Bạn sẽ rất sốc khi biết đây là cách để các cầu thủ nữ ra sân thi đấu vào ngày “đèn đỏ”
Vì một lý do nào đó, ngày “đèn đỏ” đang dần trở thành điều đáng sợ và đầy ám ảnh đối với phái yếu, vì rất nhiều lý do như đau bụng, đau lưng, mụn mọc nhiều trên mặt và toàn bộ cơ thể. Đặc biệt là đối với những người phải hoạt động mạnh và với cường độ thường xuyên, như các VĐV thể thao chẳng hạn.
Đã từ rất lâu, người hâm mộ quen với hình ảnh các vận động viên nữ luôn tỏa sáng và cống hiến hết mình cho bộ môn thể thao mà họ theo đuổi. Nhưng mấy ai biết được đằng sau ánh hào quang đó là sự hy sinh vô cùng to lớn, với những điều “khó nói” mà phái nữ luôn rất khó chia sẻ. Và một trong số đó chính là ngày “đèn đỏ”.
Trong kỳ nguyệt san, khi các VĐV nữ không những không được nghỉ ngơi mà hơn thế là hoạt động với công suất và cường độ lớn. Chính điều đó có thể dẫn đến việc bị đuối sức trong thi đấu, dễ dính chấn thương hơn bao giờ hết. Vì trong thời điểm này, cơ thể của phái yếu đang mất cân bằng hoóc môn, từ đó khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ. Đáng chú ý, việc đào tạo với cường độ cao vào ngày “đèn đỏ” có thể đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của các VĐV nữ.
Ở bộ môn bóng đá, gần một phần năm những nữ cầu thủ chia sẻ rằng họ bị mắc phải chu kỳ kinh nguyệt không đều, trong khi 14% trong số những người được hỏi tiết lộ đã có gãy xương do quá căng thẳng trong những ngày “khó ở” mà vẫn phải ra sân thi đấu.
Video đang HOT
Ngày “đèn đỏ”, chắc chắn các tuyển thủ nữ không nên mặc đồ trắng thế này
Trong khi đó, nữ tay vợt xinh đẹp người Anh Heather Watson đã đổ lỗi cho… “chuyện con gái” sau một trận thua bất ngờ tại Australian Open. Cô đã khẳng định mình bị đau bụng đúng vào thời điểm quan trọng và từ đó phải nhận thất bại không đáng có. Kể từ đó, các nhà chuyên môn bắt đầu bàn ra tán vào về chủ đề này của phái nữ cũng như những ảnh hưởng của nó đối với các VĐV chuyên nghiệp.
Heather Watson khẳng định cô bị đau bụng bởi ra sân vào đúng ngày “đèn đỏ”
Một nạn nhân khác của chuyện phụ nữ là VĐV chạy cự li trung bình Jessica Judd. Cô chia sẻ rằng thời gian chạy của mình có thể chênh lệch tới 15 giây nếu chạy vào “ngày đèn đỏ”.
Jessica Judd
“Ở giải vô địch quốc gia, tôi chạy 3000 mét hết 9 phút 15 giây và cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Một tuần sau đó, tại giải Birmingham Grand Prix, tôi chạy số mét tương tự nhưng chỉ mất 9 phút mà không cần tập thêm gì. Thật đáng sợ vì ngày đèn đỏ có thể ảnh hưởng đến bạn nhiều như vậy” – VĐV 21 tuổi cho biết.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có cùng suy nghĩ với Jessica Judd. Ngày “đèn đỏ” đã mang lại kỷ lục thế giới cho VĐV marathon người Anh – Paula Radcliffe. Phải thi đấu trong tình trạng “đến ngày” tại giải Chicago Marathon, song nữ VĐV đã thi đấu vô cùng ấn tượng.
“Tôi cố vứt nó ra khỏi đầu và không để nó trở thành chướng ngại. Nó là một trong những thứ có thể trở thành vấn đề lớn nếu bạn suy nghĩ quá nhiều. Tôi đã phá kỷ lục thế giới nên nó không thể là vật cản được, nhưng chắc chắn nó là lý do khiến tôi bị đau bụng trong 1/3 chặng đường cuối của cuộc đua và không cảm thấy thoải mái như bình thường”, Paula Radcliffe chia sẻ.
Paula Radcliffe
Không những thế, Paula Radcliffe còn tiết lộ một bí mật “động trời” rằng các bác sỹ đã “hại chết” Jessica Judd. Cụ thể, khi biết “ngày đèn đỏ” của Jessica Judd sẽ trùng với ngày cô phải chạy 800 mét ở giải vô địch thế giới tại Moscow năm 2013, các bác sĩ đã cho nữ VĐV tuổi teen uống norethisterone, một loại thuốc viên hoóc môn có khả năng làm chậm nguyệt san. Kết quả, Judd dừng bước ở vị trí thứ 5 và không thể giành vé vào vòng Bán kết. Có lẽ những ai theo dõi Judd vẫn còn nhớ cô gái 18 tuổi đã suy sụp và khóc ngay trên sân như thế nào.
Giọt nước mắt của Jessica Judd
“Họ đã đưa cho cô ấy nhầm thuốc. Từ kinh nghiệm bản thân, tôi biết norethisterone chỉ làm mọi việc tệ hơn gấp trăm lần. Jo Pavey biết thế (Jo Pavey là nữ VĐV điền kinh người Anh nổi tiếng với việc giành HCV cự ly 10.000m tại giải vô địch châu Âu ở độ tuổi 40), người khác cũng biết thế, nhưng dường như không ai trong đoàn điền kinh nước Anh ghi lại thông tin này cả. Họ thử thứ thuốc ấy vì đó là điều mà y học chỉ bảo. Sau đó tôi đã can thiệp vào bảo họ đừng cho Jess hay bất cứ VĐV nào uống, tôi cũng đã chỉ cho Jess những gì tôi từng làm”, Paula Radcliffe kể lại.
“Các bác sĩ trong thể thao thường là đàn ông và họ không hiểu gì cả. Bạn cần thêm nhiều người phụ nữ hiểu rõ việc này để đưa ra thêm nhiều bằng chứng, thực hiện thêm nhiều cuộc nghiên cứu, bởi vì chỉ mới có một số ít VĐV nữ từng thử cách điều chỉnh kỳ kinh của mình mà thôi” – Radcliffe chia sẻ thêm.
Rõ ràng, với các VĐV nữ, việc phải “chống chọi” lại những ngày “đèn đỏ” luôn là một vấn đề lớn không có lời giải đáp. Bất cách phương thức nào được áp dụng cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn tối ưu, thậm chí là ảnh hưởng lớn tới thành tích cá nhân như câu chuyện kể trên. Bởi vậy, sự thiệt thòi luôn dành cho các cô gái theo đuổi nghề nghiệp này. Và chúng ta, đứng ở vị trí người hâm mộ, hãy luôn cảm thông và ủng hộ các nữ VĐV, bởi đằng sau ánh hào quang, sẽ luôn là những giọt nước mắt, của những chuyện “khó nói” mà không phải ai cũng biết, cũng trải qua!
Theo Kenhthethao