Bán tài khoản ngân hàng rồi “nẫng tay trên” của các đối tượng lừa đảo
Vụ án bắt đầu từ lá đơn của một bị hại ở quận Ba Đình, TP Hà Nội, trình báo về việc bị một đối tượng lạ mặt gọi điện thoại lừa đảo chiếm đoạt 750 triệu đồng.
Qua điện thoại, kẻ mạo danh là Công an nói có chuyển tiền vào tài khoản của bị hại và số tiền đó thuộc diện đang điều tra cần phải làm rõ.
Trước những lời đe dọa và màn kịch của đối tượng vẽ ra quá hoàn hảo, bà Thanh đã đi đến một ngân hàng ở quận Hoàn Kiếm để rút hết số tiền 750 triệu đồng trong sổ tiết kiệm và chuyển vào tài khoản mang tên Lương Khánh Linh do đối tượng chỉ định. Sau khi chuyển tiền xong, bà Thanh có gọi lại nhưng không liên lạc được. Lúc này, biết bị lừa, bà Thanh đã đến Công an để trình báo.
Ngày 17/6, Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, đã ra quyết định khởi tố bị can các đối tượng gồm: Phạm Quốc Tuấn (SN 1995, trú tại ngõ 460 đường Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội); Lã Minh Đức (SN 1986, trú tại 506 H1 phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội); Lương Khánh Linh (SN 2003 trú tại phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) và Nguyễn Trung Cường (SN 1991, nhà ở tập thể H3 ngõ 64, Kim Giang, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Các đối tượng trong vụ án bị Công an quận Hoàn Kiếm bắt giữ.
Vụ án bắt đầu từ lá đơn của bà Đặng Thị Minh Thanh (tên bị hại đã được thay đổi) ở quận Ba Đình, TP Hà Nội, trình báo bản thân bị đối tượng lạ mặt gọi điện thoại lừa đảo chiếm đoạt 750 triệu đồng. Qua điện thoại, kẻ mạo danh là Công an nói có chuyển 69 triệu đồng cho bà Thanh và số tiền đó thuộc diện đang điều tra cần phải làm rõ.
Trước những lời đe dọa và màn kịch của đối tượng vẽ ra quá hoàn hảo, bà Thanh đã đi đến một ngân hàng ở quận Hoàn Kiếm để rút hết số tiền 750 triệu đồng trong sổ tiết kiệm và chuyển vào tài khoản mang tên Lương Khánh Linh do đối tượng chỉ định. Sau khi chuyển tiền xong, bà Thanh có gọi lại nhưng không liên lạc được. Lúc này, biết bị lừa, bà Thanh đã đến Công an để trình báo.
Qua điều tra, Công an quận Hoàn Kiếm xác định được chủ sở hữu tài khoản Lương Khánh Linh. Người này sau đó cũng đã đến ngân hàng thực hiện lệnh rút số tiền 750 triệu đồng. Trước đó, ngày 14/8/2023, Lương Khánh Linh và chồng là Lã Minh Đức đã đến chi nhánh ngân hàng TPbank và VIBbank để mở 4 tài khoản ngân hàng. Tuấn đã thu mua với giá 400 đồng/1 tài khoản và bán lại cho người tên là Thái (hiện chưa rõ nhân thân lai lịch) với giá 1 triệu đồng /1 tài khoản.
Video đang HOT
Cuối tháng 8/2023, Tuấn bảo vợ chồng Đức, Linh đi sao kê tài khoản và biết trong tài khoản của 2 vợ chồng mở tại ngân hàng TP bank có số tiền 163 triệu đồng. Các đối tượng không biết dòng tiền chuyển đi đâu và do đâu mà có nhưng đã yêu cầu ngân hàng chặn giao dịch 1 chiều chuyển tiền đi của hai tài khoản trên với mục đích lần sau có dòng tiền chuyển đến sẽ chiếm đoạt.
Ngày 17/5/2024, Lã Minh Đức lên Công an quận Hoàn Kiếm đầu thú, khai nhận đã bàn bạc với Tuấn và Cường mở tài khoản ngân hàng sau đó bán cho đối tượng trên mạng xã hội. Cả nhóm biết rõ nguồn tiền các đối tượng mua tài khoản đều là dòng tiền do phạm pháp mà có nên bàn nhau chiếm đoạt tiền được chuyển vào tài khoản.
Để biết xem tài khoản nào có tiền các đối tượng đến ngân hàng để sao kê, nếu phát hiện tài khoản nào có dòng tiền chuyển đến và đi thì sẽ khóa 1 chiều đối với dòng tiền chuyển đến tài khoản đó.
Ngày 15/9/2023, sau khi những đối tượng lừa bà Thanh chuyển số tiền 750 triệu đồng vào tài khoản mang tên của Linh nhưng không chuyển đi được có gọi điện qua telegram bảo Tuấn chuyển lại. Tuấn đã cùng Đức, Linh và Cường đi rút luôn số tiền đó chia nhau. Tuấn cầm 325 triệu đồng, vợ chồng Đức và Linh được chia 385 triệu đồng còn Cường được chia 40 triệu đồng.
Lừa đảo mạo danh cơ quan chức năng: Những 'chiếc bẫy' tinh vi
Tội phạm lừa đảo trên mạng ngày càng gia tăng với nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại nặng nề cho người dân.
Giả cơ quan chức năng để lừa đảo
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang điều tra làm rõ vụ lừa đảo qua ứng dụng "Hành chính công" giả mạo, khiến một nạn nhân mất gần 800 triệu đồng.
Đó là vụ việc của anh L.Q.T. (ngụ phường Tân Hòa, TP Biên Hòa). Anh T. kể nhận được cuộc gọi từ một người xưng là cán bộ Công an phường Tân Hòa, yêu cầu vợ anh đến phường để cập nhật thông tin cá nhân. Sau đó, anh tiếp tục được gọi video call, hướng dẫn tải ứng dụng "Hành chính công" theo đường link mà đối tượng cung cấp để thực hiện thủ tục trực tuyến.
Tin tưởng đối tượng là cán bộ công an, anh T. đã cung cấp thông tin cá nhân, chụp ảnh CCCD và đăng nhập vào tài khoản ngân hàng theo yêu cầu. Sau khi hoàn tất các thủ tục, đối tượng chặn liên lạc và xóa ứng dụng "Hành chính công" trên điện thoại của vợ anh T.
Khi kiểm tra lại, anh T. phát hiện không thể đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng. Nghi ngờ lừa đảo, anh liên hệ và ngân hàng xác nhận tài khoản của anh đã "bốc hơi" gần 800 triệu đồng.
Một nạn nhân trình báo Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Đồng Nai về việc bị lừa đảo trên mạng. Ảnh: T.H
Tương tự, anh T.H.T. (ngụ phường Bửu Long, TP Biên Hòa) nhận được cuộc gọi một người tự xưng là cán bộ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai, thông báo hồ sơ của anh cần đồng bộ dữ liệu CCCD. Kẻ này yêu cầu anh T. lên cơ quan BHXH tỉnh để cập nhật thông tin.
Tuy nhiên, một lúc sau, kẻ này gọi lại anh T. và hỏi có sử dụng phần mềm VssID hay không. Khi anh T. trả lời có, kẻ lừa đảo nói đang bận xử lý công việc nên sẽ chuyển hồ sơ cho một người khác để hỗ trợ.
Nghi ngờ lừa đảo, anh T. đã liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH để xác minh. Qua kiểm tra, BHXH tỉnh Đồng Nai khẳng định không có cán bộ nào liên lạc với người dân để yêu cầu đồng bộ dữ liệu CCCD hay cập nhật thông tin trên ứng dụng VssID.
Một trường hợp khác, ông M.T.K. (ngụ phường Hố Nai, TP Biên Hòa) cũng suýt trở thành nạn nhân của đối tượng lừa đảo mạo danh cơ quan thuế Đồng Nai.
Cụ thể, ông K. nhận được giấy mời từ cơ quan thuế yêu cầu đến trụ sở cập nhật, kê khai thông tin để thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, nhận thấy giấy mời có dấu hiệu làm giả, ông K. liên hệ Cục Thuế Đồng Nai để xác minh. Qua kiểm tra, cơ quan này khẳng định đây là giấy mời giả mạo do tên chi cục thuế được ghi không đúng.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo, hạn chế thiệt hại
Thời gian qua việc tuyên truyền, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đã được Công an tỉnh Đồng Nai triển khai quyết liệt. Tuy nhiên, loại tội phạm này diễn biến rất phức tạp, với nhiều phương thức tinh vi, xảo quyệt, gây thiệt hại lớn cho người dân.
Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Quang, Giám đốc Công an Đồng Nai dự báo, trong thời gian tới, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tại địa phương sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, với thủ đoạn phổ biến là giả danh cán bộ các cơ quan như Công an, Quân đội, Tòa án, Viện kiểm sát... để gọi điện lừa đảo.
Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Đồng Nai tiếp nhận trình báo của người dân bị lừa đảo. Ảnh: M.T
Bên cạnh đó, Công an Đồng Nai còn cảnh báo người dân về một số thủ đoạn tinh vi khác như yêu cầu người dân cài đặt các ứng dụng lạ chứa mã độc, cung cấp thông tin cá nhân, hình ảnh CCCD... Đặc biệt, tội phạm sử dụng AI (deepfake) giả mạo các cuộc gọi video, giọng nói để lừa đảo.
Để phòng ngừa các thủ đoạn lừa đảo tinh vi này, theo cơ quan chức năng, người dân cần tuyệt đối không cài đặt các ứng dụng lạ từ nguồn không rõ nguồn gốc, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi tham gia đầu tư sàn giao dịch; Cảnh giác với các cuộc gọi video, tin nhắn thoại có nội dung giả mạo lãnh đạo, cơ quan chức năng, người thân; Không hoảng sợ khi nhận được điện thoại, tin nhắn do người lạ gửi đến có nội dung liên quan vụ việc, vụ án; Không nên tin vào những tài sản, món quà không rõ nguồn gốc hay lời mời "việc nhẹ, lương cao"...
Để giúp người dân nâng cao ý thức phòng chống tội phạm lừa đảo trên mạng, Công an tỉnh Đồng Nai đã đưa ra khẩu hiệu "3 không, 2 phải". "3 không": Không cài đặt hoặc truy cập vào các đường dẫn, các ứng dụng không rõ nguồn gốc tạo cơ hội kẻ gian chiếm đoạt tài sản; Không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ, đặc biệt thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu đăng nhập, mã OTP, tài khoản mạng xã hội; Không chuyển khoản cho bất kỳ ai khi chưa xác định chính xác thông tin... "2 phải": Phải thường xuyên cảnh giác, chủ động bảo mật các thông tin cá nhân; Phải tố giác với cơ quan pháp luật khi có các thông tin nghi ngờ cuộc gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo. |
Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ giả danh công an lừa đảo Chiều 13/5, sau thời gian nghị án kéo dài, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tuyên trả hồ sơ cho VKSND cùng cấp để điều tra bổ sung vụ giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cáo trạng, khoảng tháng 6/2018, Tsai Tuan Phong (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc,...