Bàn phím trong tương lai: Liệu ảo sẽ thắng thật?
Bàn phím vật lí đã xuất hiện ngay từ đầu trên hầu hết các thiết bị từ máy tính, đến điện thoại, đồ gia dụng và trở thành một điểm đặc trưng của chúng. Thế nhưng giờ đây với sự phát triển của công nghệ, bàn phím vật lí đang có nguy cơ bị thay thế bởi một loại bàn phím khác – bàn phím ảo với sự hỗ trợ của màn hình cảm ứng điện dung.
Sự khởi đầu
Trước khi màn hình cảm ứng ra đời, bàn phím vật lí đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với rất nhiều kiểu bàn phím khác nhau. Có thể kể ra một số như bàn phím số thông thường, bàn phím máy tính, bàn phím QWERTY hay SureType (đặc trưng của BlackBerry), …với rất nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau. Những bàn phím này đã trợ giúp người dùng trong việc soạn thảo, nhắn tin, viết email hay chat, chơi game. Chắc hẳn nhiều người đã chọn BlackBerry hay sau này thêm dòng E-series của Nokia bởi chất lượng bàn phím vật lí, các phím bấm dễ chịu và phản hồi tốt.
Thế rồi công nghệ màn hình cảm ứng xuất hiện với ban đầu là cảm ứng điện trở, được sử dụng rất nhiều trên các thiết bị của Palm, Windows Mobile và cả Nokia. Bàn phím ảo trên các thiết bị này bị hạn chế do kích thước màn hình còn nhỏ hay cần sự hỗ trợ của móng tay hay bút stylus cũng như phải thường xuyên hiệu chỉnh để có thể viết chính xác. Những nhược điểm trên đã được khắc phục khi màn hình cảm ứng điện dung ra đời, giờ đây người dùng có thể thao tác trên bàn phím bằng chính đầu ngón tay với các ngón có thể chạm và nhấn cùng lúc dùng công nghệ cảm ứng đa điểm (với sự đóng góp lớn từ Apple). Việc soạn thảo trên màn hình cảm ứng với sự hỗ trợ của phần mềm chuyên dụng, kích thước màn hình ngày càng tăng giờ đã không còn khó chịu và chậm chạp nữa. Sử dụng màn hình cảm ứng cũng giúp cho thiết bị mỏng hơn, nhẹ hơn và cả bền hơn nữa (do giản lược bớt các nút bấm và bộ phận chuyển động) khiến cho giá thành tổng thể của điện thoại cảm ứng giảm xuống và đến được với đông đảo người dùng. Sự thành công với series Corby của Samsung hay Cookie của LG đã minh chứng cho điều đó.
Samsung Corby nhỏ gọn và không có bàn phím vật lí.
Trong những năm vừa qua đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của những chiếc điện thoại thông minh với sự bành trướng của iPhone và Android. Phần lớn số điện thoại thông minh bán ra đều sử dụng màn hình cảm ứng và điều này dần trở thành một tiêu chuẩn bắt buộc của điện thoại thông minh. Nhiều hãng sản xuất không chuyên về điện thoại cảm ứng cũng đã nghiên cứu để đưa ra các dòng điện thoại của riêng mình hay bổ sung màn hình cảm ứng cho những dòng điện thoại sẵn có như Nokia, BlackBerry. Với những dự đoán về việc tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng của điện thoại thông minh và gần đây là máy tính bảng, liệu bàn phím ảo kết hợp với cảm ứng điện dung có thể thay thế hoàn toàn bàn phím vật lí truyển thống. Để đạt được điều đó, bàn phím ảo cần giải quyết được vấn đề sau: đó là làm sao để báo cho người dùng biết họ đã nhấn phím và giúp họ nhập chính xác từ cần viết một cách nhanh chóng, tránh phải kiểm tra lại sau mỗi lần nhấn phím gây khó chịu?
Tương lai
Các nhà sản xuất vẫn tiếp tục tung ra những sản phẩm mới và chúng ta có thể điểm qua một số xu hướng thiết kế như sau:
Bàn phím vật lí “ảo” mang tính hiện đại cho một thiết bị truyền thống
Nhà sản xuất Minebea vừa giới thiệu một loại bàn phím với thiết kế tương tự như bàn phím máy tính thông thường nhưng lại có một bề mặt cảm ứng phẳng hoàn toàn. Khi được bật lên, các đèn LED sẽ chiếu sáng tạo nên các phím bấm và người dùng sẽ nhập liệu trên những phím cảm ứng đó. Không bị kẹt phím, không có bụi rơi vào, đây là thiết bị dùng ở những nơi yêu cầu độ sạch cao như bệnh viện, phòng nghiên cứu. Thiết bị dự kiến được bán vào tháng 5 với giá 245 USD tại Nhật Bản.
Máy tính, điện thoại hai màn hình đem lại trải nghiệm hoàn toàn mới cho người dùng
Một màn hình hiện thị nội dung và một màn hình hiển thị một bàn phím ảo rộng rãi. Xu hướng này đang ngày càng phát triển với sự tham gia của các sản phẩm như điện thoại Kyocera Echo, máy tính Toshiba Libretto W100, Acer Iconia Screen Touchbook (giá khoảng 30 triệu ở Thegioididong), Sony S2,… Tuy vậy vẫn còn rất vấn đề mà các kĩ sư gặp phải như phân phối nội dung giữa hai màn hình, còn ít ứng dụng, tuổi thọ pin thấp,…
Video đang HOT
Kết hợp cả bàn phím vật lí và màn hình cảm ứng trong cùng một thiết bị nhằm thỏa mãn mọi yêu cầu của người dùng
Những chiếc điện thoại có cả màn hình cảm ứng lẫn bàn phím vật lí đã xuất hiện khá nhiều gần đây với một loạt model như HTC Desire Z, Nokia E7, N97, Motorola Milestone, Droid, LG GW620, Dell Venue Pro hay sắp tới có Blackberry Bold Touch, Nokia E6. Nếu không có bàn phím ngoài thì người dùng có thể lựa chọn các loại bàn phím rời kết nối qua cáp hoặc qua bluetooth. Trên máy tính bảng thi có khác một chút với việc tích hợp bàn phím ở dạng trượt ra như Samsung Sliding PC 7 hay Asus Eee Pad Slider hay thông qua dock gắn kèm như Asus Eee Pad Transformer (giá 500 USD tại Mỹ – dock có giá 150 USD). Một biến thể khác của xu hướng này là kết hợp điện thoại và đế máy tính như trên chiếc Atrix 4G của Motorola, khi gắn vào đế điện thoại trở thành bộ xử lí chính và người dùng có một chiếc netbook hoàn chỉnh với màn hình lớn, bàn phím rộng và pin mở rộng thời gian sử dụng.
Asus Eee Pad Slider tại Computex 2011.
Như vậy dù phát triển theo xu hướng nào thì mục đích cuối cùng vẫn là thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Nếu như Apple (hay một công ty nào khác) tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu nhằm đem lại những cảm giác nhập liệu thực sự cho màn hình cảm ứng, sản phẩm tạo ra sẽ là sự lựa chọn của mọi người. Trong hiện tại và ít nhất một thập kỉ nữa, bán phím vật lí sẽ vẫn đảm đương nhiệm vụ của mình trước khi bị thay thế bởi các phương thức nhập liệu tiên tiến hơn.
Các giải pháp và những thành tựu đạt được của các nhà sản xuất
Phần cứng
Nâng cấp khả năng xử lí của máy với tăng tốc độ vi xử lí, tăng bộ nhớ RAM, giảm tối đa đỗ trễ giữa các thao tác nhập liệu.
Những chiếc điện thoại cảm ứng (kể cả dòng giá rẻ) hiện đã được trang bị công nghệ phản hồi cho mỗi lần nhấn phím. Phản hồi ở đây có thể ở dạng rung phản hồi hay âm phản hồi. Người dùng có thể tùy chỉnh kích hoạt hay vô hiệu hóa tinh năng này cũng như chọn lựa mức âm lượng phù hợp cho các lần nhấn.
Nhằm đem lại cảm giác nhấn phím thật hơn nữa, công ty Research In Motion (RIM) đã phát triển công nghệ SurePress (cảm ứng lực) trong các thiết bị cảm ứng đầu tiên của hãng là Storm và Strom 2. Công nghệ này là một sự kết giữa bàn phím cơ học và màn hình cảm ứng cho phép người dùng thực sự “nhấn màn hình” để nhập liệu. Khi chỉ chạm trên màn hình, máy sẽ nhận biết lựa chọn đó nhưng chưa thực thi, để rồi khi tiếp tục tác dụng lực và cảm nhận có lực phản hồi thì máy mới thực thi yêu cầu của người dùng. Cả màn hình giống như những phím bấm lớn có độ lên xuống đem lại cảm giác như bấm trên bàn phím thông thường
Không hề thua kém, mới đây Apple đã được cấp 4 bằng sáng chế cho một loại bàn phím nổi “có phản hồi xúc giác khi nhấn”. Thiết vị sử dụng một một loại khung đặc biệt giúp tạo ra các phím cứng nổi hẳn lên bề mặt cho người dùng cảm thấy như một bàn phím vật lýthật sự. Khi không ở trong chế độ nhập liệu, các phím này sẽ tự động biến mất và màn hình lại trở lại là màn hình cảm ứng phẳng như cũ. Bộ khung này có thể mô phỏng gờ nổi lên của cạnh phím, giúp dễ dàng phân biệt được các phím cạnh nhau cũng như tạo ra phản hồi như thật khi nhấn (có thể được cấu hình để tạo nên độ lún hay nổi y như với một bàn phím thật). Một ví dụ khác còn mô tả một loại khung cứng dưới bề mặt có khả năng phản hồi đặc biệt, người dùng khi bấm sẽ cảm thấy “mềm” khi đúng vào giữa phím, còn nếu bấm vào rìa phím thì sẽ có cảm giác cứng và khó bấm hơncho phép xác định đúng vị trí của phím. Tóm lại với công nghệ mới này, người dùng sẽ có một màn hình cảm ứng vàmột bàn phím cứng “thực sự”. Như vậy với việc sáng chế được công nhận, Apple đã tiến thêm một bước trong việc cung cấp phương thức nhập liệu trên màn hình cảm ứng thật hơn, tốt hơn và hi vọng công nghệ này sẽ sớm xuất hiện trên nhưng phiên bản tiếp theo của iPhone và iPad.
Phần mềm
Các hệ điều hành được phát triển hiện cho các thiết bị thông minh hiện nay đều tập trung tối ưu cho màn hình cảm ứng. Đầu tiên là Apple với iOS, rồi đến Android của Google. Nokia cũng nhanh chóng cho ra phiên bản Symbian^3. Microsoft thì vứt bỏ hoàn toàn Windows Mobile để phát triển Windows Phone. Những hệ điều hành này kết hợp với phần cứng sẽ giúp cho thao tác nhập liệu được nhanh chóng, hỗ trợ nhập cũng lúc nhiều phím (các tổ hợp phím kết hợp với phím Shift và Alt chẳng hạn) sẽ giúp người dùng nhập liệu nhanh hơn.
Các phần mềm bàn phím ảo đang phát triển nhanh chóng và ngày càng hiệu quả. Bàn phím mặc định của iPhone hay của Windows Phone 7 đã thực sự tốt với các phím nhấn bố trí hợp lí, hỗ trợ phóng to phím được nhấn. Nhưng trên Android, các phầm mềm bàn phím ảo ngoài còn tốt hơn nữa với những cái tên như Swype, SwiftKey, Ultra Keyboard, Smart Keyboard Pro,… (các phần mềm này đều có thể dễ dàng tìm thấy trên Android Market). Swype cho phép người dùng chỉ cần trượt tay trên màn hình qua những chữ cái của từ cần nhập thay vì phải dùng cả hai tay nên tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Swiftkey thì có khả năng phân tích những văn bản của người dùng có trong máy để dự đoán những từ thường sử dụng với độ chính xác cao hơn tính năng tiên đoán văn bản thông thường. Ngoài ra còn phải kể đến các tính năng như tự động sửa lỗi chính tả, điền dấu câu tự động, chèn biểu tượng đặc biệt, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ viết, … mà bàn phím vật lí không thể làm được.
Theo Bưu Điện VN
Triển lãm Computex 2011 khai mạc
Computex 2011 diễn ra tại Đài Bắc, Đài Loan, Trung Quốc từ ngày 31/5 đến ngày 4/6/2011.
Nhà tổ chức thông báo sẽ có khoảng 1.800 công ty tham gia triển lãm lần này. Computex 2011 hy vọng sẽ thu hút 36.000 khách thăm quan và đạt doanh thu 23 tỷ USD.
Một số hình ảnh tại triển lãm Computex 2011 đang diễn ra.
Một ngày trước khi diễn ra triển lãm, vẫn còn một số gian hàng chưa hoàn chỉnh cho ngày khai mạc.
Theo nhà tổ chức, sẽ có khoảng 1800 công ty tham gia triển lãm từ nhiều nơi trên thế giới. Computex 2011 diễn ra tại Đài Bắc, Đài Loan, Trung Quốc từ ngày 31/5 đến 4/6/2011.
Nhà tổ chức hy vọng triển lãm năm nay thu hút 36.000 khách thăm quan và đạt doanh thu khoảng 23 tỷ USD.
Trong ngày đầu tiên của triển lãm năm nay, Asus nổi bật với nhiều sản phẩm mới và độc đáo. Trong hình là giám đốc điều hành của hãng, ông Jonney Shih "khoe" chiếc máy tính UX21 siêu mỏng siêu nhẹ.
Tiếp đến là mẫu PadFone lai giữa máy tính bảng và điện thoại đã được hãng hé lộ từ một tuần trước.
Ngoài ra, phiên bản EeePad Maemo trước đây cũng được Asus thông báo sẽ có màn hình 3D và chạy vi xử lý hai lõi tốc độ 1,2 GHz.
ViewSonic cũng giới thiệu tại triển lãm lần này mẫu máy tính bảng ViewPad 7x chạy Android Honeycomb màn hình 7 inch đầu tiên trên thế giới.
Gian hàng của Gigabyte nhìn từ trên cao.
Người mẫu của Gigabyte trình diễn mẫu máy tính bảng chạy Windows 7, Gigabyte S1080.
Phó chủ tịch điều hành của Intel, ông Sean Maloney đang trình diễn khả năng của thế hệ vi xử lý "Medfield" dành cho các mẫu máy tính bảng hoặc thiết bị di động.
Người mẫu trình diễn model máy tính bảng giá rẻ của công ty Shuttle. Model này có cân nặng 650 gram, chống bụi, chống thấm nước nhưng giá chỉ 200 USD.
Gian hàng bày bán các phụ kiện cho máy tính bảng.
Conputex là triển lãm công nghệ máy tính lớn thứ 2 trên thế giới. Computex 2011 được dự đoán sẽ thống trị bởi công nghệ 3D và máy tính bảng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, dự đoán này mới chỉ đúng một nửa.
Theo Số Hóa
[Computex] MSI và Intel ra mắt hàng loạt tablet, giá từ 6 triệu đồng Ngày đầu tiên của sự kiện công nghệ cao diễn ra tại Đài Bắc là màn trình diễn của hàng loạt Tablet đến từ Intel sử dụng dòng chip Intel Atom Oak Trail mới nhất. Intel ra mắt hàng loạt máy tính bảng chạy Android Honeycomb mới Mở màn cho sự kiện Computex 2011, nhà sản xuất Chip máy tính lớn nhất thế...