Bản quyền truyền hình V.League: Khi VPF cùng các CLB chung chí hướng
Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị tổng kết mùa giải bóng đá chuyên nghiệp 2021 được VPF và các CLB bàn luận sôi nổi liên quan đến bản quyền truyền hình.
Trong đó, VPF và các CLB đều bày tỏ quan điểm nghiêm túc, đánh giá bản quyền truyền hình là nguồn thu quan trọng trong tương lai gần.
VPF và các CLB thẳng thắn chia sẻ
Hội nghị tổng kết mùa giải bóng đá chuyên nghiệp 2021 có một chủ đề quan trọng được VPF và các CLB chuyên nghiệp quan tâm. Đó là bản quyền truyền hình. Ông Vũ Tiến Thành – Giám đốc điều hành CLB Phố Hiến – cho rằng bản quyền truyền hình là một góc độ quan trọng trong tài chính nếu đội bóng thật sự muốn tự chủ trong duy trì hoạt động dài hạn.
Ông Vũ Tiến Thành cũng đưa ra những đóng góp về vấn đề này nhằm phát triển thêm nguồn thu xoay quanh câu chuyện bản quyền hình ảnh, phát triển thương hiệu trên mạng xã hội cho các đội bóng nói riêng và giải bóng đá chuyên nghiệp nói chung.
Chung quan điểm với ông Vũ Tiến Thành, Tổng giám đốc Trương Mạnh Linh của SLNA cũng bày tỏ hy vọng rằng đội bóng xứ Nghệ có thể thêm doanh thu từ bản quyền truyền hình. Ông cũng đề xuất VFF và VPF có ý kiến với các nhà đài nhằm tăng giá trị của bản quyền truyền hình V.League, qua đó tăng thêm động lực phát triển cho đội bóng ở những mùa giải tới đây.
Phản hồi lại ý kiến của đại diện lãnh đạo các CLB thuộc giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia, ông Trần Anh Tú – Chủ tịch HĐQT VPF thẳng thắn trao đổi về câu chuyện bản quyền truyền hình ở thời điểm hiện tại và định hướng trong giai đoạn tới. Theo ông Trần Anh Tú, hợp đồng bản quyền truyền hình đã được VPF và đối tác ký kết từ năm 2017 và kéo dài đến hết mùa 2022. Ông Tú cho biết, những điều khoản hợp đồng ký kết năm 2017 là hợp lý trong thời điểm đó.
Video đang HOT
Tất nhiên theo thời gian, lúc này hợp đồng có thể chưa có những điểm phù hợp với nguyện vọng của VPF và các CLB. Ông Trần Anh Tú khẳng định, hợp đồng mới sẽ có những thay đổi nhằm đảm bảo quyền lợi nhiều hơn cho giải đấu nói chung và các CLB nói riêng.
V.League càng hấp dẫn thì giá trị bản quyền truyền hình càng cao – Ảnh: MINH TUẤN
Giải đấu càng chất lượng, bản quyền truyền hình càng cao
Theo ông Trần Anh Tú, hợp đồng bản quyền truyền hình hiện tại có giá trị tương ứng với mười mấy tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị đó lại ít quy đổi ra tiền mặt. Vì vậy, việc chia quyền lợi cho các CLB còn khiêm tốn. Ông Trần Anh Tú cho rằng ở giai đoạn hiện tại, VPF cũng luôn suy nghĩ, đánh giá để làm sao có thể thu được lợi nhuận không chỉ ở khía cạnh bản quyền truyền hình mà còn là trên nền tảng Internet, mạng xã hội.
Nhưng để có thể đạt được giá trị bản quyền truyền hình nói chung như kỳ vọng của VPF và các CLB thì V.League phải đảm bảo được hình ảnh giải đấu (bao gồm lối chơi của cầu thủ trên sân, cơ sở vật chấp đáp ứng tiêu chí AFC, hành xử của các HLV, CLB, Ban điều hành giải đấu…) có giá trị cao trong mắt nhà tài trợ.
“Giải đấu càng chuyên nghiệp, chất lượng các giải đấu càng được nâng cao, thương hiệu cầu thủ càng lớn thì V.League càng có giá trị trong mắt các đối tác. Như thế, VPF không phải rơi vào thế mặc cả. Chúng ta sẽ thu hút được quan tâm của nhiều đối tác hơn, với những giá trị tương xứng hơn với V.League”, ông Trần Anh Tú nói.
Thực tế, trong Hội nghị tổng kết năm 2021, các CLB và VPF đã thẳng thắn nhìn vào những điểm được và chưa được để nghiêm túc rút kinh nghiệm nhằm hướng đến V.League 2022 chủ động hơn, chất lượng hơn và nâng cao được tính cạnh tranh hơn. Nhiều đội bóng cũng khẳng định tiêu chí bóng đá chuyên nghiệp với các góc độ tài chính, cơ sở vật chất, đào tạo trẻ cần phải được thực hiện nghiêm chỉnh, qua đó nâng tầm chất lượng V.League ngay từ mùa giải tới.
V.League học cách xếp lịch thi đấu của châu Âu
Nhằm giúp NHM cả nước có điều kiện theo dõi nhiều trận đấu ở nhiều thời điểm khác nhau, kể từ mùa giải 2018, VPF và BTC đã có sự thay đổi khi sắp xếp nhiều khung giờ khác nhau ở mỗi vòng đấu. Theo đó, ngoài việc các trận đấu ở mỗi vòng diễn ra trong các ngày thứ Bảy, Chủ nhật thì những mùa giải vừa qua, một số trận còn được tổ chức vào thứ Năm hoặc thứ Sáu.
Một thay đổi lớn khác là BTC giải đã sắp xếp các trận đấu diễn ra vào nhiều khung giờ khác nhau (17h00, 18h00 và 19h00) nhằm phục vụ người hâm mộ và các đài truyền hình cả nước. Theo đó, người hâm mộ cả nước có thể xem nhiều trận ở một vòng đấu mà không vướng bận bởi suy nghĩ “bỏ trận này, tập trung trận khác”. Ngoài ra, hàng tuần mỗi vòng đấu cũng sẽ có những trận cầu “đinh” được BTC lựa chọn khung giờ đẹp nhất để phục vụ NHM. Đây chính là cách xếp lịch thi đấu được VPF học hỏi từ các giải VĐQG hàng đầu châu Âu.
Chủ tịch CLB Quảng Nam phàn nàn chất lượng sân bãi ở hạng Nhất "rất kinh" nhưng vẫn cho tổ chức
Chủ tịch CLB Quảng Nam lên tiếng về vấn đề sân bãi ở các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Trong cuộc họp tổng kết mùa giải 2021 của bóng đá Việt Nam, đại diện các CLB tiếp tục lên tiếng về vấn đề tổ chức mùa giải mới, công tác trọng tài, kỷ luật. Đặc biệt, ông Nguyễn Húp - Chủ tịch CLB Quảng Nam nhấn mạnh về việc chất lượng các sân vận động ở giải hạng Nhất không đạt chuẩn mà vẫn được diễn ra.
"Về sân bãi, hầu hết sân hạng Nhất chỉ có 30-40% thi đấu được. Tôi thấy giám sát, thành viên ban điều hành giải đến kiểm tra, sân không đạt nhưng vẫn tổ chức. CLB Quảng Nam đi thi đấu có những sân rất là kinh, không đá được, vậy mà BTC để mặc để tổ chức. Đây là vấn đề nhiều năm rồi.
Ban điều hành giải phải có biện pháp mạnh khắc phục ra làm sao, đạt thì tổ chức, không thì phải chọn sân khác tốt hơn. Làm mạnh thì các đội bóng mới đầu tư cơ sở vật chất được, nếu cứ để xuề xoà thì sẽ tiếp nối tình trạng này năm này qua năm khác", ông Húp phát biểu.
Chủ tịch CLB Quảng Nam mong VPF xem xét lại vấn đề sân bãi ở Việt Nam (Ảnh: VPF)
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên giải đấu đã bị huỷ, chủ tịch CLB Quảng Nam cũng mong muốn mùa giải 2022 sẽ được diễn ra một cách an toàn và có kế hoạch cụ thể nhất.
"Cứ lùi giải nhiều lần thì BTC kém một, CLB kém mười. Tôi đề nghị phải có dự báo về kế hoạch, VPF phải tham mưu cho ban chấp hành VFF, cái này chúng ta còn kém lắm. Ở mùa giải tới, ban điều hành dự kiến tổ chức ngày tháng nào cũng phải báo trước để CLB tính toán, đừng để CLB bị động.
Dịch thế này không biết còn bao nhiêu CLB bỏ giải nữa đây. Về tài chính thì phải chia ra VPF 1 nửa, CLB hưởng 1 nữa chứ như các năm hỗ trợ 300 - 400 triệu/ năm cho biển quảng cáo thì CLB không thu được là bao".
Nhất trí với phát biểu của ông Nguyễn Húp, ông Vũ Tiến Thành chủ tịch CLB Phố Hiến cũng bày tỏ ý kiến:
"Lúc này doanh nghiệp khó khăn các CLB chịu tổn thất nặng nề nên xem lại lệ phí, không nên đóng lệ phí. Các CLB hạng Nhất đóng hơn 200 triệu, V.League đóng 500 triệu, số tiền này được VPF gửi lên VFF thì hiện tại hãy chia lại cho các đội bóng, lúc khó khăn này không nộp cho VFF nữa. "Một miếng khi đói bằng cả gói khi no", đây là lúc VFF thể hiện đắc nhân tâm", Ông Thành nói.
Chủ tịch CLB Phố Hiến cũng mong muốn mùa giải 2022 sẽ thống nhất lại tên các giải bóng đá chuyên nghiệp bao gồm: V.league 1, V.League 2, V.League 3 chứ không gọi như tế cũ V.League, hạng Nhất... nữa.
Sau "phát súng" của bầu Đức, HAGL có thêm động thái mới, cương quyết đòi cải tổ VPF Cùng với một số CLB khác, HAGL đã chính thức gửi đơn tới VFF và VPF, đề nghị tổ chức đại hội cổ đông bất thường. Trong lá đơn được gửi đi vào hôm nay (30/8), HAGL nhấn mạnh đội bóng nhận thấy hội đồng quản trị, ban điều hành công ty VPF không sâu sát diễn biến tình hình thực tế nên...