Bản quyền NFT: Kẻ xấu trục lợi tỉ đô, nghệ sĩ ‘mất thiện cảm’
Vi phạm bản quyền trên các nền tảng bán NFT trực tuyến có xu hướng ngày càng xấu hơn, khi các họa sĩ bất lực nhìn tác phẩm nghệ thuật của mình bị cướp và bán dưới dạng NFT.
NFT ngày càng “mất thiện cảm” với giới nghệ sĩ, khi các tác phẩm vi phạm bản quyền nhởn nhơ thu lợi bất chính
Aja Trier là một họa sĩ sống tại San Antonio (Texas, Mỹ). Cô vốn đã quen với việc các tác phẩm của mình bị xâm phạm bản quyền và xuất hiện trên loạt áo phông, ốp lưng điện thoại, một vài nơi khác dù chưa được cô cho phép.
Thế nhưng, đến ngày 4.1.2022, Trier kiểm tra email và bất ngờ nhận hàng loạt cảnh báo rằng các bức tranh phong cảnh nổi tiếng theo phong cách Vincent Van Gogh của cô đã bị bán trên nền tảng OpenSea với gần 86.000 tác phẩm NFT với giá 0,003 ETH (khoảng 10 USD)/mỗi tác phẩm.
Aja Trier bức xúc khi các tác phẩm của cô bị “nhái” tận 86.000 lần dưới dạng NFT trên OpenSea
“Tôi đã biết chuyện các nghệ sĩ khác bị đạo nhái tác phẩm dưới dạng NFT, nhưng đánh cắp quy mô lớn như trường hợp của tôi thì quả là điều không ngờ. Tôi đã chia sẻ với nhiều nghệ sĩ khác và họ cũng nói với tôi như vậy”, Trier chia sẻ với The Verge.
Không chỉ riêng Trier, nhiều nghệ sĩ khác cũng ngao ngán và bất lực trước nạn đánh cắp tác phẩm và bị bán dưới dạng NFT kể từ khi loại hình nghệ thuật số này bùng nổ trong năm 2021. Các chuyên gia ước tính, những kẻ trộm cắp kiếm được hàng tỉ USD từ thứ không phải của mình.
Đại diện của NFT Theft, cộng đồng những người sáng tạo bị trộm tác phẩm và bán dưới dạng NFT, cho biết các nền tảng như OpenSea cho phép tạo ra NFT bằng Lazy Minting, giúp liệt kê NFT đăng bán không cần ghi nhận trên blockchain. Ngoài ra, cơ chế nhận hoa hồng của các sàn là chỉ thu phí người bán sau khi tác phẩm NFT được mua. Kết hợp với hệ thống kiểm tra nhanh kém hiệu quả của OpenSea, người này quan ngại rằng nạn đánh cắp tác phẩm nghệ thuật và rao bán dưới dạng NFT vẫn kéo dài, OpenSea sẽ tiếp tục là nơi những kẻ xấu náu mình, rao bán các tác phẩm bất hợp pháp.
Video đang HOT
Trên thực tế, đã có những phần mềm chuyên dụng nhằm truy quét các tác phẩm NFT vi phạm bản quyền trên các nền tảng mua bán phổ biến, đơn cử là ứng dụng Protect của DeviantArt. Tuy nhiên, cái khó ở đây là khâu khiếu nại, xử lý lại không hề dễ dàng.
Trier đã từng gửi thư khiếu nại lên OpenSea, yêu cầu gỡ các tác phẩm đạo nhái theo Đạo luật bản quyền kỹ thuật số (DMCA). Đáp lại, nền tảng này yêu cầu Trier chứng minh quyền sở hữu với từng tác phẩm NFT. Như đã đề cập ở trên, các tác phẩm của Trier bị phân tách đến gần 86.000 NFT và cô ấy đã quyết định ngưng khiếu nại.
“OpenSea đang ngụy tạo mọi sự bảo vệ tác giả trên nền tảng của họ”, Trier bày tỏ sự thất vọng khi OpenSea không thể bảo vệ các tác giả thật sự.
Theo NFT Theft, chỉ có một số ít may mắn được xử lý khiếu nại ổn thỏa. Đa số các đơn khiếu nại thường phải đợi rất lâu, chứng minh rất mất thời gian hoặc thậm chí là bị bác bỏ.
Mặc dù chính sách của OpenSea không cho phép bán các sản phẩm NFT đạo nhái và chế tài xử phạt cao nhất là xóa tài khoản, đại diện của nền tảng này thừa nhận hơn một nửa các mục tạo bằng công cụ miễn phí có trên nền tảng của họ là các NFT đạo nhái, ăn cắp hoặc là NFT rác.
Một nền tảng giao dịch lớn khác là Rarible cho biết họ đã sử dụng hệ thống xác minh do con người kiểm duyệt. Họ khẳng định là đã giảm tới 90% vấn nạn bán tác phẩm đạo nhái, ăn cắp kể từ đầu năm 2021. Thế nhưng, nỗ lực của nền tảng vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề.
Cần xử lý triệt để bằng pháp lý
Thời đại số đã đến, metaverse, NFT và nhiều loại hình dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới. Những tranh chấp, bê bối về tính pháp lý của các tác phẩm NFT trong thời điểm hiện tại được cho là thử thách ban đầu của thời đại số này.
Nhận định bởi chuyên gia Mert Hilmi Iseri, đến từ Math Venture Partners, cần phải có sự kiểm soát mạnh mẽ, hệ thống ở quy mô blockchain để xác minh cặn kẽ nguồn gốc, tính hợp pháp của tác phẩm, tác giả cũng như đặt ra nhiều chế tài mạnh mẽ với những kẻ xấu.
NFT bùng nổ, nhiều kẽ hở bản quyền xuất hiện
Mặc dù NFT có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2021 với tổng giá trị các giao dịch đạt đến 22 tỉ USD, thị trường tài sản số này bắt đầu bộc lộ ra nhiều vấn đề liên quan đến bản quyền.
NFT bùng nổ, nhiều kẽ hở pháp lý xuất hiện
NFT bùng nổ trong năm 2021
NFT là viết tắt của cụm từ Non-fungible token, có thể tạm dịch là tài chứng không thể đổi ngang. Loại tài chứng (token) này dựa trên công nghệ chuỗi - khối (blockchain) và thường đại diện cho các tác phẩm, sản phẩm dễ bị sao chép như tranh, hình ảnh, video, tệp âm thanh và các tệp kỹ thuật số. Hay nói theo một cách dễ hiểu hơn, NFT có thể ví như là một chứng nhận sở hữu và quyền truy cập trên nền tảng số.
Sau cơn sốt tiền điện tử, giới đầu tư đi tìm tiếp những thị trường tiềm năng cho đồng tiền của họ được sinh sôi nảy nở và NFT là một mảnh đất màu mỡ mới, thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Thống kê bởi DappRadar, chỉ trong năm 2021, tổng giao dịch các NFT đạt 22 tỉ USD, tăng vọt so với mức 100 triệu USD của năm 2020.
Tuy vậy, việc bùng nổ của NFT cũng làm bộc lộ nhiều kẽ hở về mặt pháp lý của loại hình này.
Bê bối vấn đề bản quyền NFT
Cuối năm 2021, Brian Moore và Mike Lacher đã trở thành tâm điểm của cộng đồng NFT khi công bố "Non-Fungible Olive Gardens" - một tác phẩm chứa đựng các hình ảnh nhà hàng Olive Garden dưới dạng mã hóa với mỗi NFT đại diện cho một trong số 880 chi nhánh tại Mỹ của chuỗi nhà hàng này. Thậm chí, hai người này đã lập hẳn một nhóm những người yêu thích Olive Garden trên nền tảng Discord.
Khoảng 10 ngày sau khi tác phẩm được công bố, Olive Garden lên tiếng dự án này không hề liên quan đến họ và trong ngày 30.12.2021 đã gửi yêu cầu gỡ bỏ đến OpenSea - sàn giao dịch NFT nơi dự án Non-Fungible Olive Gardens được đăng bán. Ngay lập tức, OpenSea đã xóa tài khoản người bán và gỡ tác phẩm nói trên. Tuy nhiên, động thái này lại bị chính cộng đồng người yêu thích Olive Garden quay lưng với chuỗi nhà hàng.
The Wall Street Journal (WSJ) nhận định bản quyền trên thị trường NFT đã trở thành một vấn đề khá nan giải, nhiều tác phẩm bị biến thành NFT và rao bán trên mạng khi chưa được phép của "chính chủ".
Đôi khi, sự mâu thuẫn xuất hiện từ quan điểm, góc nhìn giữa nghệ sĩ và các thương hiệu. Đối với nghệ sĩ và người dùng, NFT là một tác phẩm nghệ thuật dưới dạng kỹ thuật số. Trong khi đó, với các doanh nghiệp thì đây lại là một phiên bản sử dụng trí tuệ của họ, là một mặt hàng có thể thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong metaverse.
Các thương hiệu lớn nỗ lực "dẹp" tác phẩm NFT liên quan đến họ
Hiện tại, metaverse là xu hướng, được đánh giá rất nhiều tiềm năng. Các doanh nghiệp đã dần nhận ra điều này, một số thương hiệu (tiêu biểu là Nike) đã bước đầu tham gia metaverse và nhiều doanh nghiệp lớn khác cũng đã dần lên kế hoạch để dấn thân vào xu thế thực tế ảo này.
Chính vì vậy, nhiều thương hiệu lớn như hãng thời trang Hermès hay hãng phim Miramax, đang ra sức để tìm kiếm và loại bỏ những tác phẩm NFT có liên quan đến thương hiệu của họ. Trong cuối năm 2021, Hermès đã gửi thư yêu cầu Mason Rothschild gỡ bỏ những chiếc túi MetaBirkins bản NFT do anh ta tạo ra, vốn đã đem về cho Rothschild một khoản lợi nhuận 1,2 triệu USD trước đó.
Bên cạnh đó, chuỗi rạp Cinemark từng đâm đơn kiện Roblox vì một số thành phố ảo được người chơi tạo ra trong trò chơi này có chứa các rạp chiếu phim Cinemark. Vụ kiện diễn ra trong năm 2016 và đã bị bác bỏ sau hai tháng mà không công khai bất kỳ phán quyết nào.
Cần có các cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Thời đại số đã đến, metaverse, NFT và nhiều loại hình dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới. Những tranh chấp của các thương hiệu Hermès hay Olive Garden với các nghệ sĩ NFT được cho là thử thách ban đầu của thời đại số này.
Giáo sư Kal Raustiala, chuyên nghiên cứu quyền sở hữu trí tuệ tại Trường Luật - Viện Đại học California tại L.A (Hoa Kỳ), nhận định luật truyền thống sẽ có lợi với những nghệ sĩ như Rothschild. Tuy nhiên, các quy định, quy chuẩn trước đây cần được thay đổi ngay khi các vụ tranh chấp liên quan đến NFT xuất hiện.
Cô gái 24 tuổi kiếm hơn 300.000 USD nhờ bán NFT Nữ nghệ sĩ tự nhận mình cho rằng NFT là cứu cánh, giúp cô kiếm được tiền từ tác phẩm của mình. Lana Denina, sống tại Canada, có đam mê thiết kế trên máy tính từ năm 13 tuổi. Tháng 1/2020, cô được bạn trai giới thiệu về tiền mã hóa. Đó cũng là lần đầu tiên Denina nghe đến thuật ngữ blockchain....











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Tháng 3 âm có 1 con giáp có cát tinh trợ giúp, đã giàu lại càng giàu, 2 con giáp lại cần thận trọng
Trắc nghiệm
15:35:57 30/03/2025
Động đất Myanmar: Số phận tháp không lưu Naypyidaw ra sao?
Thế giới
15:15:44 30/03/2025
Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk
Tin nổi bật
15:15:41 30/03/2025
Niêm yết quyết định truy nã cặp vợ chồng đại gia ở TPHCM
Pháp luật
15:15:37 30/03/2025
Bộ sưu tập siêu xe đắt tiền của Rashford
Sao thể thao
14:58:32 30/03/2025
Ngoại lệ của sao hạng S: G-Dragon hoà mình hát giữa đám đông 40 nghìn người, cảnh tượng vỡ trận nhìn mà choáng!
Nhạc quốc tế
14:38:53 30/03/2025
Clip Kim Soo Hyun khóc nức nở giữa nơi đông người gây xôn xao
Sao châu á
14:30:49 30/03/2025
Pháo lộ diện sau livestream khóc nấc vì ViruSs, có 1 thái độ đáng bàn
Sao việt
14:21:35 30/03/2025
Những kiểu trang phục tối kỵ với người lưng dài chân ngắn
Thời trang
14:01:11 30/03/2025
Mẹ Hà Nội chia sẻ cách giúp bạn làm sạch tường bếp khỏi dầu mỡ chỉ với 5 nghìn đồng và 10 phút thực hiện!
Sáng tạo
13:46:35 30/03/2025