Bản Thái đen biệt lập trong rừng trúc ở Thanh Hóa
Ngoài Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình… vùng cao phía Tây tỉnh Thanh Hóa cũng là nơi tập trung rất nhiều đồng bào dân tộc Thái với truyền thống văn hóa đặc sắc.
Người Thái có tục làm nhà sàn quần cư bên sông suối từ bao đời nay. Và dọc theo sông Mã anh hùng phía Tây tỉnh Thanh Hóa, người Thái tập trung nhiều nhất ở các huyện Quan Hóa, Thường Xuân, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát…
Bản Bàng nằm tại xã Trung Thượng thuộc huyện vùng cao Quan Sơn. Dân cư ở đây 100% là người Thái đen, bao gồm gần trăm hộ sống tập trung, được bao bọc bởi hệ thống rừng tre, trúc đặc biệt là cây luồng ken đặc. Luồng là loại cây thuộc họ tre, và Thanh Hóa được coi là “quê hương” của giống cây đa dụng này với diện tích lên đến 60 vạn hecta.
Con đường từ trung tâm huyện Quan Sơn đến bản Bàng đi qua những khu rừng luồng ken dày. Người dân coi cây luồng là cây “xóa đói giảm nghèo”, khi đem lại thu nhập bên cạnh việc trồng lúa nương trên những quả đồi.
Trong sinh hoạt của đồng bào Thái bản Bàng, ngôi nhà sàn là một phần rất quan trọng của cuộc sống. Ngoài việc giữ vai trò che chở, nghỉ ngơi của người dân, nó còn mang rất nhiều giá trị văn hóa riêng độc đáo. Điển hình là phong tục “ngủ thăm” rất nổi tiếng, một nét đẹp tiêu biểu của dân tộc Thái hàng trăm năm qua.
Trong mỗi góc nhà sàn là những kho lưu trữ nhỏ lúa nương, đặc sản của vùng đất này.
Video đang HOT
Một điều đặc biệt nữa khi đến với bản Bàng, du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức cơm lam làm từ những thân cây tre, cây luồng có kích thước gấp mấy lần những ống cơm lam nhỏ quen thuộc ở vùng Tây Bắc.
Góc nhìn bao quát bản Bàng từ sân nhà phó trưởng bản. Chiếc loa phóng thanh cũng là phương tiện báo giờ giấc, kêu gọi tập trung người dân một cách nhanh chóng nhất mỗi khi có việc.
Trong một lớp học được lắp ghép tạm bằng gỗ, tre, nứa của trẻ em bản Bàng. Cuộc sống của đồng bào Thái đen ở đây vẫn còn nhiều khó khăn, tuy vậy thời gian gần đây bản Bàng cùng huyện Quan Sơn đã được quan tâm đầu tư nhiều, và đường sá đi lại đã được cải thiện tốt hơn trước.
Nét đẹp người Thái đen qua khuôn mặt và ánh mắt của một bé gái bản Bàng.
Đường đến vùng đất người Thái đen này hiện đã khá dễ dàng cho cả ô tô và xe máy. Theo lối đường Hồ Chí Minh đến với huyện Cẩm Thủy (rẽ lối vào Suối Cá Thần nổi tiếng ở đây), qua trung tâm xã Trung Thượng huyện Quan Sơn, tổng quãng đường là khoảng 205 km. Ngoài ra bạn có thể kết hợp từ huyện Bá Thước kế bên thăm vùng cao Cao Sơn giữa khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông hoang dã.
Theo VNExpress
Những điểm nên đi du lịch 30/4 vào phút chót
Nếu chưa có dự định cụ thể cho kỳ nghỉ sắp tới cùng gia đình, nhóm bạn, thì Khe Rỗ, bãi Lữ, Cát Tiên, Phan Thiết, ... là những điểm đến du khách không nên bỏ lỡ.
Nếu không kịp đặt tour hoặc lên kế hoạch từ trước cho dịp nghỉ dài sắp tới, hãy tham khảo những điểm đến dưới đây. Bạn có thể tự túc đi lại trong 2 - 3 ngày mà không phải quá lo lắng chuyện vé tàu, xe hay máy bay để tận hưởng những ngày vui vẻ sắp tới.
Xuất phát từ Hà Nội
Khe Rỗ
Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, thuộc xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, khu du lịch sinh thái Khe Rỗ sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ, quyến rũ với hệ động thực vật phong phú và quý hiếm. Nơi đây cũng nằm trong khu vực có 12 thôn bản dân tộc sinh sống gồm Tày, Dao, Cao Lan, San Chí, tạo thành điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn.
Các hoạt động ở Khe Rỗ gồm tắm suối, leo thác, câu cá, leo núi mạo hiểm, đạp xe, đi bộ thăm bản người dân tộc, tham quan hợp tác xã mây tre đan, đốt lửa trại... Bạn có thể chọn ở khách sạn, nhà gỗ, nhà sàn hoặc mang theo lều trại để cắm.
Đường đi: Từ TP Bắc Giang chạy theo đường 31 khoảng 80 km, đến ngã ba thị trấn Sơn Động rẽ trái, đi thêm khoảng 10 km là tới.
Bên cạnh đó, từ Khe Rỗ, du khách có thể băng qua đèo Hạ My trên quốc lộ 279 khoảng hơn 60 km sẽ tới vịnh Hạ Long. Ảnh: Hoàng Quốc Việt
Hồ Ba Bể
Đây là điểm tham quan du lịch nổi tiếng tỉnh Bắc Kạn, cách Hà Nội 300 km, và thành phố Bắc Kạn 50 km. Du khách ghé thăm hồ Ba Bề ngoài việc thưởng ngoạn vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên,còn có cơ hội được trải nghiệm khung cảnh bao la, rộng lớn bằng thuyền độc mộc. Vé thuyền tham quan là 150.000 đồng một người.
Đường đi: Từ Hà Nội đi Ba Bể khoảng 230 km. Với xe khách, bạn có thể bắt xe ở bến xe Mỹ Đình hoặc Gia Lâm, hỏi xe đi Chợ Rã, từ đây bắt xe ôm vào Ba Bể.
Với khung cảnh nên thơ hữu tình, hồ Ba Bể được ví như viên ngọc xanh bí ẩn giữa núi rừng Đông Bắc. Ảnh: Lê Thương.
Bản Lác
Là khu du lịch thuộc huyện miền núi Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, bản Lác cách Hà Nội khoảng 140 km, là nơi thích hợp cho nhóm bạn cùng đi dã ngoại để khám phá nếp sống của người Thái nơi rẻo cao. Nơi đây còn như món quà của núi rừng dành tặng những ai yêu thích sự bình yên, tĩnh lặng với không gian khoáng đạt mướt màu xanh của núi rừng.
Bạn có thể thuê xe đạp để tham quan một số điểm như bản Pom Cọong, bản Văn, bản Nhót, hang Chiều, hang Mỏ Luông... Một lưu ý nhỏ là bạn sẽ chỉ tìm thấy thịt xiên nướng là món ăn vặt khi ở trong bản Lác. Nếu muốn ăn bún, phở phải đi ra ngoài thị trấn cách đó hơn một km. Nên đặt cơm tại nhà nghỉ để họ chuẩn bị trước.
Đường đi: Hà Nội - Xuân Mai - Lương Sơn - Hòa Bình - Mường Khén - Mai Châu (theo đường quốc lộ 6).
Thuê một bộ trang phục truyền thống để dạo chơi là trải nghiệm vô cùng thú vị dành cho bạn. Chỉ tốn 10.000 - 15.000 đồng cho một lần thuê váy áo, bạn đã có thể hóa thân thành cô gái, chàng trai người dân tộc. Ảnh: Lê Thương.
Bãi Lữ, Nghệ An
Nếu muốn đi biển dịp này, Bãi Lữ, huyện Nghi Lộc, Nghệ An là lựa chọn lý tưởng cho những gia đình có con nhỏ với không khí trong lành, mát mẻ của thiên nhiên. Điểm tham quan gần có đỉnh núi Lữ, kênh Sắt, đền Cuông... Bạn có thể gọi điện đặt trước phòng khách sạn ở khu resort Bãi Lữ. Dọc bờ biển Diễn Châu, đi khoảng 2 km sẽ có một số nhà hàng ven biển phục vụ chất lượng và giá bình dân.
Đường đi: Bãi Lữ cách Hà Nội khoảng 270 km. Đơn giản nhất là mua vé tàu đến ga Vinh, rồi từ đây đi dọc theo tuyến quốc lộ 1A khoảng 20 km về phía bắc để đến Bãi Lữ.
Bãi Lữ là lựa chọn thay thế thú vị cho điểm du lịch Cửa Lò quá quen thuộc. Ảnh: bailuresort
Theo VNE
Mùa vàng trên đỉnh Pù Luông xứ Thanh Vào vụ lúa tháng 10, Pù Luông như khoác lên mình tấm thảm vàng no ấm thu hút nhiều du khách và nhiếp ảnh gia lên đường khám phá. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông cách thành phố Thanh Hoá khoảng 130 km về phía tây bắc, thuộc địa phận hai huyện Quan Hoá và Bá Thước. Lúa Pù Luông có hai...