Bạn trẻ tham quan đường sách TP.HCM trong ngày đầu đón khách trở lại
Sáng 9-10, đường sách Nguyễn Văn Bình (Q.1, TP.HCM) bắt đầu đón khách trở lại sau hơn 3 tháng tạm ngưng vì dịch. Nhiều gia đình và bạn trẻ rủ nhau dạo chơi và mua sách tặng cho người thân.
Khách hàng thanh toán qua vách ngăn để hạn chế tiếp xúc – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Đường sách Nguyễn Văn Bình (Q.1, TP.HCM) có 20 gian hàng, tạm ngưng hoạt động để phòng chống dịch đã hơn 3 tháng nay.
Khi hay tin được phép hoạt động trở lại, nhân viên các gian hàng sách đã bắt đầu lau chùi, dọn dẹp cửa hàng, trang bị vách ngăn giữa người bán và người mua.
Để đảm bảo tiêu chí 5K, đường sách đã gắn máy quét mã khai báo ngay đầu cửa vào, đặt các bản chỉ dẫn lối ra vào để tránh tình trạng tập trung đông người. Mỗi gian chỉ đón tối đa 3 khách và có 2 nhân viên phục vụ.
Người tham quan đường sách Nguyễn Văn Bình (Q.1, TP.HCM) quét QR tiêm chủng COVID-19 – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Chị Nguyễn Thị Linh – bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định – chia sẻ: “Mình đi tuyến đầu 2 tháng qua, nay mình ra đường sách để mua vài cuốn sách để khi nào được về nhà gặp con sẽ tặng cho 2 đứa con ở nhà”.
Chị Nguyễn Hữu Ái My (Q.Bình Thạnh) bộc bạch: “Mình cảm thấy vui vì đường sách mở lại, mình đi tình nguyện viên nhưng hôm nay không có việc nên ghé ra đây.
Công tác phòng chống dịch tốt và kỹ lưỡng, mình thích mua sách trực tiếp hơn đặt sách online, mua trực tiếp mình có thể nắm rõ nội dung sách hơn”.
Anh Nguyễn Trường Sơn (Q.Bình Thạnh) dẫn con gái Quỳnh Lam đi mua truyện – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Nguyễn Hữu Ái My (Q.Bình Thạnh) cùng bạn đi lựa sách trực tiếp – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Chị Nguyễn Thị Linh – bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định (phải) – tìm mua sách để tặng 2 con ở nhà – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Đường sách trang bị khẩu trang, khử khuẩn cho người ‘quên’ mang khi vào tham quan – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Mỗi gian hàng đều chia 2 lối vào và ra – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Một số gian vẫn tạm ngưng phục vụ để kiểm kê – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Video đang HOT
Đường sách Nguyễn Văn Bình (Q.1, TP.HCM) hoạt động trở lại sau hơn 3 tháng tạm ngưng để phòng chống dịch COVID-19 – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
4 tháng TP HCM chống covid-19
15h ngày 26/5, người phụ nữ 38 tuổi ở Hóc Môn đến khám Bệnh viện Nhân dân Gia Định với biểu hiện đau họng, sốt, mất khứu giác...nhưng không yếu tố dịch tễ nào được ghi nhận.
Ngay sau đó, cặp vợ chồng ở quận 12 cũng vào viện với triệu chứng tương tự. Kết quả xét nghiệm xác định cả 3 dương tính nCoV. Khoa Cấp cứu bệnh viện lập tức bị phong toả.
Đội điều tra dịch tễ đã tìm ra điểm chung "cực kỳ quan trọng" của ba ca nhiễm - họ cùng sinh hoạt trong một nhóm tôn giáo, có trụ sở tại quận Gò Vấp. Từ đây, lực lượng phản ứng nhanh toàn thành phố kích hoạt, truy vết những người sinh hoạt trong nhóm tôn giáo này. Trong hai ngày, hơn 12.000 người có liên quan (F1, F2) đã lấy mẫu, cách ly. Nhưng "Bệnh nhân số 0" không thể xác định.
Kể từ đây, TP HCM bước vào những tháng ngày đuổi theo dịch bệnh với đợt lây nhiễm lớn nhất từ trước đến nay.
Kết quả giải mã gene sau đó xác định, nhóm bệnh nhân trên nhiễm biến chủng B.1.617.2 từ Ấn Độ - về sau được gọi tên Delta. Delta có thời gian ủ bệnh ngắn, khả năng phát tán mầm bệnh cao, lây lan nhanh, đã giúp nó sớm xâm nhập thành trì chống dịch trên khắp thế giới.
So sánh hệ số lây nhiễm R0 của biến chủng Delta với Alpha và chủng virus ban đầu.
Với mức độ nguy hiểm của Delta, TP HCM ghi nhận số ca nhiễm tăng cấp rất nhanh, trên tất cả các quận huyện. Lãnh đạo thành phố tuyên bố tình trạng nghiêm trọng sau 5 ngày ghi nhận những ca nhiễm biến chủng đầu tiên.
"Tình huống lúc này hết sức khó khăn, phức tạp, buộc thành phố phải có các biện pháp quyết liệt. Đây là thử thách mới", ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành uỷ TP HCM nói trong cuộc họp bàn phương án đối phó dịch hôm 30/5.
Một ngày sau, TP HCM bắt đầu đợt giãn cách xã hội đầu tiên kéo dài nửa tháng theo Chỉ thị 15 với yêu cầu không tụ tập từ 10 người, dừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu ...; ở những nơi ghi nhận nhiều ca nhiễm, thực hiện Chỉ thị 16 - người dân chỉ ra ngoài khi cần thiết, dừng hoạt động vận chuyển...
Nhưng sau 2 tuần, nhiều ổ dịch mới xuất hiện, xâm nhập các bệnh viện, nhà xưởng công nghiệp, khu dân cư. TP HCM đã tiếp nối những ngày giãn cách.
Sau 7 lần nâng cấp độ theo hướng lần sau cao hơn lần trước, người dân thành phố đã ở nhà hơn 100 ngày.
Cùng với giãn cách và phong toả, TP HCM thực hiện nhiều biện pháp trong giai đoạn khác nhau để dập dịch như: cách ly tập trung F1, truy vết "tách F0" khỏi cộng đồng, xét nghiệm toàn thành phố, cấp tập mở rộng các bệnh viện dã chiến...
Đã có nhiều mục tiêu, kỳ vọng thành phố sẽ kiểm soát được dịch trong tháng 7, tháng 8, nhưng viễn cảnh này không sớm diễn ra.
Đến 21/9, TP HCM ghi nhận 348.220 ca nhiễm sau 4 tháng bùng phát dịch.
Những ngày lúng túng
Số bệnh nhân tăng nhanh, các ổ dịch mới trong cộng đồng liên tục xuất hiện do dịch đã "thấm sâu" qua nhiều chu kỳ, TP HCM quyết định lấy mẫu xét nghiệm toàn thành phố trong 10 ngày, từ 26/6 đến 5/7.
Yêu cầu đặt ra cho ngành y tế là nâng công suất lên 500.000 mẫu xét nghiệm mỗi ngày. Tuy nhiên, sau thời gian ngắn thực hiện, kế hoạch này phát sinh nhiều bất cập. Năng lực không đảm bảo, áp lực chỉ tiêu lấy mẫu lớn dẫn đến việc nhập liệu không chuẩn, lấy mẫu chất lượng không cao, tỷ lệ phát hiện các ca F0 thấp - chỉ đạt 0,06-0,08%..., được đúc kết lại sau đó.
"Điều này cho thấy công sức đổ ra nhiều nhưng kết quả thu hoạch không cao gây lãng phí về nhân lực cũng như thời gian", Phó chủ tịch UBND TP HCM Ngô Minh Châu nói.
Thành phố sau đó lập Trung tâm điều phối công tác xét nghiệm, đồng thời thay đổi chiến lược, chuyển sang tập trung lấy mẫu ở các khu vực nguy cơ rất cao, rồi mở rộng theo các cấp độ.
Nửa đầu tháng 7, khi số người nhiễm tăng 23 lần so với tháng trước đó, công tác điều trị tại TP HCM bắt đầu khó khăn. Số lượng xe cấp cứu của Trung tâm 115 không đủ để đáp ứng yêu cầu chuyển bệnh, nhiều bệnh nhân phải nằm chờ.
Việc thu dung, điều trị F0 cũng được nhìn nhận có nhiều bất cập. Thời gian điều chuyển người bệnh đến viện còn chậm, lúng túng trong phối hợp, ảnh hưởng tới thời gian cấp cứu.
"Thực tế có một số bệnh viện không chịu nhận bệnh nhân trở nặng dưới quận huyện chuyển lên. Chủ tịch quận 7 đề nghị giúp một ca F0 đang rất nguy cấp mà không viện nào tiếp nhận, tôi phải nhờ Giám đốc Sở Y tế thành phố can thiệp", ông Nguyễn Thành Phong khi còn là Chủ tịch UBND TP HCM, nhìn nhận.
Về kịch bản ứng phó điều trị trong giai đoạn này cũng thay đổi liên tục, ngắn hạn nhưng không theo kịp số nhiễm. Từ kế hoạch chuẩn bị cho 15.000 ca bệnh được công bố vào ngày 8/7, đã tăng lên con số 50.000 giữa tháng 7 và nâng tiếp 100.000 một tuần sau đó.
Cùng với việc thay đổi các tầng điều trị, ngành y tế tiếp tục mở rộng cơ sở tiếp nhận bệnh nhân, thực hiện bệnh viện "tách đôi", lập 3 trung tâm hồi sức tích cực với tổng quy mô 3.000 giường... Tuy nhiên, việc mở rộng không gian điều trị đặt ra thách thức về nhân lực và trang thiết bị.
"Thành phố được trung ương tăng cường nhưng vẫn đang thiếu. Áp lực với ngành y tế thời điểm này rất lớn. Dù thành phố đã nỗ lực không ngừng nhưng năng lực có hạn", ông Phan Văn Mãi nói, khi đang ở cương vị Phó bí thư Thành ủy.
Bên cạnh đó, nhiều hạn chế khác cũng được thành phố nhìn nhận như xét nghiệm còn tập trung đông người, không tuân thủ giãn cách, trả kết quả chậm nên F0 lâu được chuyển tới nơi điều trị. Công tác hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện bộ tiêu chí an toàn trong sản xuất còn chậm, chưa chặt chẽ. Trong khu phong tỏa, cách ly còn tình trạng tiếp xúc, không đảm bảo quy định giãn cách dẫn đến lây nhiễm chéo.
Đánh giá về giai đoạn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đầu tiên, tại Hội nghị Thành ủy tối 25/7, Bí thư Nguyễn Văn Nên nói: "Thành phố làm được nhiều việc, cứu nhiều người, nhưng cũng còn nhiều thứ chưa làm được, nhiều người chưa cứu được. Đó là nỗi đau chung, khuyết điểm của hệ thống chính trị thành phố, khuyết điểm của người đứng đầu các cấp. Chúng ta phải xin nhân dân lượng thứ".
Thay đổi chiến lược
Quan điểm "TP HCM phải tính đến phương án sống chung với dịch" lần đầu được bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, khi ấy giữ chức Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC) nêu ra trong ngày thành phố ghi nhận số nhiễm tăng đột ngột - 667 ca, hôm 25/6.
"Có thể chúng ta cần tính tới phương án sống chung với lũ. Nghĩa là chúng ta chỉ truy tìm rắn độc thay vì đi tìm những con rắn nước", ông Dũng ví von. "Thời gian tới, TP HCM cần bảo vệ những nhóm nguy cơ, có bệnh nền. Những người này cần được tiêm vaccine phòng Covid-19 và áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Còn những nhóm khác có thể coi là mắc cúm".
Một tháng sau , TP HCM được triển khai chăm sóc và theo dõi sức khỏe F0 tại nhà nhằm giảm tải cho các bệnh viện trong khi số ca nhiễm vẫn không ngừng tăng. Đây được xem là thay đổi lớn nhất trong chiến lược điều trị F0. Đến nay, có hơn 66.000 F0 cách ly điều trị tại nhà, theo ghi nhận của ngành y tế.
"Thành phố xác định, khi chuyển sang chiến lược điều trị, hạn chế tử vong thì việc đếm ca dương tính không còn ý nghĩa lớn. Thay vào đó là đếm số ca tiếp nhận điều trị, trong đó bao nhiêu ca điều trị khỏi, bao nhiêu ca chuyển nặng và đặc biệt bao nhiêu ca tử vong", ông Phan Văn Mãi nói khi đề cập chiến lược mới của thành phố, hôm 3/8.
Hàng trăm trung tâm y tế lưu động với sự hỗ trợ của lực lượng quân y, các đội phản ứng nhanh cùng với nhân lực chi viện cho các trạm y tế ở 312 phường, xã, thị trấn được thành lập. Nơi này có nhiệm vụ cấp thuốc cho F0 đang ở nhà, chăm sóc, hỗ trợ chuyển viện khi bệnh nhân chuyển nặng.
Trước tỷ lệ tử vong tăng, đặc biệt trong tháng 8 - với mức trung bình gần 250 ca mỗi ngày, thành phố huy động nguồn lực điều trị tại tầng 2, 3 để giảm áp lực cho tầng trên; đồng thời liên thông các tầng điều trị để luân chuyển bệnh nhân theo các giai đoạn. Ngoài đầu tư trang thiết bị, thuốc kháng đông, kháng viêm, TP HCM cũng tăng cường oxy - vấn đề sống còn trong điều trị Covid-19, cho các bệnh viện...
Tám ngày qua, số bệnh nhân tử vong đã có xu hướng giảm - dưới 200 ca mỗi ngày.
TP HCM cũng đẩy mạnh chiến lược tiêm chủng nhằm tăng độ phủ nhanh nhất, khi được trung ương ưu tiên phân bổ vaccine. Nếu trong 3 đợt đầu, thành phố chỉ tiêm được hơn 100.000 liều thì đợt thứ 4 và 5 công suất tăng gấp 3 lần sau khi lập thêm 1.300 đội tiêm tại các quận huyện, hơn 300 địa điểm tiêm di động làm việc cả ban đêm, trong vùng phong tỏa...
Hiện, tỷ lệ tiêm chủng tại TP HCM đã đạt hơn 90% với gần 8,8 triệu liều. Trong đó, mũi 1 là hơn 6,7 triệu người và hơn 2 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi.
Sức ép mở cửa
TP HCM bước vào giai đoạn tăng tốc chống dịch trong 30 ngày, từ hôm 15/8, theo nghị quyết của Chính phủ. Lệnh giãn cách nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay được ban hành - người dân "ai ở đâu ở yên đó", để thành phố quyết tâm kiểm soát dịch trước ngày 15/9.
Bộ Quốc phòng huy động 132.000 bộ đội, dân quân tự vệ; Bộ Công an huy động cả nghìn cán bộ chiến sĩ đến hỗ trợ TP HCM giữ trật tự, cung cấp lương thực thực phẩm đến nhà dân...
Sau một tháng, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi đánh giá, thành phố đạt được một số kết quả như mở rộng vùng xanh lên 53%, một số địa phương đã kiểm soát được dịch; độ phủ mũi 1 vaccine đạt 90% dân số trên 18 tuổi; tỷ lệ tử vong giảm... Tuy nhiên, TP HCM chưa đạt tiêu chí "kiểm soát dịch" theo quyết định 3979 của Bộ Y tế (ca mắc mới trong cộng đồng phải giảm liên tục so với 2 tuần trước đó và giảm 50% so với tuần có ca mắc cao nhất trong đợt dịch).
"Nhưng dịch trên địa bàn đang diễn tiến theo chiều khả quan", Giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng cho biết.
Những ngày này, thành phố đang tiếp tục triển khai lấy mẫu xét nghiệm thần tốc để "phân loại nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời, hiệu quả, phấn đấu đạt tiêu chí kiểm soát dịch" theo yêu cầu. Hiện, biểu đồ ca nhiễm tại TP HCM đi ngang, trung bình mỗi ngày dao động từ 5.000 đến 6.000 người.
Đề cập đến áp lực "đóng cửa" kéo dài, ông Phan Văn Mãi nói: "Chúng tôi biết sức ép mở cửa rất lớn. Bởi đây là mong muốn của người dân, doanh nghiệp và nói thật chúng tôi cũng mong muốn như thế".
Tuy vậy, việc mở cửa lúc này, theo ông Mãi, dễ xảy ra nguy cơ dịch bùng phát và thực tế nhiều nước trên thế giới đã gặp phải. Đây cũng là lý do thành phố "rất cân nhắc" khi cho phép các hoạt động, dịch vụ trở về trạng thái "bình thường mới".
Vòng xoay ngã 7 - điểm giao giữa các đường Lý Thái Tổ, Lê Hồng Phong, Điện Biên Phủ, Ngô Gia Tự, Bà Hạt nhìn từ trên cao, tối 19/8. Ảnh: Thành Nguyễn
Trước quyết định tiếp tục giãn cách đến cuối tháng 9, khó khăn của người dân thêm chồng chất. Thành phố lần thứ 3 lên kế hoạch phân bổ gói hỗ trợ cho trên 7,3 triệu người. Tổng ngân sách dự kiến là 7.300 tỷ đồng. Ở hai đợt phân bổ trước đó với tổng số tiền hơn 6.000 tỷ nhưng chưa thể đủ.
Qua từng đợt triển khai, số lượng người nghèo khổ cần cứu trợ đều gia tăng, lần sau cao hơn lần trước, phạm vi cũng mở rộng.
"Đại bộ phận người lao động mất việc, không có thu nhập. Những người đã khó khăn trước đây, do giãn cách xã hội càng khó khăn. Những người vốn có cuộc sống cơ bản, do dịch bệnh kéo dài cũng thành người khó khăn", Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan nói khi thông báo gói hỗ trợ sắp tới.
Sau 4 tháng bùng phát tại TP HCM với sự xuất hiện của biến chủng Delta, hơn 348.200 người đã nhiễm virus và 13.626 người đã chết. Đại dịch cũng gây tổn hại kinh tế vô cùng lớn cho thành phố đóng góp hơn 25% tổng GDP cả nước.
Khảo sát của Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) và VnExpress, trong 21.000 doanh nghiệp, 70% đã đóng cửa. Hàng chục nghìn lao động mất việc, thu nhập giảm sút, đặc biệt là nhóm nhập cư và thu nhập thấp.
Sau thời gian dài ở nhà giãn cách xã hội, người dân được đến công viên Cảnh Đồi, quận 7 chiều 21/9. Đây là nơi đầu tiên ở TP HCM thí điểm hoạt động thể dục thể thao trong giai đoạn "bình thường mới". Ảnh: Quỳnh Trần
"Sức chịu đựng của xã hội đã đến hạn và sức chịu đựng của nền kinh tế cũng đã bị tổn thương, cần phục hồi sớm", Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên nói trong cuộc họp ngày 17/9 với các chuyên gia, bàn việc phục hồi kinh tế sau mở cửa.
Thành phố đang thí điểm mở cửa dần theo nguyên tắc an toàn, bảo vệ các kết quả đã đạt được. "Thời gian tới thành phố phải củng cố y tế cộng đồng, y tế tư nhân, bác sĩ gia đình, hệ thống nhà thuốc... để góp phần trong công tác điều trị", ông Nên nói.
Nhặt được 200 triệu đồng, điều dưỡng tìm trả lại người bệnh Một bệnh nhân khi đi khám ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) để quên số tiền 200 triệu đồng. Sau khi nhặt được, điều dưỡng Nguyễn Bá Hải nhanh chóng báo cáo lãnh đạo, tìm trả số tiền cho người đánh rơi. "Một người tốt, việc tốt đáng trân trọng và biểu dương" - bệnh nhân Khoa viết trong thư cảm...