Bạn sẽ làm gì với đường truyền internet… 1 Gigabit/giây?
Nếu như chúng ta sở hữu một đường truyền “trong mơ” như vậy, sẽ cần làm gì để khai thác triệt để.
Theo kế hoạch, gã khổng lồ Google sẽ đem đường truyền cáp quang tốc độ 1 Gigabit/giây đến thành phố Kansas vào năm sau. Một câu hỏi lý thú được đặt ra: người dân tại đây sẽ làm gì với đường truyền tốc độ “khủng” như vậy? Có lẽ câu rả lời năm ở một thành phố khác mang tên Chattanooga, thuộc bang Tennesse, Mỹ.
Một góc thành phố Chattanooga, bang Tennessee, Mỹ.
Đây là thành phố tại Mỹ đầu tiên sở hữu đường truyền Internet tốc độ 1 Gigabit/giây, Chattanooga được biết đến như “miền đất hứa” cho việc triển khai các thành tựu công nghệ mới. Nhà cung cấp mạng đã thừa nhận rằng chưa có nhiều người sử dụng hết lưu lượng mạng khổng lồ này. Tuy nhiên họ cũng đã khẳng định: đã tạo ra, thì ắt sẽ có người sử dụng. Vậy nếu như chúng ta sở hữu một đường truyền “trong mơ” với rất nhiều người như thế, tại sao lại không dùng hết khả năng của dịch vụ mạng chứ?
Hệ thống cáp quang hiện trải rộng trên toàn bộ diện tích 600 dặm vuông của thành phố Chattanooga này được điều hành bởi công ty Electric Power Board (EPB), một công ty được sở hữu bởi chính người dân trong vùng. Đây còn là công ty đã cung cấp năng lượng điện cho nơi này trong suốt nhiều thập kỷ qua. EPB đã triển khai dịch vụ cáp quang 1 Gbps này từ mùa thu năm ngoái, thế nhưng theo giám đốc kế hoạch của công ty năng lượng này, vẫn chưa có nhiều người gọi điện đăng ký dịch vụ mạng Internet tốc độ cao.
Một tờ poster quảng cáo cho dịch vụ mạng cáp quang tại Chattanooga.
Thực sự, có vẻ như dịch vụ cáp quang của EPB hơi đi quá xa so với nhu cầu của người dân tại đây: mới chỉ có… 6 đến 7 hộ dân và một vài doanh nghiệp ở Chattanooga hiện đang sử dụng dịch vụ Internet cao cấp này. Để sở hữu đường truyền trong mơ, mỗi tháng mức phí sử dụng một đường truyền Internet là 350 USD (khoảng 7 triệu đồng Việt Nam).
Tuy nhiên, những người sử dụng cũng gặp phải khó khăn khi họ muốn sử dụng hết băng thông 1 Gigabit trên giây, vì những thiết bị kết nối WiFi không thể nhanh được đến như vậy. Trên thực tế, để tương tác với đường truyền của mình một cách hiệu quả nhất, một vài khách hàng đã chuyển sang sử dụng router cáp dây thay vì dùng mạng không dây.
Tuy nhiên, trở ngại kỹ thuật đó hoàn toàn chẳng làm cho David Wade, giám đốc kế hoạch của EPB phải bận tâm. “Việc đem đường truyền Internet như thế này chẳng khác gì việc đem điện tới thung lũng Tennessee vào đầu thế kỷ 20 cả” (EPB được thành lập vào năm 1935).
Cũng giống như đường lưới điện, công ty EPB muốn dẫn đường cáp quang tốc độ cao đến tận từng nhà và từng đơn vị kinh doanh trong thị trấn, trong đó có cả một phần ba tổng số khách hàng của họ là những người sống ngoài Chattanooga.
Tất nhiên việc này sẽ rất tốn kém, nhưng EPB hẳn là đơn vị biết cách kiếm lời. Đầu tiên, họ dùng hệ thống cáp quang để phục vụ cho chương trình hệ thống năng lượng thông minh, và triển khai chúng ở tất cả các nơi sử dụng điện trên thành phố nhỏ này. Sau này, khi việc triển khai mạng lưới cáp quang đã hoàn tất, nó sẽ phục vụ cho cả hệ thống TV, Internet và thậm chí là điện thoại mà không cần lắp đặt thêm bất kỳ hệ thống cơ sở hạ tầng nào khác.
Video đang HOT
Điều này đã và sẽ giúp ích cho EPB sau này khi hệ thống mạng 1 Gigabit/giây được sử dụng rộng rãi, chi phí cho việc lắp đặt sẽ trở nên rẻ đi. Chưa hết, hiện tại mới chỉ có ít khách hàng sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao, trong khi đa số những người khác thì sử dụng những đường truyền rẻ và có tốc độ chậm hơn. Trong tương lai, khi số lượng cá nhân sử dụng dịch vụ 1 Gigabit/giây nhiều lên, hệ thống cáp quang này cũng góp phần giảm giá cước Internet mà người dùng phải trả.
Xin được nhắc lại, chi phí sử dụng Internet sẽ càng ngày càng giảm đi. David Wade đã đưa ra dẫn chứng: khi đường truyền cáp quang được bắt đầu hoạt động, tốc độ tối đa của mạng Internet là 400 Megabit/giây. Chỉ chưa đầy 2 năm sau, tốc độ đã chạm tới ngưỡng “Gigabit” nhưng giá cước sử dụng thì đã rẻ hơn so với trước. Không chỉ có vậy, những đường truyền Internet ở đây cũng rất “trung thực”: nếu bạn trả tiền cho 1 Gigabit/giây, thì tốc độ của bạn sẽ là 1 Gigabit/giây, tốc độ này ổn định ở cả 2 mặt Download lẫn Upload.
Việc mạo hiểm đầu tư như vậy phần nào đã giúp ích cho Chattanooga khi nó đã được đứng trong danh sách “7 cộng đồng thông minh nhất thế giới” cùng 2 thành phố Mỹ khác là Dublin, Ohio và Riverside, California. Và với những nỗ lực của gã khổng lồ Google, có thể trong tương lai, danh sách đó còn sẽ có cả thêm Kansas City. Tuy nhiên đó vẫn còn là một chặng đường dài, khi chính Google đã nói rằng họ sẽ tạo ra những mục đích sử dụng mạng toàn cầu mới cho người dân Kansas, một khi đường truyền Internet tốc độ cao được đi vào hoạt động.
Theo PLXH
Hệ thống an ninh tối tân tại trung tâm dữ liệu Google
Nhiều người cho rằng đây là lời đáp trả trước hành động "khoe khoang" trung tâm lưu trữ tại Prineville, Oregon của Facebook 3 tuần trước.
Vừa qua, Google bất ngờ tung ra một đoạn clip dài 7 phút trên mạng chia sẻ YouTube về một trong những thứ gây tò mò nhất của gã khổng lồ công nghệ này: trung tâm lưu trữ dữ liệu. Nhiều người cho rằng đây là lời đáp trả trước hành động "khoe khoang" trung tâm lưu trữ tại Prineville, Oregon của Facebook 3 tuần trước, một phần trong việc giới thiệu dự án mở của mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Google đã chọn trung tâm lưu trữ tại Moncks Corner để giới thiệu đến thế giới cách họ bảo mật thông tin người sử dụng như thế nào, từ những chiếc camera hoạt động 24/7, hàng rào điện, nhân viên anh ninh túc trực, đến những chiếc máy quét võng mạc. Hãy cùng xem qua những điểm đáng chú ý trong đoạn clip nói trên qua những bức ảnh sau đây, để biết những dịch vụ như Google Docs for Business được bảo đảm an toàn đến cỡ nào.
Nhìn từ xa, trông trung tâm lưu trữ này giống như một khu phức hợp kín cổng cao tường, một nơi hoàn hảo cho các tác vụ cần độ bảo mật cao. Mỗi năm, Google cho các kỹ sư của họ tự chế tạo ra hàng nghìn cụm máy chủ chạy những phiên bản được chỉnh sửa dựa trên nền Linux.
Có một số người cho rằng Google hiện sở hữu hơn 1 triệu máy chủ, phục vụ cho việc hoạt động các ứng dụng như tìm kiếm, Google Maps hay Google Checkout. Google cho rằng việc tự chỉnh sửa hệ thống máy chủ như vậy sẽ tạo ra môi trường điện toán an toàn hơn mà không bị phụ thuộc vào những dịch vụ bảo mật không tối ưu.
Cổng vào của trung tâm này giống như những chốt gác của chính phủ:
có nhân viên an ninh canh gác 24/7, nhiều lớp chốt chặn. Bốn xung quanh
là hệ thống tường chắn cao và hàng rào điện.
Hệ thống camera hồng ngoại có mặt ở khác nơi, hoạt động cả ngày lẫn đêm.
Lối vào nơi làm việc, mỗi nhân viên đều có một mật khẩu đăng nhập riêng.
Sau đó là bước quét võng mạc để xác định danh tính nhân viên!
Đây là bước mà Google đưa vào mọi trung tâm lưu trữ dữ liệu của họ.
Vì lý do an ninh và dịch vụ, các file dữ liệu thông tin khách hàng sẽ được lưu trữ tại nhiều nơi, được mã hóa đẻ không ai có thể đọc bằng các biện pháp thông thường. Những ổ cứng bị lỗi hay hỏng sẽ được đem tới một nơi để tiến hành sửa chữa. Những ổ cứng lỗi sẽ được format lại, còn dữ liệu trong chúng bị ghi đè và kiểm tra lại, đề phòng trường hợp lộ dữ liệu.
Còn những ổ cứng hết giá trị sử dụng (thường là quá hạn sử dụng do Google đề ra) sẽ được đưa đến "khu vực thanh lý". Tại đây, các thiết bị đặc biệt sẽ phá hủy hoàn toàn chiếc ổ cứng, sau đó chuyển những phần còn lại đến bộ phận tái chế.
Ổ cứng hết hạn dùng bị đâm thủng bởi mũi khoan thép lớn.
Sau đó nghiền nát và chuyển ra ngoài.
Tất nhiên, dữ liệu trên những ổ cứng nói trên sẽ khổng biến mất, mà chúng sẽ được backup tại đây.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất tại mỗi trung tâm dữ liệu là việc phòng ngừa cháy nổ. Bên cạnh việc phòng cháy, nếu như có bất kỳ tai nạn nào xảy ra, tất cả dữ liệu tại đây sẽ được chuyển cho một trung tâm lưu trữ khác ngay lập tức.
Luôn có các phương án để backup dữ liệu nếu có trường hợp xấu xảy ra.
Cuối cùng, đề phòng những sự cố về năng lượng, một phòng
máy phát điện công suất lớn cũng được Google xây dựng bên trong trung tâm này.
Theo PLXH
Google: Quảng cáo di động hiệu quả khó tin Người dùng smartphone phản ứng tích cực một cách bất thường với quảng cáo, gã khổng lồ tìm kiếm tuyên bố. Có tới 42% số người dùng nhấn vào dòng quảng cáo di động mà họ thích và suýt một nửa trong số này (49%) đã bỏ tiền ra mua sản phẩm. 35% ghé thăm website của doanh nghiệp quảng cáo và 27%...