Bán tên lửa cho Nhật, Mỹ đang “cà khịa” Trung Quốc
Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thương vụ bán 2 hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất AEGIS Ashore của hãng Lockheed Martin cho Nhật Bản. Đây là động thái tăng cường quân sự mới nhất của Tokyo khiến Bắc Kinh “ nóng mặt”.
Hệ thống đánh chặn tên lửa AEGIS Ashore. Ảnh: Reuters.
Theo RT, thương vụ trị giá 2,15 tỷ USD, bao gồm hệ thống tên lửa và các trang bị, thiết bị có liên quan cũng do Lockheed Martin sản xuất, được Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng, trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ báo cáo lên Quốc hội vào hôm qua (29.1).
Video đang HOT
Được biết, AEGIS Ashore là phiên bản mặt đất của hệ thống phòng thủ tên lửa chính AEGIS của Hải quân Mỹ. Khi được triển khai vào khoảng năm 2023, các ống phóng của AEGIS Ashore do Mỹ bán cho Nhật Bản có khả năng khai hỏa tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA/Block IB, tên lửa đánh chặn siêu thanh SM-6. Các hệ thống AEGIS Ashore mới được chính phủ Nhật Bản dự kiến đặt tại tỉnh Akita và Yamaguchi của nước này.
Theo RT, việc những đồng minh của Washington triển khai các hệ thống AEGIS Ashore đang là vấn đề gây tranh cãi. Lý do là hệ thống này có thể được sử dụng để khai hỏa tên lửa hành trình Tomahawk và các loại đầu đạn, tên lửa khác. Điều này đồng nghĩa với việc AEGIS Ashore không chỉ là hệ thống phòng thủ mà còn có thể được sử dụng như một hệ thống tấn công thông thường.
Trong nhiều năm, Nga đã lên tiếng chỉ trích việc đặt AEGIS Ashore tại Ba Lan, Romania. Tương tự, Trung Quốc cũng phản đối kế hoạch mua và triển khai hệ thống của Nhật Bản.
Về phía mình, Tokyo khẳng định AEGIS Ashore sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích phòng vệ và sự hiện diện của các hệ thống là để đối phó với Triều Tiên. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng việc Nhật Bản mua AEGIS Ashore và sau này là máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35 là để đối phó với sức ảnh hưởng ngày càng lan rộng của Trung Quốc tại khu vực.
Theo Danviet
Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm xa Nga đe dọa vệ tinh Mỹ
Truyền thông Mỹ, cụ thể là kênh CNBC dẫn nguồn tin từ báo cáo của tình báo Mỹ cho biết. Nga đã thực hiện các cuộc thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ chống tên lửa tương lai . Kênh truyền hình Mỹ cũng cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa "Nudol" cũng là hệ thống phòng thủ vệ tinh (PSO).
Màn hinh điều khiển theo dõi thử nghiệm tên lửa đánh chặn A-235 Nudol. Ảnh TopWar
Kênh truyền hình CNBC khẳng định, hệ thống phòng thủ tên lửa - chống vệ tinh PRO - PSO được thử nghiệm vào cuối năm 2018. Được phóng từ một bệ phóng di động, tên lửa đã vượt qua 3000 km, thời gian bay là 17 phút. Mục tiêu mô phỏng tên lửa đạn đạo bị tiêu diệt. Tình báo Mỹ không thông báo chính xác, cuộc thử nghiệm diễn ra ở địa điểm nào.
Nếu những thông tin của truyền thông Mỹ là đúng, đây là lần thử nghiệm thành công thứ hai của Nga vào năm 2018. Tổng cộng, theo thông tin từ các phương tiện truyền thông Mỹ, Nga tiến hành ít nhất bảy lần thử nghiệm hệ thống phòng chống tên lửa đạn đạo - vệ tinh PRO-PSO Nudol.
Trên các phương tiện thông tin Nga, hệ thống PRO-PSO A-235 (mật danh ban đầu là Samaliot (Máy bay)-M) được các chuyên gia của tập đoàn tên lửa quân sự Almaz-Antey phát triển, trong đó có các tên lửa đánh chặn tầm xa có độ chính xác cao. Những thiết kế ban đầu của chương trình được thực hiện từ thời Liên Xô cuối những năm 80. Do Liên Xô tan rã, toàn bộ công trình trong một thời gian dài thực sự bị đóng băng.
Thông tin từ Nga cho biết, phạm vi tấn công tối đa của hệ thống chống tên lửa "Nudol" là 1,5 nghìn km. Nhưng theo thông tin đăng tải trên các phương tiện truyền thông Mỹ, phạm vi tấn công được tăng lên ít nhất hai lần, vậy đâu là sự thực?
Theo những nhận xét của các chuyên gia quân sự Mỹ, hệ thống "Nudol" đe dọa tất cả các vệ tinh quân sự Mỹ, bay trên thượng tầng khí quyển không phận Nga . Trong tình huống không có vệ tinh truyền thông, trinh sát và định vị, các vũ khí chiến lược Mỹ không thể tấn công chính xác những mục tiêu chiến lược theo kế hoạch tác chiến. Cuộc tập kích dù bằng vũ khí hạt nhân sẽ không mang lại bất cứ kết quả nào và bị phá hủy ngay từ khi mới bắt đầu.
Theo VietTimes
Phương Tây: Không có cách đánh chặn tên lửa siêu âm của một quốc gia dầu khí! Các phương tiện truyền thông phương Tây đang dậy sóng tranh cãi về chủ đề vũ khí mới Nga. Nhiều hãng tin cho rằng vũ khí này là giả mạo, nhưng cũng buộc phải thừa nhận rằng trên thế giới không có bất cứ phương tiện phòng không nào có thể ngăn chặn tên lửa siêu âm Avangard, có tốc độ tới 27...