Bán nhà “trên giấy” không có ngân hàng bảo lãnh bị phạt 300 triệu đồng
Theo quy định mới có hiệu lực từ 15/1, việc bán hoặc cho thuê mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai mà chưa được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính theo quy định sẽ có thể bị phạt từ 250 – 300 triệu đồng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng là 1 tỷ đồng; trong lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở là 300 triệu đồng.
Cụ thể, về vi phạm quy định về lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng, phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với hành vi lựa chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực tham gia hoạt động.
Chủ đầu tư có sử dụng nhà thầu nước ngoài còn bị phạt tiền từ 70-80 triệu đồng nếu để nhà thầu nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng khi chưa được cấp giấy phép hoạt động xây dựng theo quy định; để nhà thầu nước ngoài không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc không sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam theo quy định; để nhà thầu nước ngoài sử dụng lao động là người nước ngoài thực hiện các công việc về xây dựng mà thị trường lao động Việt Nam đáp ứng được…
Theo quy định mới có hiệu lực từ 15/1, việc bán hoặc cho thuê mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai mà chưa được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính theo quy định sẽ có thể bị phạt từ 250 – 300 triệu đồng (ảnh minh họa).
Chậm bàn giao dự án phạt đến 50 triệu đồng
Nghị định quy định phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Thực hiện đầu tư phát triển khu đô thị không tuân theo kế hoạch hoặc chậm so với tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chậm bàn giao dự án theo tiến độ đã được phê duyệt.
Video đang HOT
Phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Để chủ đầu tư thứ cấp thực hiện đầu tư xây dựng không phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tiến độ dự án đã được phê duyệt (nếu có); thay đổi chủ đầu tư cấp 1 mà chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản; điều chỉnh dự án mà chưa được cơ quan có thẩm quyền xem xét chấp thuận; không hoàn thành thủ tục để được công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình theo quy định đối với công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
Nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không có thỏa thuận liên danh đối với bên nhận thầu là liên danh nhà thầu; hợp đồng xây dựng không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt theo quy định.
Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Giá ký hợp đồng vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng (trừ khối lượng phát sinh ngoài gói thầu được người quyết định đầu tư cho phép); mức tạm ứng hợp đồng vượt quá tỷ lệ % quy định hoặc tạm ứng hợp đồng khi chưa có bảo lãnh tạm ứng theo quy định; quyết toán hoặc thanh lý hợp đồng xây dựng chậm quá thời hạn quy định đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước.
Bán nhà trên giấy không bảo lãnh ngân hàng phạt 300 triệu đồng
Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 250 triệu đồng đến 300 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Kinh doanh bất động sản mà bất động sản đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định hoặc không được phép đưa vào kinh doanh theo quy định; Kinh doanh bất động sản không đúng phạm vi được kinh doanh theo quy định; Triển khai xây dựng dự án kinh doanh bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở chậm tiến độ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Đặc biệt, một số hành vi khác cũng chịu cùng khung hình phạt như: việc bán hoặc cho thuê mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai mà chưa được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính theo quy định; Không làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyên sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua hoặc không cung cấp hồ sơ, giấy tờ pháp lý liên quan cho người mua, thuê mua nhà ở theo quy định;
Ngoài ra, mức phạt tiền từ 270 triệu đồng đến 300 triệu đồng áp dụng đối với chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản có một trong các hành vi: Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án không đúng thủ tục quy định; Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án mà không đảm bảo đầy đủ các yêu cầu hoặc các điều kiện theo quy định; Trường hợp chuyển nhượng khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất hoặc bị kê biên để đảm bảo thi hành án…
Mức phạt tối đa 300 triệu đồng cũng áp dụng cho trường hợp bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa hoàn thành việc xây dựng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, chưa bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực, chưa hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài hoặc chưa hoàn thành nghiệm thu đưa công trình nhà ở, công trình hạ tầng xã hội vào sử dụng theo quy định; Huy động hoặc chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân hoặc tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích cam kết.
Lâm An
Theo Dantri
Xây dựng, bất động sản đang là ngành có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao
Tính từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 4.500 doanh nghiệp BĐS được thành lập mới. Điều đó cho thấy lĩnh vực xây dựng bất động sản là ngành kinh doanh đang rất hấp dẫn.
Trong những năm qua, xây dựng và bất động sản là một trong những lĩnh vực phát triển sôi động nhất của nền kinh tế. Số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh chỉ rõ: có tới hơn 4000 doanh nghiệp BĐS được thành lập mới trong 10 tháng đầu năm, tăng trưởng tới 62,5% so với năm ngoái và số vốn đăng ký cũng chiếm nhiều nhất đạt khoảng gần 284 nghìn tỷ đồng.
Điều đó cho thấy lĩnh vực xây dựng bất động sản là ngành kinh doanh đang rất hấp dẫn. Không những vậy, doanh nghiệp xây dựng, bất động sản cũng đang được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao trong những năm tới, chỉ sau ngành công nghệ.
Trên bảng xếp hạng Profit500 năm nay của Vietnam Report, ngành Xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản có số doanh nghiệp xuất hiện nhiều nhất, chiếm 17,4% tổng số doanh nghiệp có mặt trong bảng xếp hạng, tiếp sau đó là ngành tài chính và đồ uống.
Bên cạnh những doanh nghiệp BĐS tiêu biểu như Vingroup, FLC, Coteccons, Hòa Bình, Đất Xanh, Kinh Bắc,...thì năm nay còn có những doanh nghiệp dù xuất phát chỉ là công ty nhỏ, nhà thầu phụ nhưng đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành công ty lớn trong ngành.
Đơn cử như Phục Hưng Holdings từ chỗ chỉ là nhà thầu phụ, vươn lên từng bước thành nhà thầu chính và hiện nay là tổng thầu thiết kế - xây dựng uy tín trên thị trường. Phục Hưng cũng đã được vinh danh trong bảng xếp hạng Profit500, và cũng là một trong 5 nhà thầu hàng đầu Việt Nam hiện nay do Vietnam Report xếp hạng.
Khi được hỏi về thành quả này, ông Cao Tùng Lâm, Chủ tịch HĐQT Phục Hưng Holdings cho biết, ông không ngạc nhiên về điều này bởi những năm qua công ty luôn tăng trưởng bền vững, dòng tiền ổn định nhờ triển khai thi công các dự án đúng tiến độ, đạt chất lượng cao và thanh toán khối lượng xây lắp đúng kế hoạch... Hơn nữa, theo ông Lâm, bảng danh sách này được đánh giá khách quan dựa trên việc tính điểm trọng số, với nhiều chỉ tiêu chính phản ánh khả năng sinh lời như ROA, ROE, ROR và cả doanh thu và lợi nhuận, quy mô lao động và triển vọng của doanh nghiệp.
Cũng theo ông Lâm, Phục Hưng xuất phát chỉ là một nhà thầu phụ, nhưng với nỗ lực vươn lên không ngừng, nay công ty đã có thể đảm nhận vai trò tổng thầu thiết kế thi công với rất nhiều dự án lớn. Năm 2015, doanh thu của công ty đạt trên 800 tỷ đồng, trả cổ tức 10%/năm, bước sang năm 2016 doanh thu đạt gần 1.200 tỷ và cổ tức là 14%. Dự kiến, năm 2017 Phục Hưng sẽ đạt khoảng 1.700 tỷ doanh thu và chi trả cổ tức cao hơn năm trước.
"Tổng giá trị hợp đồng Phục Hưng đã ký năm 2016 là 2.800 tỷ đồng nên kế hoạch 1.700 tỷ là hoàn toàn có cơ sở. Từ đầu 2017 đến nay, tổng giá trị các hợp đồng công ty đã ký lên tới 4.500 tỷ đồng, đảm bảo đủ việc làm cho cả năm 2018. Riêng trong tháng 11/2017, chúng tôiký 4 hợp đồng, trong đó có 3 hợp đồng với tổng giá trị gần 2.000 tỷ đồng, do công ty làm tổng thầu" - ông Lâm chia sẻ thêm.
Hiện nay, Phục Hưng đang triển khai 23 dự án với tổng giá trị nhiều ngàn tỷ đồng. Trong đó có gói thầu thiết kế-thi công-cung cấp-lắp đặt-nghiệm thu-hoàn công-bảo hành công tác kết cấu và hoàn thiện cơ điện cho Block C, D và K của dự án Kenton Node với tổng giá trị hợp đồng trên 1.300 tỉ đồng; tổng thầu thiết kế, xây dựng CT1 Gamuda Gardens giá trị 1.300 tỷ đồng...
Bên cạnh mảng xây lắp, Phục Hưng còn làm chủ đầu tư của 4 dự án bất động sản (BĐS), bao gồm: The Light; Florence (Hà Nội); Khu Thương mại, dịch vụ, nhà ở Hoàn Cầu; Khu Biệt thự Đồi Ngọc Tước (Vũng Tàu)...
Không chỉ có Phục Hưng, năm 2017 là mùa kinh doanh bội thu của nhiều doanh nghiệp địa ốc. Công ty Phát triển nhà Thủ Đức có doanh thu doanh thu công ty mẹ lũy kế 9 tháng tăng khoảng 99%, lợi nhuận tăng khoảng 84%; Hay Đất Xanh lợi nhuận 9 tháng tăng gấp khoảng 3,8 lần;...
Quý 3 vừa qua, theo báo cáo tài chính, hàng loạt công ty BĐS đều báo cáo mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng như Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG), Công ty CP Đầu tư LDG (LDG), Công ty CP Đầu tư Căn Nhà Mơ Ước (DRH), Công ty CP Đầu tư Nam Long (NLG)...
Nhiều chuyên gia nhận định , hoạt động sôi động của ngành bất động sản nhất, là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM, giúp những nhà thầu xây dựng như Coteccons, Hòa Bình hay Phục Hưng tăng trưởng ổn định.
"Với Phục Hưng, thời gian tới, bên cạnh sự ổn định trong doanh thu xây lắp, BĐS sẽ là lĩnh vực đem lại nguồn thu chính cho công ty. Bởi công ty mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này, nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giúp gia tăng giá trị BĐS cũng như giá trị sống cho cộng đồng. Và để đạt được mục tiêu trên, không có cách nào khác là phải quyết tâm phấn đấu trở thành một trong những nhà thầu chất lượng hàng đầu Việt Nam" - ông Lâm nhấn mạnh.
Theo Trí thức trẻ
Công bố danh sách 42 ngân hàng đủ điều kiện bảo lãnh bán nhà.... "trên giấy" Ngân hàng Nhà nước vừa công bố danh sách 42 ngân hàng thương mại đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cho khách hàng theo quy định của Thông tư 13/2017. Theo đó, đứng đầu trong bảng danh sách các ngân hàng đủ điều kiện bảo lãnh bán nhà ở hình thành trong tương lai, gồm:...