếc được sản xuất và bán ra ở mức giá 88.000 USD, có nạm kim cương trên lớp vỏ máy bạch kim. Bên cạnh đó, ngoài những giá trị trên máy, Diamond còn cung cấp cho người dùng dịch vụ mang tên Vertu Concierge. Dịch vụ ưu tiên miễn phí trong vòng một năm đầu này là sự hợp tác giữa hãng sản xuất điện thoại với một vài nhà cung cấp khác trên toàn cầu. Chỉ cần bấm một nút bên hông của máy Vertu, chủ nhân có thể liên hệ ngay được với những người quản lý chuyên đặt chỗ các dịch vụ như vé các sự kiện, ăn uống, di chuyển cao cấp, khách sạn... trên toàn cầu với khung thời gian 24/7. Đây thực sự là giá trị gia tăng rất tuyệt vời đối với những doanh nhân bận rộn.
Đáng chú ý, sự phát triển của các dòng smartphone cảm ứng như iPhone, Android trong thời gian gần đây ít nhiều ảnh hưởng đến điện thoại xa xỉ. Các nhà sản xuất chuyên về di động siêu cấp trong vài năm trở lại đây cũng bắt đầu cuốn vào cuộc chạy đua smartphone. Vertu đã có bản chạy Symbian cảm ứng hay bàn phím QWERTY, còn Mobiado sở hữu thiết bị chạy Android với bộ ruột của Nexus S. Mặc dù vậy, những mẫu máy này cũng gặp sự cạnh tranh từ những sản phẩm do các nhà sản xuất trang sức thiết kế. Không khó để bạn tìm một chiếc iPhone đính hàng trăm viên kim cương hay thay lớp vỏ kim loại quý. Một mẫu điển hình là iPhone 4 được Stuart Hughes đính tới 6,5 carat kim cương với mức giá bán lẻ 19.999 USD. Chỉ có 50 chiếc như vậy được sản xuất.
Điều đáng ngạc nhiên là, Việt Nam là một số ít các quốc gia mà các thương hiệu xa xỉ như Vertu hay Mobiado bán tốt nhất. Ngoài hai tên tuổi trên, thị trường di động siêu cấp còn có sự tham gia của Motorola với dòng Aura, Porsche Design, Gresso hay các tên tuổi ít xuất hiện như Goldvish, Bellperre cũng có hàng bán thông qua cả hai kênh nhập chính ngạch hoặc xách tay. Bản thân việc đạt doanh số tốt cũng góp phần đẩy mạnh sự "ưu ái" của các nhà sản xuất. Vertu hiện tại đã có 6 cửa hàng trên toàn quốc đồng thời ngay hồi tháng 11, Việt Nam cũng là một trong 5 quốc gia đầu tiên được chọn để ra mắt mẫu Constellation mới với màn hình cảm ứng. Trong khi đó, Mobiado, Gresso, Porsche Design cũng đã có mặt chính thức tại VN.
Theo VietNamNet
"Dế" secondhand tiền tỷ: Ai mua? Tuy không rầm rộ, thế nhưng tại những thành phố lớn đều đang diễn ra hoạt động mua bán dế sang secondhand (hàng cũ) với giá trị từ vài chục triệu cho tới tiền tỷ. Chiếc Vertu Signature S Gold còn mới 98% tại Đại Dương Mobile. Dế siêu sang mất giá... Là người có kinh nghiệm kinh doanh điện thoại siêu sang...