Bàn tròn chứng khoán: Cơ hội kiếm lời vẫn lớn?
Việc thị trường vừa trải qua 2 tháng hồi phục khá mạnh sau đợt bán tháo hồi tháng 3 đã giúp phần lớn nhà đầu tư mới có được một khoản lời khá cao. Liệu xác suất kiếm lời trong tháng 6 có còn duy trì? Cùng Báo Đầu tư chứng khoán tìm câu trả lời từ một số chuyên gia chứng khoán trong chuyên mục Bàn tròn tuần này.
S ự h ồ i ph ụ c c ủ a m ộ t s ố mã l ớ n, cùng v ớ i tâm lý h ư ng ph ấ n c ủ a nhà đ ầ u t ư n ộ i đã giúp th ị tr ườ ng ti ế p t ụ c có nh ữ ng giao d ị ch kh ở i s ắ c trong tu ầ n qua, ch ỉ s ố VN-Index đang ti ệ m c ậ n v ề m ố c 890 đi ể m. Xu h ướ ng này li ệ u có ti ế p di ễ n trong tu ầ n t ớ i không, theo các ông/bà?
Ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế Vĩ mô và chiến lược thị trường, CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Tôi cho rằng với nền xung lực mạnh tại thời điểm hiện tại, chỉ số VN-Index vẫn có cơ hội cao duy trì đà tăng điểm trong tuần tới. Dù vậy, tôi cho rằng diễn biến tăng điểm sẽ “rung lắc” và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn với khi 1) vùng 900-920 đóng vai trò là kháng cự mạnh; 2) nhà đầu tư sẽ quay lại với thực tại là hoạt động sản xuất, kinh doanh hậu Covid-19 vẫn còn nhiều khó khăn và có thể xấu hơn so với kì vọng của thị trường khi những thông tin này được hé lộ dần trong thời gian tới.
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Chúng ta có thể nhận thấy thị trường đang có sự hưng phấn rất lớn nhờ sự tham gia của dòng tiền đi vào các nhóm cổ phiếu từ bluechip cho đến penny. Giao dịch chung của thị trường đã tăng gấp đôi năm trước với mức giao dịch bình quân trên 300 triệu cổ phiếu chuyển nhượng mỗi phiên tại sàn HOSE.
Thị trường Việt Nam thật ra cũng đang tương đồng với nhiều thị trường quốc tế khác là cùng tăng trưởng mạnh sau giai đoạn suy giảm vì dịch bệnh. Điểm cộng ở đây là Việt Nam đã kiểm soát dịch hoàn toàn và các hoạt động kinh tế xã hội đã trở lại bình thường so với nhiều quốc gia khác.
Chỉ số VN-Index sau khi chững lại quanh mốc 880 vài ngày đã vượt qua được ngưỡng cản tâm lý vì vậy xu hướng tăng trong tuần sau sẽ còn tiếp tục và tiệm cận gần hơn với ngưỡng 900.
Ông Nguyễn Hữu Bình, chuyên gia chứng khoán
Thị trường vẫn cho thấy dòng tiền tích cực và chưa có tín hiệu rút ra khỏi thị trường. Giá trị giao dịch dù tăng không mạnh như khối lượng giao dịch nhưng vẫn duy trì ở mức rất cao. Tuy nhiên, ở 2 tuần vừa qua cá nhân tôi nhận thấy thị trường có tín hiệu chốt lời nhiều hơn, đặc biệt ở nhóm tăng mạnh.
Ông Nguyễn Hữu Bình
Nhiều cổ phiếu vẫn đang loay hoay tại đỉnh nên nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo ngại rủi ro. Thực tế thị trường vẫn đang cho thấy dòng tiền mạnh nhưng chủ yếu tập trung vào 1 số cổ phiếu đầu cơ thị giá nhỏ như ITA, ROS, FLC …
Trong khi đó, có rất nhiều cổ phiếu hồi phục có mức giá vượt qua vùng giá trước dịch Covid như DBC, FRT, DGC, NTC, KDC… Nhiều cổ phiếu khác lại không còn quá nhiều biên độ tăng giá, ngoại trừ dòng tiền tiếp tục đẩy mạnh giá những cổ phiếu này tăng vượt qua các mốc kháng cực hiện tại.
TTCK thế giới vẫn đang thăng hoa nên có thể tuần tới vẫn có sự tích cực. Tuy nhiên, việc dòng tiền dịch chuyển vào nhóm Penny và nhóm Tài chính ngân hàng có thể là tín hiệu không tốt và nhà đầu tư vẫn nên thân trọng.
Th ị tr ườ ng đang ch ị u s ự ả nh h ưở ng l ớ n t ừ y ế u t ố dòng ti ề n. Sau khi lan t ỏ a t ừ nhóm bluechip, dòng ti ền thông minh đang hướ ng t ớ i phân khúc th ấ p h ơ n l à midcap v à penny. Ô ng/b à c ó g ó c nh ì n nh ư th ế nào v ề xu th ế dòng ti ề n trong th ờ i gian t ớ i?
Ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế Vĩ mô và chiến lược thị trường, CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Video đang HOT
Sau giai đoạn “tăng trong ngờ vực”, sự dẫn dắt tốt của nhóm cổ phiếu bluechip đã củng cố niềm tin của nhà đầu tư về xu hướng hồi phục rõ ràng và tôi cho rằng dòng tiền sẽ bắt đầu lan tỏa nhiều sang các nhóm cổ phiếu midcap và penny. Đây là những nhóm cổ phiếu được đánh giá rẻ hơn tương đối so với nhóm bluechip đã tăng nóng trong thời gian vừa qua.
Dù vậy, dòng tiền vào nhóm này có thể vẫn mang tính chất thăm dò ở một số mã với khung thời gian đầu tư ngắn hạn khi nền cơ bản, hoạt động kinh doanh của nhóm này còn nhiều khá năng và tiềm ẩn rủi ro cao.
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Trong tuần giao dịch vừa qua các nhóm bluechip lớn có thể chững lại và vì vậy chỉ số không gia tăng nhiều như các tuần trước đó, nhưng bù lại nhóm cổ phiếu midcap và penny đang là tâm điểm đầu tư hiện tại với hàng loạt cổ phiếu nhỏ đang trỗi dậy. Bản thân nhiều doanh nghiệp của nhóm penny này cũng đang có dấu hiệu hồi sinh với hoạt động kinh doanh được cơ cấu lại hiệu quả hơn.
Nhờ sự luân chuyển đều của dòng tiền mà thị trường luôn giao dịch sôi động và chỉ số chỉ cần nhún nhẹ là có lực cầu tham gia đỡ giá. Vấn đề dòng tiền có được tiếp tục duy trì trong thời gian tới khá quan trọng.
Ông Lê Anh Tùng
Trong ngắn hạn dòng vốn sẽ vẫn ở lại thị trường do các kênh đầu khác đang thiếu hấp dẫn hơn. Sẽ có một lớp nhà đầu tư mới tham gia thị trường để kiếm lợi nhuận và tạo thêm sự nhộn nhịp cho thị trường.
Tôi cho rằng thị trường sẽ còn hưng phấn cho đến nửa sau tháng 6 vào mùa báo cáo tài chính quý 2 các doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Hữu Bình, chuyên gia chứng khoán
Nói như kinh nghiệm thì giai đoạn cuối sóng thường dòng tiền sẽ tìm đến nhóm Penny và nhóm tài chính ngân hàng. Có thể thị trường còn tiếp tục tăng cao khi TTCK thế giới vẫn đang tăng mạnh.
Cá nhân tối cho rằng ngắn hạn là nên thận trọng, mua bán liên tục và gia tăng đòn bẩy là rủi ro lớn. Còn dài hạn thì vẫn còn rất nhiều cổ phiếu có cơ hội để đầu tư nếu như nhà đầu tư có cái nhìn tích cực hơn nữa với cơ hội nâng hạng, thu hút vốn, thoái vốn…
Th ự c t ế cho th ấ y, ph ầ n l ớ n nhà đ ầ u t ư m ớ i tham gia th ị tr ườ ng trong tháng 4, 5 đ ề u có l ợ i nhu ậ n. Hi ệ n t ạ i, khi th ị tr ườ ng đã tr ả i qua xu h ướ ng t ă ng đ i ể m h ơ n 2 th á ng, theo ô ng/bà, xác su ấ t tìm ki ế m l ợ i nhu ậ n trong tháng 6 nh ư th ế nào?
Ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế Vĩ mô và chiến lược thị trường, CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Tôi cho rằng nhà đầu tư vẫn có thể tìm kiếm lợi nhuận tốt trong tháng 6 dù sẽ gặp nhiều thử thách hơn so với tháng 4 và 5. Khi nhịp tăng điểm vừa qua còn khá dốc, những phiên điều chỉnh rõ ràng hơn trong tháng 6 có thể là cơ hội hấp dẫn để quay vòng mở lại trạng thái nắm giữ.
Ông Trần Đức Anh
Tôi cho rằng xu hướng tăng điểm vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong thời gian tới với những yếu tố hỗ trợ tốt gồm 1) kì vọng dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt trên thế giới và Việt Nam; 2) kì vọng sự phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế khi Việt Nam là một trong những nước sớm “bình thường hóa” nền kinh tế; 3) kì vọng kinh tế thế giới phục hồi nhờ những gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ lớn chưa từng có của nhiều nước.
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Nếu tính từ đáy thấp nhất vào đầu tháng 4 thì chỉ số VN-Index đã hồi phục 35% nhưng vẫn còn cách đỉnh 990 khoảng 10%. Đã có hai đợt sóng tăng liên tiếp và thị trường đang đi vào chu kỳ tăng thứ ba với kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể chinh phục lại mốc 900 thành công.
Dù lạc quan nhưng cũng có thể nhận thấy thị trường đang đi vào vùng quá mua và các phiên gần đây đang thiếu động lực mạnh để kéo chỉ số gia tăng bền vững.
Tháng 6 là giai đoạn chuẩn bị vào mùa báo cáo bán niên vì vậy thị trường sẽ có sự phân hóa mạnh dựa vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, thị trường sẽ không còn sự đồng thuận như trước và khả năng kiếm lợi nhuận sẽ khó khăn với nhà đầu tư với giai đoạn 2 tháng vừa qua. Việc giữ được thành quả là rất quan trọng trong giai đoạn này.
Ông Nguyễn Hữu Bình, chuyên gia chứng khoán
Như trên tôi đã đề cập một số vấn đề trong ngắn hạn và rủi ro có thể xảy ra đặc biệt khi mùa báo cáo bán niên sắp tới. Trong khi giá nhiều cổ phiếu đã hồi phục mạnh, đang gặp kháng cự mạnh hay nói cách khác là biên tăng giá ngắn hạn không còn nhiều.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng ngắn hạn giá cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh nên nếu như doanh nghiệp nào có kết quả kinh doanh tích cực, giá cổ phiếu đó sẽ tăng và ngược lại sự đảo chiều giảm giá là chắc chắn.
Sự phân hóa sẽ diễn ra mạnh trong tháng 6 này nên nhà đầu tư nào có niềm tin, hiểu rõ doanh nghiệp có thể chờ đợi cơ hội khi dong tiền dịch chuyển quay lại. Ngược lại, cần cẩn trọng với những doanh nghiệp có khả năng có kết quả kinh doanh kém mà giá cổ phiếu lại tăng mạnh thời gian vừa qua.
Ông Lê Ng ọc Nam, Tr ưởng phòng phân tích CTCK Tân Vi ệt (TVSI)
Nhà đầu tư mua là thắng trong tháng 4 và 5, tuy vậy số lượng mã đạt lợi nhuận cao đang thấp dần.
Trước hết phải nói rằng, tháng 3 thực sự là tháng tồi tệ nhất lịch sử chứng khoán chúng ta từ năm 2008 trở lại đây khi VN-Index giảm 24,5%, trong đó có tới 89,9% các mã trên sàn có lợi nhuận âm, tương đương tháng 11/2009 với 95% các mã trên sàn HOSE có lợi nhuận âm.
Ông Lê Ngọc Nam
Những tháng đầu năm 2020, thị trường chứng khoán như đang rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong 10 năm trở lại đây, từ đó tạo nên mức định giá rẻ một cách đột ngột so với thời điểm trước đó.
P/E của Việt Nam có những thời điểm rơi xuống hơn 9 lần, thấp hơn so với các nước trong khu vực như ThaiLan (15,2 lần), Indonesia (13,3 lần) và Phlippines (12,7 lần). Và chính điều này phần nào đó đã kích hoạt dòng tiền cả cũ lẫn mới, tạo nên cơ hội hội phục cho thị trường vào tháng 4 và tháng 5 khi các yếu tố dịch bệnh dần cải thiện, thị trường lấy lại được niềm tin.
Số lượng tài khoản mở mới tăng vọt trong tháng 4 và tháng 5 cho thấy một lượng lớn nhà đầu tư mới đã tham gia thị trường. Thống kê chúng tôi cho thấy, các nhà đầu tư mới có vẻ đang có kết quả đầu tư thuận lợi khi lần đầu tiên trong 10 năm, tỷ lệ các mã có lãi trong 1 tháng lên tới 86%, con số này tiếp tục duy trì trong tháng 5 với 77% – tức cơ bản nhà đầu tư mua bất kỳ mã nào thì xác suất thắng cũng khá cao.
Đặc biệt hơn, trong tháng 4 có tới 36% các mã mang lại lợi nhuận trên 20% trong tháng, con số này mặc dù giảm xuống 13,3% trong tháng 5, nhưng vẫn là con số cao hơn khá nhiều với mức trung bình 3,16% năm 2019.
Theo tôi, các tháng cuối năm có vẻ sẽ không còn dễ dàng như tháng 4 và tháng 5. Kết quả kinh doanh quý I đang cho thấy, mặc dù thời điểm chốt quý I là 31/3/2020 chưa phải là thời điểm thực hiện giãn cách xã hội nhưng bức tranh đã cho thấy rất nhiều điểm đáng lưu ý. Đây là quý đầu tiên lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp âm lớn nhất (-14,5%) kể từ sau năm 2008, và đặc biệt chú ý hơn là chủ yếu các doanh nghiệp sản xuất có lợi nhuận âm tới 54% so với cùng kỳ, chỉ có một vài cổ phiếu lớn trong các nhóm như bất động sản, Ngân hàng đóng góp chung cho lợi nhuận của thị trường.
Theo thống kê của chúng tôi cho thấy, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đang có sự thu hút lớn hơn nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Có 66,8% các mã có vốn hóa (>1.000 tỷ) có tỷ suất sinh lời tốt hơn so với VN-Index chủ yếu là Midcaps trong khi bluechip chỉ có khoảng 16%. Các mã bluechip thậm chí đang hồi phục kém hơn so với thị trường với 27% các mã hồi phục kém hơn index.
Theo tôi đánh giá, có vẻ như bluechips của thị trường đã được định giá khá cao thời gian vừa qua, do đó hồi phục của các mã này đã chậm hơn index, và nếu quả thực như vậy thì xác suất để thị trường hồi phục cao hơn mốc đầu năm là 960 có vẻ sẽ khó sảy ra.
Một trong những lưu ý thêm đối với nhà đầu tư rằng, mức sinh lời của các cổ phiếu như ở tháng 4 và tháng 5 rất khó để tiếp tục duy trì. Thống kê của chúng tôi cho thấy, tháng 5 tỷ lệ các mã có lợi nhuận dưới 10% đã là 63% cao hơn khá nhiều mức 13,6% của tháng 4.
Rõ ràng trong các tháng tiếp theo, tỷ lệ thị trường sẽ phân hóa nhiều hơn, tỷ lệ các mã đạt lợi nhuận cao có thể sẽ quay về mức trung bình các năm trước, 3-4% các mã đạt 20% theo tháng…
Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới hơn 100.000 tài khoản trong 3 tháng
Lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới đã chững lại trong tháng 5 với 33.953 đơn vị.
Chỉ trong 3 tháng (3, 4 và 5), lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới lên đến con số 102.427 đơn vị.
Theo số liệu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), tại ngày 31/5 có hơn 2,5 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tăng 30.808 tài khoản so với cuối tháng 4.
Tài khoản nhà đầu tư trong nước tăng 34.037 đơn vị, lên mức hơn 2,47 triệu tài khoản. Trong đó, lượng mở mới của nhà đầu tư cá nhân là 33.953 đơn vị (thấp hơn mức 7% so với con số mở mới của tháng 4) lên 2,46 triệu tài khoản. Như vậy, chỉ trong 3 tháng (3, 4 và 5), lượng tài khoản nhà đầu tư mở mới lên đến con số 102.427 đơn vị - xấp xỉ so với tổng tài khoản mở mới của 6 tháng cuối năm 2019 (102.712 đơn vị).
Số tài khoản nhà đầu tư trong nước tăng thêm mỗi tháng. Đơn vị: Tài khoản.
Trong khi đó, tài khoản của nhà đầu tư tổ chức trong nước tăng thêm 84 đơn vị (mức tăng của tháng trước là 69 đơn vị).
Còn đối với nhà đầu tư nước ngoài, lượng mở mới tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân ở tháng 5 có cải thiện hơn so với 2 tháng trước đó với 172 đơn vị lên 29.416 tài khoản, nhưng mức tăng của tổ chức chỉ là 15 đơn vị (tháng 4 tăng 16 đơn vị).
Tháng 5, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục hồi phục và được đánh giá có diễn biến tốt nhất châu Á. Việc kiểm soát tốt dịch bệnh đã tác động không nhỏ đến tâm lý của nhà đầu tư. Các nhóm ngành như ngân hàng, bất động sản, khu công nghiệp... đều phục hồi tốt. Nhiều mã bluechip tăng hơn hơn 20% trong tháng như VCB tăng 25,3% lên 85.200 đồng/cp, TCB tăng 20,3%, VHM tăng 20,4%... Theo đó, VN-Index đóng cửa tháng ở mức 864,47 điểm, tăng 95,36 điểm (12,4%). HNX-Index tăng 2,97 điểm (2,8%) lên 109,81 điểm.
Dòng tiền tiếp tục đổ mạnh vào thị trường với thanh khoản tháng 5 đạt 89.370 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 5,4 tỷ cổ phiếu, tăng 30% về giá trị và 10,2% về khối lượng so với tháng 4.
Trong báo cáo chiến lược đầu tư tháng 6, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết thị trường chứng khoán tháng 5 tăng rất mạnh nhờ sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư trong nước cũng như áp lực bán ròng từ khối ngoại giảm. Tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trong nước và tổ chức nước ngoài đạt lần lượt là 77% và 15% trong tháng 5 so với mức trung bình 72% và 17%.
Tuy nhiên, VDSC cho biết, dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân trong nước đã bắt đầu mua bán có chọn lọc hơn khi mà khối này bắt đầu luân phiên mua bán ròng trong tháng 5 thay vì mua ròng hoàn toàn trong các tháng trước đó.
Giao dịch chứng khoán sáng 4/6: CTD tăng mạnh trở lại, nhóm cổ phiếu chứng khoán bùng nổ Giao dịch tại 2 mã nhỏ ITA và HQC vẫn hút mạnh dòng tiền, nhưng sự chú ý phần nào cũng dành cho CTD và có thêm nhóm cổ phiếu chứng khoán dậy sóng. Trong phiên hôm qua, áp lực chốt lời khiến VN-Index giằng co nhẹ quanh tham chiếu ngay khi mở cửa, nhưng may mắn giữ được sắc xanh nhạt nhờ...