Bán nước sạch “đút túi” hàng trăm triệu đồng mỗi ngày
Lĩnh vực kinh doanh nước sạch tại các đô thị lớn, trong đó có Hà Nội, TP.HCM được ví là “miếng bánh” cho các doanh nghiệp sau quá trình cổ phần hoá, chuyển giao doanh nghiệp kinh doanh nước sạch từ Nhà nước sang tay tư nhân.
Mỗi năm Công ty Nước sạch Sông Đà đều thu về hàng trăm tỷ đồng doanh thu, cùng biên lãi gộp hơn 50% mỗi năm nhờ cung cấp nước sạch cho người dân khu vực Tây Nam (Hà Nội).
Bốn năm trở lại đây, mỗi năm Viwasupco đều đạt doanh thu trên 400 tỷ đồng và lợi nhuận ròng sau thuế xấp xỉ 150 tỷ đồng.
Cư dân KĐT Linh Đàm đi hứng nước sạch về nấu nướng trong thời gian nguồn nước sạch sông Đà bị nhiễm dầu.
Năm 2018, doanh thu cấp nước của Viwasupco đạt 469 tỷ đồng, lãi ròng 219 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2017. 2018 cũng là năm thứ 7 liên tiếp lợi nhuận của công ty tăng trưởng kể từ khi hoạt động kinh doanh có lãi vào năm 2012. Nửa đầu năm 2019, Viwasupco đạt doanh thu 264 tỷ đồng với lợi nhuận trước thuế hơn 133 tỷ. Tỷ suất lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế trên doanh thu lần lượt là 57% và 50%.
Tính riêng 6 tháng, Viwasupco thu về 127 tỷ đồng lãi ròng sau thuế, tăng 31%. Bình quân mỗi ngày, Công ty lãi hơn 700 triệu đồng.
Đại biểu Quốc hội: Vụ giá nước Sông Đuống “cần phải có cơ quan chức năng thẩm định”
Video đang HOT
Zing.vn dẫn nguồn thông tin về Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội và Nước sạch số 3 Hà Nội cho biết, hiện hai đơn vị này cũng có biên lãi gộp lần lượt đạt 48,3% và 43,4%. Ngoài những doanh nghiệp trên, Công ty Nước sạch Bắc Ninh (nhà cung cấp nước sạch lớn nhất thành phố Bắc Ninh) cũng đạt con số 142 tỷ đồng doanh thu vào năm 2018, tăng 75% so với năm 2017. Theo Zing. Vn, hoạt động này mang về cho công ty 31 tỷ đồng lãi gộp, tăng 55%. 6 tháng đầu năm nay công ty này cũng đã thu về thêm 74 tỷ đồng doanh thu và 14 tỷ đồng lãi sau thuế.
Thành phố Hà Nội có tốc độ phát triển kinh tế và dân số tăng rất nhanh. Gần 10 năm trở lại đây, cứ 5 năm, thành phố lại tăng thêm 1 triệu dân. Dự báo đến năm 2020 đạt khoảng 44 triệu người. Chính vì lẽ đó, nhu cầu cấp nước sinh hoạt đô thị cũng sẽ tăng lên 9,4-9,6 triệu m3/ngày.
Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cung cấp nước sạch đều thể hiện biên lợi nhuận gộp khá hấp dẫn, ở mức trên dưới 30%-40% và thậm chí còn cao hơn. Chính vì vậy đây đang là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư.
Đơn cử, Tổng Công ty CP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) đầu tư trên 50% vốn Nước sạch Sông Đà (Viwasupco), hay Công ty CP Cơ điện lạnh (REE) nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty CP Cấp thoát nước Khánh Hòa lên 45,85%… Thị trường này cũng đang lọt vào tầm ngắm của nhiều đại gia nước ngoài….
Chủ tịch Hà Nội khẳng định không có lợi ích nhóm
Thời gian gần đây, câu chuyện giá nước sạch của Nhà máy nước mặt Sông Đuống đang trở thành tâm điểm của dư luận, dấy lên những tranh cãi trái chiều.
Vấn đề trong câu chuyện này là bởi, trong khi giá nước Sông Đà rơi vào khoảng hơn 5.000 đồng/m3 thì Hà Nội lại duyệt cho Công ty CP nước mặt Sông Đuống giá nước 10.246 đồng/m3. Điều này khiến dư luận bất bình.
Về vấn đề này, đại diện chính quyền Hà Nội – Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Việt Hà thừa nhận, giá nước sạch tối đa của Nhà máy nước sạch sông Đuống tạm tính năm 2017 là 10.246 đồng/m3 (chưa bao gồm thuế VAT).
Theo ông Hà, việc tính giá được căn cứ theo Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch của Chính phủ, có quy định liên quan đến thỏa thuận dịch vụ cấp nước được ký kết giữa UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền với đơn vị thực hiện dịch vụ cấp nước trên địa bàn.
Vấn đề gây tranh cãi ở đây là bởi trong khi giá nước Sông Đà rơi vào khoảng hơn 5.000 đồng/m3 thì Hà Nội lại duyệt cho Công ty CP nước mặt Sông Đuống giá nước 10.246 đồng/m3. (Nguồn: VOV)
“Trong thỏa thuận cấp nước có nội dung liên quan đến giá nước, lộ trình và các nguyên tắc điều chỉnh giá nước. Việc ký kết thực hiện thỏa thuận dịch vụ cấp nước này được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án, chính vì vậy trên cơ sở đề nghị của nhà đầu tư, để có căn cứ lập và tổ chức thực hiện dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống, Thành phố đã có văn bản chấp thuận giá nước sạch, tại thời điểm đó giá là tạm tính”, đại diện Sở Tài chính Hà Nội cho biết.
Trả lời báo chí hôm 15/11, chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thực tế giá nước mặt sông Đuống 10.246 đồng/m3 chỉ là giá tạm tính để phục vụ cho nhà đầu tư lập dự án. Sau này, khi dự án hoàn thành, sẽ có quyết toán công trình, khi đó sẽ ra giá thành cụ thể.
Theo Chủ tịch Hà Nội, khi nhà máy nước mặt sông Đuống hoàn thành giai đoạn 1, TP có giao Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội phân phối nước, trung bình 110.000-120.000m3/ngày đêm. Nước sông Đuống được Công ty Nước sạch Hà Nội mua với giá 7.700 đồng/m3, phân phối đến các hộ dân với giá trung bình khoảng 8.000 đồng/m3. Giá này đã đảm bảo nguyên tắc giá mua không được cao hơn giá bán ra.
Ông Nguyễn Đức Chung cũng nhấn mạnh, TP Hà Nội chưa mất một đồng nào bù giá cho nước sạch suông Đuống và chắc chắc là không bao giờ bù giá cho đơn vị này, đồng thời khẳng định không có lợi ích nhóm nào ở đây cả. Theo ông, TP làm mọi cách, tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực này giải quyết cấp bách vấn đề nước sạch cho người dân.
Hà Giang
Theo toquoc.vn
Siam Brothers (SBV) báo lỗ quý đầu tiên kể từ ngày đầu niêm yết
Kết thúc 6 tháng đầu năm, Siam Brothers chỉ thực hiện được hơn 29% kế hoạch doanh thu và 4% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
CTCP Siam Brothers Việt Nam vừa công bố BCTC quý 2/2019 với doanh thu giảm mạnh 19% về gần 98 tỷ đồng, giá vốn tương ứng tăng nhẹ khiến lợi nhuận gộp giảm mạnh 47, đạt mức hơn 26 tỷ đồng.
Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm xuống mức 27%, giảm tương đối so với mức 41% trong quý 2/2018, và đây là mức tỷ suất lợi nhuận gộp thấp nhất của Siam Brothers trong giai đoạn kể từ đầu 2017 đến nay.
Đáng chú ý, trong quý 2/2019 Siam Brothers ghi nhận giá trị âm gần 32 tỷ đồng tại khoản mục thu nhập và âm hơn 24 tỷ đồng tại khoản mục chi phí khác. Theo đó, khoản mục lợi nhuận khác ghi nhận âm gần 7,4 tỷ đồng.
Kết quả, Công ty báo lỗ ròng hơn 5 tỷ đồng - quý kinh doanh thua lỗ đầu tiên của Siam Brothers kể từ ngày cổ phiếu SBV được giao dịch trên sàn chứng khoán.
Lũy kế 6 tháng đầy năm, Siam Brothers đạt doanh thu thuần gần 184 tỷ đồng và lãi trước thuế vỏn vẹn 4,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 17% và 88% so với cùng kỳ 2018. Với mục tiêu đạt 630 tỷ đồng doanh thu và 113 tỷ đồng LNTT, Công ty mới chỉ thực hiện được hơn 29% kế hoạch doanh thu và 4% kế hoạch lợi nhuận trước thuế mà ĐHCĐ giao phó.
Trên thị trường, sau khi công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm hồi đầu tháng 7, cổ phiếu SBV có dấu hiệu giảm, hiện đang giao dịch quanh mức 8.510 đồng/cp và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi (giảm mạnh 29% trong vòng 1 tháng).
Diễn biến giá cổ phiếu SBV 6 tháng gần đây.
Q.Hà
Theo Tài chính Plus
Honda hạ triển vọng lợi nhuận hoạt động của tài khóa 2019-2020 Nhà sản xuất ôtô lớn thứ 3 này của Nhật Bản dự báo lợi nhuận hoạt động chỉ đạt 690 tỷ yen (6,32 tỷ USD) vào cuối tài khóa 2019-2020 và là mức thấp nhất kể từ tài khóa kết thúc vào tháng 3/2016. Nhà máy sản xuất ôtô của Honda ở Swindon, Anh ngày 20/2/2019. (Nguồn: Kyodo/TTXVN) Nhà sản xuất ôtô Honda...