Ban ngày liệu có “giờ vàng” cho “chuyện yêu”?
Thật ra không nên quá câu nệ giờ khắc, chúng ta toàn dùng “ giờ dây thun” nhưng chuyện ấy vẫn mạnh giỏi.
Tôi mới lập gia đình. Do công việc nên tôi thường gần vợ vào ban ngày, nhưng bà xã lại gặp khó trong chuyện này. Thưa bác sĩ, có phải do nhịp sinh học? Có cách nào khắc phục không? Tr.Tình (TP.HCM)
Trả lời:
Nếu quy cho nhịp sinh học thì ban ngày vẫn có “ giờ vàng” cho chuyện ấy. Thật ra không nên quá câu nệ giờ khắc, chúng ta toàn dùng “giờ dây thun” nhưng chuyện ấy vẫn mạnh giỏi.
Một số phụ nữ khó gần chồng ban ngày không phải vì họ “sống về đêm” mà do bất an. Với họ, tình dục là việc riêng, càng ít bị dòm ngó càng yên tâm. Ban ngày có quá nhiều yếu tố kém bảo mật như ánh sáng, người xung quanh, tiếng động, ám thị bị nhìn thấy…
Để trục xuất chú “ngáo ộp” này, bạn cần tạo cho vợ một không gian kín đáo “con ruồi không qua lọt”. Nếu nhà đông người, có thể cần bầu không khí riêng tư hơn. Chú ý cửa nẻo, thậm chí cách âm. Có thể những can thiệp trên chẳng hiệu quả là bao, nhưng nếu thuyết phục được đương sự về tâm lý thì xem như liệu pháp thành công.
Bs. Đỗ Minh Tuấn
Theo Tuổi Trẻ
2 bé trai chào đời lúc 10 giờ 10 phút ngày 10/10/2010
Bé Nguyễn Thăng Long đã trở thành một trong những công dân đặc biệt nhất của Thủ đô Hà Nội khi chào đời đúng vào thời khắc lịch sử, lúc 10 giờ, 10 phút sáng 10/10/2010 tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đây là em bé duy nhất của bệnh viện chào đời vào giờ phút đặc biệt theo cách đẻ thường tại bệnh viện này.
Chị Yến bên cậu bé "vàng" Nguyễn Thăng Long
Mẹ của bé, chị Nguyễn Thị Hải Yến (ở Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội), xúc động cho biết, chị cảm thấy rất hạnh phúc khi mình đẻ thường, không chọn giờ nhưng lại đúng vào giờ "hoàng đạo" như thế. Còn ông bố hạnh phúc nhất Bệnh viện Phụ sản ngày hôm nay, anh Nguyễn Ngọc Huy, thì vẫn chưa hết hồi hộp và xúc động. Vừa lóng ngóng bế con, anh vừa phải nhờ sự trợ giúp của bà ngoại để nâng bé lên khỏi giường.
Anh cho biết, do chị sinh con đầu lòng khi đã 32 tuổi, chị lại từng sẩy một lần nên anh chị chỉ mong mẹ tròn con vuông là đã hạnh phúc lắm rồi. Nhưng khi chị sinh bé đúng vào "giờ vàng", lại là bé trai, thì niềm vui càng nhân lên gấp bội. Và để đánh dấu sự kiện này, anh chị đã quyết định đặt tên cho con là Nguyễn Thăng Long thay vì tên Nguyễn Hữu Vịnh như dự kiến ban đầu.
Chị Yến cũng vui vẻ chia sẻ, trong ba tháng đầu, chị hầu như ở nhà dưỡng thai hoàn toàn vì sợ bị như lần trước. Trong ba tháng đó, cậu bé Nguyễn Thăng Long cũng làm anh chị phát hoảng vì chị liên tục bị động thai.
Mặc dù ca đẻ của chị Yến diễn ra rất nhanh và suôn sẻ, là ngày nghỉ, nhưng để chào đón em bé đặc biệt, các bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã cùng đến phòng đẻ chứng kiến sự kiện đặc biệt này. Bác sĩ Tô Minh Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện chia sẻ: "Tôi đã làm ở khoa phụ sản hơn 28 năm, đã chứng kiến hàng nghìn em bé ra đời, nhưng trước em bé đặc biệt này, tôi vẫn cảm thấy rất xúc động."
Cũng theo bác sĩ Hương, ban đầu, các bác sĩ khá lo lắng vì mẹ bé đã 32 tuổi, lứa tuổi khá cao để đẻ con so. Hơn nữa, mẹ bé lại có tiền sử sẩy thai, nhưng ca đẻ lại diễn ra quá thuận lợi, bác sĩ Hương vui vẻ nói.
Bên cạnh đó tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương vào lúc 10h10" ngày 10/10, cũng có một cháu bé đã chào đời, bé trai này có tên là Lê Khánh Toàn.
Bé trai Lê Khánh Toàn cất tiếng khóc chào đời đúng 10h10 phút ngày 10/10/2010.
Bé có 3 vòng ruột quấn cổ, các bác sĩ cho đây là một điều may mắn.
Chân dung đầu tiên của bé khi ra khỏi bụng mẹ.
Ca đẻ thành công, mẹ tròn con vuông.
Các bác sĩ viết giấy chứng sinh cho cháu Lê Khánh Toàn.
Cháu bé nặng 4,2 kg.
Nữ hộ lý vui mừng sau khi ca đẻ thành công.
Chân dung bé trai sinh đúng thời khắc lịch sử.
Người mẹ hạnh phúc khi biết con mình sinh đúng ngày lịch sử.
Theo VNN
"Giờ dây thun" - căn bệnh khó chữa của teen Hẹn nhưng không bao giờ đến đúng giờ, lúc nào cũng khiến người khác phải chờ đợi. Mình "dây thun" thì không sao, người khác trễ hẹn thì tỏ ra vô cùng khó chịu. Cách cư xử đó gây nhiều bức xúc và khiến teen mất lòng hết bạn bè. Trễ hẹn trở thành tác phong mới? Những người có thói quen trễ...