Ban nhạc ABBA giờ ra sao sau 40 năm ca khúc ‘Happy New Year’ ra đời?
Gần 40 năm kể từ khi ca khúc nổi tiếng ‘ Happy new year’ ra mắt công chúng, các thành viên ban nhạc ABBA đã không còn sát cánh cùng nhau, mỗi người đều chọn cho mình hướng đi riêng.
Nhóm nhạc huyền thoại ABBA.
Một năm mới đến, giai điệu quen thuộc của ca khúc “Happy new year” của ABBA lại vang lên ở hầu khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, bài hát nổi tiếng này chạm mốc 39 tuổi đời.
“Happy new year” ra đời vào năm 1980, với cái tên ban đầu là “Daddy Don’t Get Drunk On Christmas Day”, vốn không dành để chào đón năm mới. Mãi đến năm 1999, tận dụng việc cả thế giới đang háo hức chuẩn bị bước sang một thiên niên kỷ mới, ABBA chính thức tung ra “Happy New Year” dưới dạng đĩa đơn.
Hai năm sau khi ca khúc ra đời (1982), nhóm nhạc ABBA chính thức tan rã, kết thúc 10 năm gắn bó, và chưa từng tái hợp.
ABBA là ban nhạc pop đình đám nhất từ trước đến nay của Thụy Điển, đồng thời cũng thuộc danh sách những nhóm nhạc huyền thoại của thế giới.
Ban nhạc được thành lập vào năm 1972, tên nhóm được đặt theo tên của các thành viên Agnetha Faltskog, Bjorn Ulvaeus, Benny Andersson và Anni-Frid Lyngstad. Họ chiến thắng trong cuộc thi Eurovision Song vào năm 1974, tạo bước đệm để tên tuổi vang danh khắp thế giới.
Trong suốt con đường sự nghiệp, nhóm tiêu thụ được hơn 380 triệu album và đĩa đơn trên toàn thế giới, trở thành ban nhạc đầu tiên đến từ một quốc gia không nói tiếng anh đạt được thành công rực rỡ ở các quốc gia nói tiếng Anh.
Không chỉ hợp tác với nhau trong âm nhạc, hai cặp nam nữ trong ABBA đã nên duyên vợ chồng. Benny và Anni-Frid kết hôn trong giai đoạn 1978- 1980. Bjorn và Agnetha chung sống với nhau từ năm 1971 – 1979 và có hai con chung, một trai và một gái.
Cùng với các cuộc hôn nhân tan vỡ, ABBA chia tay nhau vào năm 1982. Dù đã “đường ai nấy đi”, nhóm vẫn “bội thu” nhờ phát hành ABBA Gold vào năm 1992, bán được gần 30 triệu bản trên toàn thế giới.
Năm 2018, nhóm tái xuất sau 35 năm để thu âm hai ca khúc ” Still Have Faith In You” và “Don’t Shut Me Down”. Hai năm trước đó, 4 thành viên cũng từng xuất hiện cùng nhau trên sân khấu trong bữa tiệc kỷ niệm 50 năm hợp tác giữa Bjon Ulvaeus và Benny Andersson. Tuy nhiên, họ phủ nhận về khả năng tái hợp.
ABBA tái xuất khi tuổi đã xế chiều.
Sau khi ABBA tan rã, Agnetha Fatskog tiếp tục gặt gái thành công với tư cách ca sĩ solo trong giai đoạn 1982 – 1988.
Tuy nhiên, sự nghiệp của giọng ca sinh năm 1950 bị gián đoạn một thời gian dài do loạt biến cố trong cuộc sống.
Video đang HOT
Hai cuộc hôn nhân tan vỡ (lần 2 với Tomas Sonnenfeld từ 1990 – 1993), gặp tai nạn giao thông kinh hoàng vào năm 1983, mẹ ruột tự tử vào năm 1994 và bị người yêu cũ bám đuôi buộc Agnetha phải sống ẩn dật từ năm 1989 – 2004.
Năm 2013, Agnetha Fatskog lần đầu tiên xuất hiện trở lại sân khấu trực tiếp sau 25 năm tại BBC Children in Need, song ca cùng Gary Barlow.
Hiện tại, Agnetha đang sống một mình ở một trang trại thuộc ngoại ô thành phố Stockholm.
Anni-Frid Lyngstad
Cũng trở thành nghệ sĩ solo sau khi rời ABBA, Anni-Frid vẫn duy trì được phong độ, với album solo đầu tiên bán được hơn 1,5 triệu bản.
Cô tái hôn với Hoàng tử Heinrich Ruzzo Reuss von Plauen của xứ Plauen vào năm 1992. Tuy nhiên, Heinrich Ruzzo qua đời ở tuổi 49 vào năm 1999 vì bệnh ung thư. Nữ ca sĩ sinh năm 1945 liên tiếp gánh chịu nỗi đau mất người thân khi một năm trước đó, con gái Lise-Lotte thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi.
Chồng mất, Anni-Frid được thừa kế gia tài “khổng lồ” được cho là khoản 75 triệu bảng Anh.
Ca sĩ sinh năm 1945 hiện sống cùng bạn đời người Anh Henry Smith trong một ngôi làng nhỏ tại Thụy Sĩ. Frida là một trong những người góp sức mở Bảo tàng ABBA ở Stockholm, Thụy Điển năm 2013.
Benny Andersson và Bjorn Ulvaeus
Benny và Bjorn tiếp tục làm việc cùng nhau sau khi rời ABBA. Hai người đồng sáng tác các vở nhạc kịch đình đám như Chess, Mamma Mia…
Bjorn và Benny còn đồng sản xuất bộ phim Mamma Mia! (2008), Mamma Mia! Here We Go Again (2018). Cả hai cũng thành lập công ty Littlestar (London), chuyên khai thác bản quyền những ca khúc lấy cảm hứng từ vở nhạc kịch Mamma Mia!. Theo Time, “cặp bài trùng” kiếm được 4,3 triệu USD từ công việc này. Họ còn được trao Giải thưởng Ivor Novello vào năm 2008.
Benny Andersson.
Về đời tư, sau khi ly hôn Anni-Frid, Benny tái hôn với Mona Norklit, một dẫn chương trình người Thụy Điển. Cặp đôi có với nhau một con trai.
Nhạc sĩ sinh năm 1946 từng nghiện trong thời gian dài. Đến năm 2001, ông mới cai nghiện thành công. Hiện tại, Benny là người giàu nhất trong nhóm, sở hữu khối tài sản 100 triệu bảng Anh.
Bjorn Ulvaeus.
Bjorn Ulvaeus cũng tìm được hạnh phúc mới bên nhà báo Lena Kllersj vào năm 1981. Họ có với nhau 2 con gái. Hiện, nhạc sĩ sinh năm 1945 đang sống ở Thụy Điển, và có khoảng 90 triệu bảng Anh. Tuy vậy, cựu thành viên ABBA gặp vấn đề về sức khỏe khi từng tiết lộ bị mắc chứng mất trí nhớ.
Theo The Sun
'Mamma Mia': Sức sống của nhạc ABBA không chỉ có 'Happy New Year'
Trong ký ức của nhiều người Việt, cái tên ABBA gắn với giai điệu "Happy New Year" mỗi khi Tết đến. Nhưng với nhiều người yêu nhạc, chỉ biết "Happy New Year" coi như chưa biết ABBA.
Lily James hát 'Mamma Mia' và vài cảnh trong phim cùng tên "Mamma mia, here I go again My my, how can I resist you?" (Ôi trời, lại thế nữa rồi. Em làm sao cưỡng lại anh đây?", tâm sự của cô gái đang yêu đầy dễ thương trong nhạc của ABBA.
"Mamma mia, here I go again/ My my, how can I resist you?", Lily James tóc vàng rực cất tiếng hát lảnh lót trong Mamma Mia - Here We Go Again, bộ phim lấy chính ca từ bài hát làm tiêu đề.
Không đợi đến khi được chuyển thể thành phim điện ảnh với 2 phần vào năm 2008 và 2018 này, Mamma Mia! đã là nhạc kịch ăn khách công diễn từ năm 1999 đến nay, có hơn 60 triệu lượt khán giả qua 440 thành phố.
Bản thân vở nhạc kịch cũng là nỗ lực đưa nhạc ABBA trở lại với khán giả đại chúng, vì từ năm 1982 khi ban nhạc tan rã, người yêu nhạc chưa bao giờ quên họ.
Sức sống diệu kỳ của nhạc ABBA qua 'Mamma Mia'
Một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của ABBA là Thank You for the Music, về sau đã được người yêu nhạc nhiều lần nói chệch thành "Thank ABBA for the Music", như một lời tri ân ban nhạc Thụy Điển vì những ca khúc tuyệt vời chinh phục nhiều thế hệ.
Lily James mang đến sự trẻ trung cho âm nhạc ABBA trong Mamma Mia - Here We Go Again. Ảnh: Getty Images.
Cùng với những vở nhạc kịch hay những bộ phim ca nhạc, âm nhạc của ABBA được làm mới qua từng thời kỳ, đến với khán giả của từng thời đại mới. Những bản phối thời thượng hơn, các giọng ca đươc pop hóa hơn nhưng vẫn giữ lại chút hơi thở cổ điển, các ca khúc có thêm đời sống mới.
Trong Mamma Mia! Here We Go Again (2018), các ca khúc Mamma Mia, Fernando, I Have a Dream, Knowing Me, Knowing You, Dancing Queen, Super Trouper, Waterloo... trở lại với khán giả qua giọng ca của Amanda Seyfried, Lily James, Christine Baranski, Julie Walters và cả nữ danh ca Cher.
Seyfried được coi là giọng ca đỉnh nhất trong số này, tiếp đó là Lily James, trong khi phần hát của Cher quá ít nhưng đều ấn tượng. Khi Seyfried ngân lên giai điệu My Love, My Life bằng chất giọng từng được đào tạo opera chuyên sâu, bên cạnh giọng hát mộc mạc của minh tinh Meryl Streep trong vai mẹ cô, khán giả không kìm được nước mắt.
Còn Lily James người vào vai bà mẹ thời trẻ, đại diện cho thời thanh xuân thiếu nữ sôi nổi và phóng khoáng, cũng sở hữu chất giọng thể hiện được điều đó.
Từng theo học nhạc tại trường nghệ thuật Guildhall, cô hát ngọt ngào không chỉ ca khúc chủ đề phim mà còn các bài khác như Knowing Me, Knowing You; Andante, Andante; The Name of the Game...
Âm nhạc của ABBA có chủ đề đa dạng chứ không chỉ là tình yêu nam nữ, và có sức sống lâu bền trong lòng khán giả. Ảnh: Universal .
Cher, người sinh năm 1946 và bản thân cũng là huyền thoại âm nhạc, cũng không ngần ngại tham gia vào bữa tiệc tôn vinh âm nhạc của ABBA, những nghệ sĩ gần như cùng lứa với bà.
Chỉ một đoạn ngắn ngủi Cher 72 tuổi đơn ca Fernando trong phim cũng đủ chạm đến trái tim khán giả. Thêm đoạn auto-tune 30 giây đậm bản sắc Cher trong Super Trouper khiến khán giả muốn nghe nhiều hơn.
"Ban nhạc thương mại" vượt qua định kiến
Điểm độc đáo của ABBA nằm ở những ca khúc dù có nội dung buồn nhưng giai điệu thường xuyên rộn rã, rất nhiều đoạn cao trào.
Khi Mamma Mia! Here We Go Again ra rạp cũng là lúc ban nhạc ABBA, với 4 thành viên nổi tiếng với nhiều thế hệ, đang chuẩn bị để ra mắt 2 ca khúc mới và thêm một chuyến lưu diễn sử dụng công nghệ holograms vào năm sau, 2019.
Ban nhạc Thụy Điển lâu năm này có gì mà tồn tại đến tận ngày nay vậy? Câu trả lời là sự lan tỏa tự thân. "Mọi người buộc phải thừa nhận rằng: Ok, họ vẫn ở đây, rõ ràng họ có ý nghĩa với rất nhiều người", Carl Magnus Palm - nhà viết tiểu sử cho ABBA - nhận định.
Điều giúp ABBA vượt qua gần 4 thập niên hầu như không hoạt động cùng nhau, trong một nền âm nhạc thế giới đầy biến động, có lẽ chính là điểm từng bị chỉ trích ở ban nhạc: tính thương mại.
Các tác phẩm không hề thiếu hụt tài năng và kỹ thuật, sử dụng kỹ thuật hát chồng giọng và nhiều tầng nhạc đệm, nhưng từng bị giới phê bình chê bai hết lời vì cho rằng quá thương mại, quá đại chúng.
ABBA từng bị nói là quá thương mại, nhưng sau 40 năm, âm nhạc của họ vẫn ngân vang khắp nơi. Ảnh: Guardian.
Nhưng cuối cùng, cũng chính thứ âm nhạc đó vượt qua được thử thách của thời gian. Âm nhạc của ABBA không chỉ vươn ra ngoài lãnh thổ của thị trường khó tính ở Thụy Điển quê nhà mà còn được ưa chuộng ở cả châu Âu, châu Mỹ lẫn châu Á và các lãnh thổ khác.
Người hâm mộ đơn giản là bỏ ngoài tai những gì giới phê bình hát. Cùng nhau, họ biến Waterloo thành siêu hit khắp châu Âu và nước Mỹ. Khi giới phê bình bắt đầu gọi ABBA là "one-hit wonder" (ban nhạc chỉ có một hit), thì họ tung thêm Mamma Mia, ca khúc được đón nhận nồng nhiệt đầu tiên ở Australia rồi lan ra toàn thế giới.
Đến bây giờ, chẳng còn ai nghi ngờ nữa, các ca khúc của ABBA thực sự có giá trị nghệ thuật. Chúng nổi tiếng đến vậy chỉ vì tài năng sáng tác của các nhạc sĩ trong nhóm: giai điệu vừa độc đáo vừa "bắt tai", như ngôn ngữ thời nay, và khiến công chúng phải nghe đi nghe lại. Còn ca từ của ABBA thì rung động lòng người.
ABBA là ban nhạc Thụy Điển hoạt động từ năm 1972 đến 1982, với 4 thành viên: Agnetha Fltskog, Bjrn Ulvaeus, Benny Andersson và Anni-Frid Lyngstad.
Nổi tiếng sau cuộc thi Eurovision năm 1974, ABBA đã trở thành một trong những ban nhạc thành công nhất mọi thời đại, có tên trong vô số danh sách nghệ sĩ âm nhạc vĩ đại cũng như Khán phòng Danh vọng Rock and Roll và Khán phòng Danh vọng của giải Grammy.
Theo Zing
Nhạc trưởng Lê Phi Phi chỉ huy hòa nhạc mừng năm mới Chương trình biểu diễn đầu tiên của Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP.HCM sẽ là đêm hòa nhạc Rock symphony, diễn ra vào 20 giờ ngày 9.1.2019 tại Nhà hát TP.HCM. Ảnh: Arben Llapashtica Buổi diễn được biên tập, dàn dựng và trực tiếp chỉ huy bởi nhạc trưởng nổi tiếng Lê Phi Phi ( ảnh), với không khí tưng bừng...