Bạn thân của ông Putin sẽ lên thay Zelensky nếu Nga giành chiến thắng ở Ukraine?
Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự vào Ukraine, một lời đồn nổi lên rằng, một khi Kiev thất thủ, đương kim Tổng thống Volodymyr Zelensky bị lật đổ, người bạn thân của Tổng thống Nga Putin là Viktor Medvedchuk sẽ được đưa lên thay, theo INews.
Tổng thống Nga Putin và người bạn thân Viktor Medvedchuk. Ảnh IT
Viktor Medvedchuk là lãnh đạo của đảng đối lập Cương lĩnh – Vì sự sống của Ukraine và là đối thủ của Tổng thống Volodymyr Zelensky, theo theo INews.
Ai cũng biết, ông Medvedchuk và Tổng thống Nga Putin có một tình bạn lâu dài và bền chặt. Họ gặp nhau lần đầu trong những năm đầu ông Putin làm Tổng thống Nga. Ông Medvedchuk từng là chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma khi ông gặp Putin lần đầu tiên.
Medvedchuk trở nên thân thiết với Tổng thống Nga đến mức vào năm 2004, ông Putin được cho là đã nhận con gái của lãnh đạo đảng đối lập Cương lĩnh – Vì sự sống làm con gái đỡ đầu, đặt tên là Darina.
Truyền thông Ukraine cho biết, mỗi khi tái ngộ, ông Putin đều có quà cho người bạn thân, tặng hoa cho vợ ông Medvedchuk là Osanka Marchenko – một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng ở Ukraine và không quên mang búp bê cho Darina.
Theo INews, Daria hiện được cho là đang phải lẩn trốn vì lo sợ bị các lực lượng Ukraine bắt cóc trong khi ông Medvedchuk, bị chính phủ Zelensky quản thúc tại gia vào năm 2021 đã trốn thoát vào ngày 27/2 – 3 ngày sau khi ông Putin ra lệnh tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào Ukraine.
Từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Zelensky đã quyết liệt chống lại Medvedchuk, người có ảnh hưởng to lớn trong giới kinh doanh và chính trị Ukraine.
Bạn thân của ông Putin được cho là đang điều hành một mạng truyền hình với nhiều kênh có lượng người xem rộng rãi.
Video đang HOT
Viktor Medvedchuk thân thiết với Tổng thống Nga đến mức Tổng thống Putin được cho là đã nhận con gái của ông này làm con gái đỡ đầu. Ảnh IT
Cả ông Medvedchuk và Tổng thống Putin được cho là đều không ưa phương Tây. Ông Medvedchuk từ lâu được coi là “tiếng nói” của Tổng thống Nga ở Ukraine. Ông này đã cố gắng tranh cử tổng thống vào năm 2019, nhưng năm đó, ông Zelensky giành chiến thắng áp đảo và trở thành Tổng thống Ukraine.
Năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, ông Medvedchuk bị Mỹ cùng các nước khác trừng phạt. Năm 2020, khi Tổng thống Putin công bố vaccine Covid-19 đầu tiên, vợ chồng Medvedchuk là những người đầu tiên bay đến Moscow để tiêm chủng. Nhờ Medvedchuk, Nga đã đồng ý cung cấp miễn phí vaccine Covid-19 cho Ukraine.
Nhưng ông Medvedchuk đã phải đối mặt với các biện pháp nghiêm ngặt của chính phủ Zelensky.
Tổng thống Zelensky đã thực hiện các biện pháp để kìm hãm hoạt động kinh doanh của ông Medvedchuk, đặc biệt là kể từ tháng 1 đến tháng 2/2021, vài ngày sau lễ nhậm chức tổng thống Mỹ của ông Joe Biden.
Chính phủ Ukraine đã “bôi đen” các kênh truyền hình liên quan đến ông Medvedchuk, để khán giả tẩy chay bạn thân của ông Putin. Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine đã ca ngợi động thái này.
Chính phủ Zelensky và Mỹ cáo buộc Medvedchuk điều hành hoạt động tuyên truyền cho Nga nhằm gây bất ổn cho chính phủ Ukraine. Vào tháng 2/2021, chính phủ Zelensky đã phong tỏa tài sản của gia đình Medvedchuk. Các doanh nghiệp của Medvedchuk bao gồm đường ống dẫn dầu dẫn dầu của Nga đến châu Âu.
Hành động chống lại của bạn thân của ông Putin của chính phủ Zelensky được công bố vào ngày 19/2/2021. Hai ngày sau đó Nga có tín hiệu trả đũa đầu tiên.
Vào ngày 21/2 năm ngoái, Nga đã thông báo triển khai 3.000 binh sĩ tới biên giới Ukraine để “tập trận quy mô lớn” với mục tiêu “chiếm giữ các công trình của đối phương và canh giữ chúng cho đến khi lực lượng chủ lực đến”.
Việc triển khai quân của Nga tiếp tục, cũng như các biện pháp chống lại Medvedchuk và các phụ tá thân cận của ông này. Họ thậm chí bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) nhắm mục tiêu vào năm 2021.
Sau đó, ông Medvedchuk bị quản thúc tại gia ở Kiev và bất chấp áp lực của Nga, chính phủ Zelensky không trả tự do cho ông này.
Tháng 1/2022, Mỹ ra tuyên bố cáo buộc Medvedchuk và các phụ tá của ông này âm mưu với người Nga để lật đổ chính phủ Zelensky để lập chính phủ mới ở Ukraine.
Một tháng sau, vào ngày 24/2, Tổng thống Nga Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine. Khi các lực lượng Nga tiến về Kiev, chính quyền Ukraine và phương Tây cáo buộc họ đến để lật đổ chính phủ Zelensky. Hai ngày sau, bạn thân của ông Putin trốn thoát khỏi sự quản thúc tại gia.
Hiện không rõ ông Medvedchuk đang ở đâu nhưng theo INews, lời đồn râm ran vẫn lan truyền mạnh mẽ cho rằng, một khi quân Nga tiến vào Kiev, lật đổ chính phủ Zelensky, bạn thân của Tổng thống Putin sẽ quay trở lại, trở thành nhà lãnh đạo mới của Ukraine.
Nga và Ukraine kết thúc vòng hòa đàm thứ 2, nhất trí mở các hành lang nhân đạo
Tối 3/3 (rạng sáng 4/3 theo giờ Việt Nam), Nga và Ukraine đã khép lại vòng đàm phán hòa bình thứ hai.
Quốc kỳ hai nước Ukraine (trái) và Nga tại bàn đàm phán ở Belovezhskaya Pushcha thuộc vùng Brest, Belarus. Ảnh: Tass
Theo truyền thông nhà nước Nga, phái đoàn của hai nước đã khép lại vòng đàm phán hòa bình thứ 2. Dù hai bên chưa đạt được một thỏa thuận đình chiến hoặc chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt hiện nay của Nga ở Ukraine, song đã đạt tiến triển liên quan tới các vấn đề nhân đạo.
Hãng tin Interfax dẫn lời Trưởng phái đoàn đàm phán Nga, ông Vladimir Medinsky, nói rằng Nga và Ukraine đã thương lượng về hình thức của các hành lang nhân đạo an toàn để người dân Ukraine sơ tán khỏi các thành phố và chuyển hàng cứu trợ, cũng như vấn đề hòa giải chính trị trong tương lai.
"Chúng tôi đã có được sự hiểu biết lẫn nhau đối với một số vấn đề đưa ra thảo luận, nhưng vấn đề chính được giải quyết hôm nay là giải cứu dân thường, những người mắc kẹt trong vùng chiến sự", ông Medinsky nói với báo giới.
Ông Leonid Slutsky, một thành viên khác trong phái đoàn Nga, cho biết thêm các quan chức đàm phán của hai nước đã đạt được nhận thức chung về vấn đề này, song quân đội Nga và Ukraine vẫn chưa quyết định các chi tiết cụ thể.
Theo ông Slutsky, quân đội Nga sẽ sớm triển khai việc mở các hành lang nhân đạo tại Ukraine.
Về phần mình, Cố vấn Tổng thống Ukraine, Trưởng đoàn đàm phán Mykhailo Podolyak, nói rằng "đáng tiếc là chúng tôi vẫn chưa đạt được một thỏa thuận đình chiến như mong đợi", song hai bên nhất trí sẽ gặp lại nhau trong tương lai gần. Ông từ chối tiết lộ thời điểm cụ thể.
Ông Podolyak xác nhận "hai bên đã tiến tới nhận thức về việc thiết lập các hành lang nhân đạo chung với một lệnh ngừng bắn tạm thời. Nga và Ukraine sẽ sớm mở các kênh liên lạc và phối hợp để tổ chức các hành lang nhân đạo này".
Quan chức đàm phán của Nga (phải) và Ukraine bắt tay nhau tại vòng hòa đàm thứ hai ngày 3/3/2022. Ảnh: Tass
Trước đó, vòng đàm phán đầu tiên giữa hai nước đã diễn ra ngày 28/2 tại khu vực Gomel trên biên giới Belarus-Ukraine. Tuy cuộc gặp chưa tạo được bước đột phá lớn nào, xong hai bên đã tìm thấy một số điểm chung, đồng thời thống nhất trở lại thủ đô mỗi nước để tham vấn trước khi gặp lại nhau.
Phát biểu với báo giới ngày 2/3, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine, trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bước sang ngày thứ 7.
Khi được hỏi về khả năng thành công của các cuộc đàm phán giữa Moskva và Kiev, ông Peskov cho biết ông "không đưa ra những dự đoán về điều này", đồng thời khẳng định tất cả các điều kiện tiên quyết cần thiết để giải quyết căng thẳng đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra nhiều lần và khá rõ ràng.
Theo Tass, trong cuộc điện đàm ngày 3/3 với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Putin đã tái khẳng định quyết tâm đạt mục tiêu phi quân sự hóa và trung lập hóa Ukraine. Trong thông cáo đưa ra sau cuộc điện đàm này, Điện Kremlin nêu rõ Tổng thống Putin đã khẳng định rằng Moskva sẽ tiếp tục cho đến khi đạt được các mục tiêu trong chiến dịch tại Ukraine . Thông cáo cũng cho biết "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine đang diễn ra "đúng kế hoạch".
Dư luận khu vực và quốc tế đã đánh giá cao việc Nga và Ukraine xúc tiến hòa đàm, coi đây là bước đi mang lại hy vọng hạ nhiệt xung đột giữa hai bên. Ngày 1/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã hoan nghênh các cuộc đàm phán hòa bình Nga-Ukraine, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiến hành đàm phán.
Nhiều nhà quan sát cho rằng cuộc xung đột tại Ukraine có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa an ninh châu Âu và toàn cầu. Việc đạt được đối thoại là một bước tiến đáng ghi nhận, song các bên liên quan cần kiềm chế các bước đi làm leo thang tình hình, tiếp tục đối thoại để sớm tìm kiếm giải pháp giải quyết hòa bình cho cuộc xung đột.
Đòn trừng phạt của phương Tây với Nga có thể khiến nền kinh tế thế giới 'tổn hại' ra sao? Lệnh trừng phạt của phương Tây đe dọa đẩy kinh tế Nga vào khó khăn. Nhưng hành động này cũng gây ra tác động lan tỏa trên toàn cầu. Các nước từ châu Phi tới châu Âu đều cảm nhận được nguy cơ lạm phát leo thang, thiếu hụt lương thực. Thu hoạch lúa mỳ tại Ukraine. Ảnh: Getty Images Ngoại trưởng Pháp...