Bản tin MXV 25/2: Thị trường hàng hóa biến động mạnh giữa căng thẳng Nga – Ukraine
Kết thúc phiên giao dịch 24/02, chỉ số MXV-Index tiếp tục có phiên tăng mạnh thứ 5 liên tiếp lên mức 2.716,33 điểm, cao nhất kể từ khi được công bố đến nay.
Trong đó, nhóm năng lượng tăng gần 2% với việc giá dầu thô lần đầu chạm lên mức 100 USD/thùng ngay trong phiên, kể từ năm 2014.
Sự phát triển của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cũng ghi nhận mức phát triển đột phá mới trong phiên hôm qua, với tổng giá trị giao dịch lần đầu tiên vượt qua mốc 10.000 tỉ đồng, tăng gấp đôi so với mức trung bình từ đầu năm đến nay. Con số này đã thể hiện sự quan tâm rất lớn từ các doanh nghiệp và giới đầu tư trong nước, đặt nền móng cho việc xây dựng một thị trường hàng hóa chuyên nghiệp của Việt Nam, sánh vai cùng với các Sở quốc tế sau này.
Trên thị trường năng lượng, mặc dù sớm chạm mốc 100 USD/thùng nhưng các mặt hàng dầu thô đều quay đầu trong phiên tối, khiến mức tăng chỉ còn thu hẹp lại ở mức 1,46% với dầu thô Brent và 0,77% với dầu thô WTI. Tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng mạnh hơn 4,5 triệu thùng, cao hơn rất nhiều so với dự đoán của thị trường, là nguyên nhân chính gây sức ép lên giá.
Diễn biến trái chiều quay trở lại với thị trường kim loại quý. Giá bạc tiếp tục tăng 0,6% lên 24,7 USD/ounce, trong khi đó giá bạch kim giảm 2,7% về 1.062 USD/ounce.
Video đang HOT
Hôm qua là một phiên giao dịch biến động mạnh với cả hai mặt hàng bởi đã có lúc giá bạc tăng lên 25,6 USD còn giá bạch kim cũng từng chạm mốc 1.133 USD/ounce, nhưng cả hai mặt hàng đều không giữ được đà tăng.
Những biến động lớn trên thị trường tài chính tế giới trong bối cảnh căng thẳng chính trị leo thang khiến cho giá của hai mặt hàng kim loại quý tăng mạnh từ phiên sáng. Tuy nhiên, sự hồi phục của thị trường chứng khoán Mỹ vào phiên tối đã khiến cho một dòng tiền lớn từ thị trường trú ẩn được dịch chuyển trở lại sang các thị trường đầu tư rủi ro.
Bên cạnh đó, mức lợi suất cao khoảng 2% của trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng cạnh tranh dòng vốn đổ vào thị trường kim bạc và bạch kim. Hiện mức lợi suất này giảm về 1,97% sau phiên tối qua cho thấy các nhà đầu tư đã gia tăng sức mua đối với loại sản phẩm tài chính này.
Giá đồng giảm phiên thứ năm liên tiếp với mức đóng cửa thấp hơn 0,6% còn 4,66 USD/tấn. Giá được hỗ trợ gián tiếp nhờ tâm lý đầu cơ vào hàng hóa thiết yếu trong khủng hoảng, tuy nhiên, lực bán mạnh lan tỏa khắp thị trường hàng hóa nên giá đồng giảm mạnh trở lại vào cuối phiên và không thể giữ được mức giá đóng cửa trong sắc xanh.
Đáng chú ý, giá nhôm và niken đồng loạt tăng mạnh do nguồn cung ở Châu Âu bị thắt chặt do chiến tranh. Không như đồng hay quặng sắt, châu Âu vốn là nhà tiêu thụ lớn với hai kim loại này, trong khi Nga là nhà cung cấp quan trọng, nên giá của hai kim loại này được hỗ trợ trực tiếp và vẫn duy trì được sắc xanh tới cuối phiên.
Giá quặng sắt giảm nhẹ 0,2% còn 138,8 USD/ounce. Vốn là một kim loại bị chi phối nhiều bởi Trung Quốc, nhưng giá quặng sắt lại ít chịu ảnh hưởng hơn bởi diễn biến của chiến tranh. Vì thế, giá trong phiên hôm qua vẫn giằng co dưới mức 140 USD/tấn. Diễn biến này cũng khiến giá các loại thép thành phẩm của Trung Quốc hạ nhiệt nhẹ trong tuần. Trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ giá thép đi ngang như sau:
Bản tin MXV 30/11: Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm nông sản
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, bảng giá 35 mặt hàng đang giao dịch liên thông với quốc tế tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam chia làm 2 nửa xanh đỏ.
Tuy nhiên, mức giảm mạnh từ khí tự nhiên, cà phê và các mặt hàng nông sản đã khiến chỉ số MXV-Index tiếp tục suy yếu.
Mặc dù vậy, dòng tiền đã trở lại mạnh mẽ sau kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn, lên mức 5.000 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú nhất là việc giá trị giao dịch của toàn nhóm nông sản đã tăng gấp đôi lên gần 2.000 tỷ đồng, bất chấp việc giá các mặt hàng đều suy yếu, khi các nhà đầu tư tìm cơ hội bằng việc bán trước và mua bù sau trên thị trường giá xuống. Đây là ưu điểm rất lớn của thị trường hàng hóa so với các kênh đầu tư khác ở Việt Nam
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, sắc đỏ phủ kín trên bảng giá các mặt hàng nông sản sau khi giá đảo chiều trong phiên tối.
Đậu tương mặc dù có gapup lớn khi thị trường mở cửa trở lại, tuy nhiên lực bán nhanh chóng áp đảo trở lại ngay sau đó. Thời tiết mùa vụ thuận lợi tại Nam Mỹ, kết hợp với việc không có thêm đơn hàng mới của Mỹ đã khiến giá rơi rất mạnh sau khi mở cửa phiên tối.
Giao hàng đậu tương Mỹ trong tuần kết thúc ngày 25/11 ở mức 2,14 triệu tấn, dù thấp hơn so với tuần trước nhưng cao hơn khoảng dự đoán, đã hạn chế đà giảm của đậu tương vào cuối phiên. Đóng cửa, giá đậu tương giảm gần 1% xuống 1.241,50 cent/giạ, và là phiên giảm thứ 4 liên tiếp.
Đà suy yếu của đậu tương cùng với lực bán kỹ thuật sau khi giá để mất mốc hỗ trợ quan trọng 350 USD đã khiến giá khô đậu giảm rất mạnh gần 2% về 342,7 USD/tấn Mỹ. Đây cũng đã là phiên giảm thứ 5 liên tiếp của mặt hàng này.
Diễn biến trái chiều với giá khô đậu và giá dầu thô phục hồi nhẹ đã giúp giá dầu đậu cũng chỉ giảm hơn 1%, về mức 58,28 cent/pound.
Lúa mì Chicago là mặt hàng có mức giảm lớn nhất nhóm nông sản trong phiên hôm qua, với hơn 2%, về đóng cửa ở mức 822,25 cent/giạ. Việc ABARES nâng dự báo sản lượng lúa mì 21/22 của Úc lên mức kỷ lục 34,4 triệu tấn, kết hợp với việc đồng Dollar mạnh lên đã khiến cho giá lúa mì Mỹ suy yếu do áp lực cạnh tranh
Đà giảm mạnh của lúa mì cũng khiến cho giá ngô giảm mạnh 1,6% về mức 582,25 cent/giạ. Giao hàng ngô Mỹ trong tuần kết thúc ngày 25/11 chỉ đạt 766.000 tấn, giảm gần 8% so với tuần trước cũng góp phần gây sức ép lên giá.
Ngược chiều với giá nông sản, giá heo hơi hôm nay đồng loạt tăng mạnh từ 1.000 - 9.000 đồng/kg. Trong đó, các tỉnh miền bắc như Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam tăng mạnh nhất và dao dịch khoảng 46.000 - 48.000 đồng/kg. Còn ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Lào Cai cao nhất là 50.000 đồng/kg.
Khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng thấp hơn từ 1.000 - 5.000 đồng/kg với mức giá thu mua khoảng 45.000 - 49.000 đồng/kg. Tương tự, ở miền nam như các tỉnh Bạc Liêu, An Giang, Vũng Tàu, TP HCM ghi nhận giá dao động từ 46.000 - 48.000 đồng/kg, còn ở Trà Vinh, Cần Thơ quanh mức giá 48.000 đồng/kg.
Thị trường hàng hóa đảo chiều, kim loại giảm sâu trước nhiều sức ép Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/10/2021, hầu như toàn bộ các mặt hàng đang được giao dịch liên thông với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đều chìm trong sắc đỏ. Trong đó, đáng chú ý nhất là mức giảm rất mạnh 3.46% của chỉ số MXV-Index Kim loại do sự suy yếu của nhóm các mặt...