Bản tin MXV 13/5: Thị trường nông sản khởi sắc sau Báo cáo Cung cầu tháng 5 của USDA
Kết thúc phiên giao dịch 12/05, thị trường hàng hóa có sự phân hóa rõ rệt giữa 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Mặc dù nhóm nông sản tăng mạnh, nhưng mức giảm lớn từ nhóm kim loại khiến chỉ số MXV-Index giảm nhẹ 0,18% về 2.940,56 điểm.
Giá trị giao dịch toàn Sở cũng tăng mạnh hơn 20% lên mức 7.000 tỉ đồng. Trong đó, mức gia tăng chủ yếu đến từ nhóm năng lượng và nông sản, khi các mặt hàng này chịu ảnh hưởng bởi nhiều báo cáo quan trọng trong phiên hôm qua.
Đóng cửa ngày hôm qua, đậu tương đã tiếp tục tăng nhẹ so với mức tham chiếu. Mặc dù suy yếu nhẹ trong phiên sáng nhưng lực mua đã được đẩy mạnh khi phiên tối bắt đầu. Những số liệu trong báo cáo hàng tháng của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Cơ quan Cung ứng Mùa vụ của Brazil (CONAB) là nguyên nhân chính đã tác động lên giá.
Trong báo cáo Cung – cầu Nông sản Thế giới (WASDE) tháng 05 của USDA, các số liệu nhìn chung là khá trái chiều. Số liệu tồn kho đậu tương cuối niên vụ 21/22 của Mỹ mặc dù thấp hơn so với báo cáo trước nhưng vẫn cao hơn mức dự đoán trung bình của thị trường. Nguyên nhân chính khiến số liệu này bị cắt giảm là do khối lượng xuất khẩu của Mỹ được dự báo cao hơn so với trong tháng 04.
Điều này là hoàn toàn hợp lý khi mùa vụ không thuận lợi tại Brazil và Argentina đã thúc đẩy xuất khẩu đậu tương Mỹ. Đây là nguyên nhân khiến giá giảm nhẹ vào giai đoạn ngay sau khi báo cáo được công bố. Dù vậy, dự báo tồn kho đối với đậu tương niên vụ 22/23 lại thấp hơn so với dự đoán của thị trường nên đã tác động ” tích cực – bullish” giúp giá đậu tương quay đầu tăng trở lại.
Đối với báo cáo tháng 5 của CONAB, các số liệu dù cũng có biến động tuy nhiên mức độ ảnh hưởng lên giá lại không quá rõ rệt. Sản lượng đậu tương niên vụ 21/22 của Brazil đang được dự báo ở mức 123,83 triệu tấn, chỉ tăng nhẹ 1,1% so với báo cáo trước. Bên cạnh đó, tồn kho đậu tương niên vụ 21/22 của Brazil dự báo sẽ tăng lên mức 3,56 triệu tấn, từ mức 2,53 triệu tấn trong dự đoán trước.
Video đang HOT
Dù sản lượng và tồn kho dự báo tăng lên, tuy nhiên, ảnh hưởng đến nguồn cung thế giới sẽ không lớn khi xuất khẩu trong niên vụ này vẫn duy trì ở mức 77 triệu tấn. Cùng với tâm lý chờ đợi báo cáo cung cầu của USDA, thị trường nhìn chung chỉ giằng co sau khi số liệu được công bố.
Khô đậu tương đã giảm khá mạnh sau khi báo cáo WASDE được tung ra và xóa đi hoàn toàn mức tăng trước đó. Theo dự đoán của USDA, khối lượng ép dầu đậu tương niên vụ 22/23 của Mỹ được dự báo sẽ tăng lên mức 2,255 tỉ giạ, cao hơn mức 2,215 tỉ giạ trong năm nay. Điều này nhiều khả năng sẽ khiến cho nguồn cung khô đậu trở nên dồi dào hơn trong thời gian tới và gây sức ép lên giá. Trong khi đó, dầu đậu cũng sụt giảm hơn 1% khi phải chịu sức ép từ sự suy yếu của dầu cọ trong ngày hôm qua.
Đối với ngô, triển vọng nguồn cung thấp với sản lượng niên vụ 22/23 của Mỹ được dự báo ở mức 14,46 triệu giạ, giảm 4,3% so với niên vụ trước. Tuy nhiên, với diện tích từ báo cáo Prospective Plantings (Triển vọng Gieo trồng) đã được công bố vào ngày 31/03 vừa qua, cùng với mức năng suất được giữ nguyên so với niên vụ trước thì mức sản lượng thấp hơn không còn là yếu tố bất ngờ đối với thị trường. Bên cạnh đó, USDA vẫn chỉ giữ nguyên mức dự báo sản lượng của 2 quốc gia Nam Mỹ bất chấp việc hạn hán đã khiến cho các tổ chức lớn khác cắt giảm những số liệu này trong thời gian qua.
Trong khi đó, lúa mì lại là mặt hàng biến động mạnh nhất trong phiên hôm qua khi nhảy vọt lên gần 6%, mức tăng nhiều nhất được chứng kiến kể từ sau khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine nổ ra vào đầu tháng 03 này. Thậm chí, có thời điểm, giá đã chạm mức kịch trần khi tăng 70 cents. Nguồn cung ở Mỹ là yếu tố chính gây ra tâm lí lo ngại của thị trường khi sản lượng giảm nhưng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đều tăng lên.
Tồn kho cuối niên vụ 21/22 vốn đã thắt chặt, nhưng còn giảm thêm 6% xuống mức 619 triệu giạ và là mức thấp nhất trong gần một thập kỷ qua. Xuất khẩu của Mỹ được đẩy mạnh trong bối cảnh gián đoạn nguồn cung tại Biển Đen là nguyên nhân lý giải cho mức sụt giảm trên.
Giá nông sản biến động mạnh thường sẽ tác động đáng kể tới giá thức ăn chăn nuôi và thực phẩm. Tuy nhiên ở thị trường trong nước, giá heo hơi tại các tỉnh thành vẫn tiếp tục đi ngang trong hôm nay.
Giá dầu thô bật tăng mạnh, dẫn đầu thị trường hàng hóa
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 11 - 17/4 vừa qua, sắc xanh bao trùm các nhóm hàng hóa đang liên thông trực tiếp với thế giới; trong đó, đáng chú ý nhất là mức tăng rất mạnh hơn 10% của nhóm năng lượng, kéo theo chỉ số MXV-Index tăng đến 4,27% lên 3.066,57 điểm, cao nhất kể từ đầu tháng 3 đến nay.
Một cơ sở khai thác dầu của Nga trên biển Caspi. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá trị giao dịch toàn Sở mặc dù đã có sự suy yếu nhẹ trong tuần đầu tiên của tháng 04, nhưng trước diễn biến tích cực của toàn bộ thị trường hàng hóa, dòng tiền đã bắt đầu tăng trưởng trở lại trong tuần vừa rồi. Giá trị trung bình mỗi phiên tuần vừa rồi đạt gần 4.500 tỷ đồng, với gần một nửa là thuộc về nhóm năng lượng.
Giá dầu bật tăng trở lại khi thị trường lo ngại châu Âu sẽ gia tăng lệnh cấm vận lên ngành năng lượng Nga. Cụ thể, dầu WTI kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 8,84% lên 106,95 USD/thùng trong khi giá dầu Brent kỳ hạn tháng 6/2022 tăng 8,68% lên 111,7 USD/thùng.
Dầu thô phục hồi sau khi liên tục tiến sát mốc 100 USD/thùng trong các phiên giao dịch đầu tuần trước. Các lệnh phong tỏa chưa được dỡ bỏ tại Trung Quốc khiến cho lo ngại về nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu sụt giảm tăng dần lên.
Tuy vậy, giá nhanh chóng phục hồi và quay trở lại đà tăng sau thông tin cho biết các quốc gia châu Âu cân nhắc việc đưa các lệnh cấm vận nhập khẩu dầu từ Nga vào các gói trừng phạt mới. Phó Thủ tướng Nga cũng đã lên tiếng cảnh báo nếu các nước châu Âu thực sự thiết lập lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga, giá các mặt hàng năng lượng có thể nhanh chóng phá bỏ các đỉnh kỷ lục cũ. Với tồn kho dầu thế giới đã liên tục giảm trong vòng 14 tháng, không khó để thấy rủi ro giá tăng tương đối cao.
Bên cạnh đó, các gián đoạn trong nguồn cung đã gia tăng trở lại, với 2 cảng xuất khẩu dầu của Libya ngừng hoạt động do một loạt các cuộc biểu tình. Quốc gia này liên tiếp chịu ảnh hưởng của các bất ổn chính trị từ cuối năm 2021 và ảnh hưởng liên tục đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu thô, bất chấp đây là thành viên OPEC có trữ lượng dầu nhiều nhất khu vực Bắc Phi.
Thị trường vẫn chưa tìm được giải pháp để bổ sung nguồn cung ổn định. Theo số liệu của Baker Hughes, trong tuần kết thúc ngày 15/4, số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ chỉ tăng 2 chiếc lên 548.
Sở MXV cho biết, lúa mì cùng dầu đậu tương tiếp tục duy trì đà tăng mạnh của tuần trước đó và đóng cửa với mức tăng lên đến gần 5%.
Tình hình căng thẳng địa chính trị có chiều hướng gia tăng trong tuần vừa rồi, khi các đàm phán hòa bình đi dần vào bế tắc, là yếu tố chính thúc đẩy giá các mặt hàng trên. Theo dự đoán của SovEcon, xuất khẩu ngô, lúa mì và dầu hướng dương của Nga nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục giảm trong tháng 4 này, khi tuyến đường vận tải chính qua Biển Đen gặp nhiều rủi ro.
Bên cạnh đấy, thời tiết lúa mì vụ đông tại Hoa Kỳ gặp nhiều khó khăn do khô hạn, và cơn bão lớn đổ bộ vào miền Nam nước này từ vịnh Mexico cũng làm gián đoạn các hoạt động xuất khẩu bằng đường thủy.
Ở hướng ngược lại, theo số liệu từ Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong tháng 3 của Trung Quốc đã giảm hơn 18% so với cùng kỳ năm ngoái xuống mức 6,35 triệu tấn. Lũy kế nhập khẩu 3 tháng đầu năm cũng giảm 4,2% so với năm 2021. Nguyên nhân chính làm cho nhu cầu suy giảm là do biên lợi nhuận chăn nuôi lợn thấp. Điều này đang khiến nhu cầu sử dụng khô đậu suy yếu, các nhà máy phải giảm bớt khối lượng ép dầu và cũng ảnh hưởng đến nhập khẩu đậu tương.
Ở một diễn biến khác, các mặt hàng kim loại quý cũng đóng cửa trong sắc xanh với giá vàng tăng 1,5% lên 1.974 USD/ounce, giá bạc tăng 3,5% lên 25,7 USD/ounce. Cả hai mặt hàng đều có tuần thứ hai liên tiếp tăng giá. Giá bạch kim chấm dứt chuỗi giảm 5 tuần liên tiếp với mức tăng gần 2%, nhưng vẫn chưa khôi phục mốc 1.000 USD/ounce.
Những lo ngại về lạm phát tiếp tục là yếu tố hỗ trợ cho đà tăng của giá kim loại quý. Không chỉ Trung Quốc, mà các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng như chỉ số giá sản xuất (PPI) của Hoa Kỳ cũng tăng mạnh trong tháng 3 vừa qua do ảnh hưởng của việc giá dầu thô tăng và tình hình tắc nghẽn chuỗi cung ứng.
Đồng USD cũng tăng trong tuần vừa qua, phản ánh kỳ vọng vào các động thái thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), tuy nhiên, những thay đổi trong chính sách này sẽ cần rất nhiều thời gian mới có thể mang lại tác động rõ ràng. Vì thế, chỉ số Dollar Index vượt mức 100 điểm trong tuần vừa qua cũng không cản trở đà tăng của nhóm kim loại quý. Bên cạnh đó, dòng tiền cũng rời khỏi thị trường chứng khoán và thị trường tiền số, nên thị trường vàng, bạc hay bạch kim càng nhận được sức mua lớn hơn.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng gần như không đổi so với mức tham chiếu trước đó, vẫn dừng chân ở mức 4,72 USD/pound, còn giá quặng sắt giảm nhẹ 0,4% về 154 USD/tấn. Giá của cả hai mặt hàng hiện đều đã đi ngang trong nhiều tuần, bởi thị trường vẫn chưa xác định xu hướng rõ ràng trong bối cảnh các tin tức tích cực và tiêu cực đang cân bằng nhau...
Bản tin MXV 30/11: Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm nông sản Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, bảng giá 35 mặt hàng đang giao dịch liên thông với quốc tế tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam chia làm 2 nửa xanh đỏ. Tuy nhiên, mức giảm mạnh từ khí tự nhiên, cà phê và các mặt hàng nông sản đã khiến chỉ số MXV-Index tiếp tục suy yếu. Mặc dù vậy,...