Ban ngành, địa phương tập trung thực hiện Báo cáo tài chính nhà nước năm 2018
Năm 2019 là năm đầu tiên Kho bạc Nhà nước ( KBNN) triển khai lập Báo cáo tài chính nhà nước năm 2018. Công tác tổng hợp và lập báo cáo tài chính đòi hỏi sự đồng bộ, kịp thời từ phía các bộ, ban, ngành, địa phương.
Hoạt động nghiệp vụ tại Kho bạc Nhà nước Phú Thọ. Ảnh: Thùy Linh.
7 cơ quan phải cung cấp thông tin
Triển khai thực hiện lập Báo cáo tài chính nhà nước theo quy định tại Luật Kế toán năm 2015 và Nghị định số 25/2017/NĐ-CP ngày 14/3/2017 của Chính phủ về Báo cáo tài chính nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước phải cung cấp thông tin tài chính để lập Báo cáo tài chính nhà nước là những đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về một số nguồn lực và nghĩa vụ của nhà nước gồm: Các khoản thu ngân sách nhà nước, nợ công, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tài sản công, dự trữ quốc gia. Do đó, những thông tin mà các đơn vị này quản lý và theo dõi là những thông tin rất quan trọng cần tổng hợp vào Báo cáo tài chính nhà nước bên cạnh các dòng thông tin trên Báo cáo tài chính của các đơn vị dự toán cấp I.
Cụ thể, cơ quan thuế các cấp cung cấp báo cáo về số thu thuế, phí, lệ phí và thu nội địa khác phát sinh trong năm báo cáo; tiền phải thu, phải trả tại thời điểm kết thúc năm báo cáo liên quan đến nghiệp vụ thu thuế và các khoản thu nội địa khác giao cơ quan Thuế quản lý theo hướng dẫn tại chế độ kế toán nghiệp vụ thuế nội địa.
Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính phải phản ánh thông tin tài chính nhà nước liên quan đến tài sản công theo từng địa bàn (trung ương, tỉnh, huyện) được Cục theo dõi, quản lý trong cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
Sở Tài chính cung cấp thông tin tài chính nhà nước liên quan đến vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác (nếu có) do địa phương quản lý.
Tổng cục Hải quan cung cấp báo cáo về số thu thuế, phí, lệ phí phát sinh trong năm báo cáo; tiền phải thu, phải trả tại thời điểm kết thúc năm báo cáo liên quan đến nghiệp vụ thu thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Video đang HOT
Tổng cục Dự trữ nhà nước cung cấp báo cáo tài chính tổng hợp của hoạt động dự trữ quốc gia.
Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cung cấp báo cáo tài chính của Quỹ tích lũy trả nợ. Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính phản ánh vốn của nhà nước tại doanh nghiệp do trung ương quản lý tại thời điểm kết thúc năm báo cáo; báo cáo tài chính của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp lập theo hướng dẫn tại Chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ.
Vụ Tài chính các ngân hàng và các tổ chức tài chính – Bộ Tài chính thực hiện phản ánh vốn của nhà nước tại ngân hàng và các tổ chức tài chính do trung ương quản lý tại thời điểm kết thúc năm báo cáo.
Thực hiện báo cáo thống nhất, đúng chuẩn
Theo KBNN, để đảm bảo thông tin cho KBNN triển khai lập Báo cáo tài chính nhà nước năm 2018, cần thiết kế riêng mẫu biểu Báo cáo cung cấp thông tin tài chính của năm 2018 cho từng đơn vị theo hướng vừa đảm bảo các nội dung cơ bản của Báo cáo tài chính nhà nước, đồng thời, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành của đơn vị.
Theo đó, để đảm bảo tổng hợp và trình bày được những thông tin cơ bản nhất chỉ xây dựng mẫu cung cấp thông tin cho những đơn vị chưa thực hiện kế toán, chỉ thực hiện thống kê số liệu là Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (thông tin về nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, cho ngân sách địa phương vay lại), Tổng cục Dự trữ nhà nước (ngoài số liệu kế toán số liệu dự trữ do Bộ Tài chính quản lý, còn phải thống kê tổng hợp số liệu dự trữ của các bộ, ngành).
Đối với các đơn vị đã thực hiện kế toán, lập báo cáo gồm Quỹ Tích lũy trả nợ, Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, trước mắt chỉ yêu cầu các đơn vị này lập và gửi báo cáo tài chính theo chế độ kế toán hiện áp dụng do các nội dung còn thiếu nêu trên để xử lý, bóc tách số liệu là tương đối khó, nội dung không trọng yếu và việc tổng hợp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của nhà nước trước mắt có thể thực hiện theo hướng đơn giản nên chưa cần yêu cầu đơn vị phải báo cáo ngay cho năm 2018. Theo đó, sẽ chỉ tổng hợp một số thông tin tài chính hiện có trên báo cáo của các đơn vị này vào Báo cáo tài chính nhà nước năm 2018.
Riêng với số liệu của Vụ Ngân sách Nhà nước, KBNN thực hiện tổng hợp Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh từ số liệu nợ địa phương, từ Báo cáo tình hình vay và trả nợ của chính quyền địa phương năm 2018 chi tiết theo từng tỉnh (mẫu quy định tại Phụ lục III, Nghị định 93).
KBNN cũng lưu ý, việc tổng hợp sẽ thực hiện với các thông tin hiện có của đơn vị và những thông tin KBNN đang theo dõi. Với số liệu nợ vay các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, KBNN tổng hợp vào Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc từ Báo cáo thực hiện vay, trả nợ trong nước theo dõi theo đối tượng của Chính phủ. Điều này cũng phù hợp với định hướng hướng dẫn của thông tư hướng dẫn chế độ kế toán nợ công.
Có thể nói, bên cạnh những thông tin tài chính nhà nước được tổng hợp từ đơn vị dự toán cấp I, việc xác định nguồn thông tin đầu vào của khối các cơ quan quản lý cũng là một nội dung rất quan trọng để triển khai tổng hợp lập Báo cáo tài chính nhà nước, đặc biệt là đối với thực trạng số liệu, thông tin của năm 2018.
KBNN cho rằng, trong bối cảnh thực tế là thời hạn lập Báo cáo tài chính nhà nước không còn nhiều, nhất là đối với Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh, cần sớm hướng dẫn cho các đơn vị theo cách tiếp cận nêu trên. Điều này cũng phù hợp với việc xác định công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước sẽ là một quá trình lâu dài và cần định hình rõ lộ trình và mục tiêu thích hợp cho từng giai đoạn.
Thùy Linh
Theo Haiquanonline
Khó dùng quỹ đất công thanh toán BT
Vẫn còn bất cập, khó khả thi trong quy định tại Nghị định 69/2019/NĐ-CP về việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức BT.
Trường hợp đấu giá mặt bằng 23 Lê Duẩn, quận 1 có giá khởi điểm 550 tỷ đồng, nhưng giá trúng đấu giá lên đến 1.430 tỷ đồng, gấp 2,6 lần giá khởi điểm.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/10/2019, tạo khuôn khổ pháp luật để tiếp tục triển khai, thực hiện các Dự án BT theo phương thức Nhà nước sử dụng tài sản công, trong đó có "quỹ đất, trụ sở làm việc" (gọi tắt là "quỹ đất") để thanh toán cho Nhà đầu tư.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu Nghị định 69/2019/NĐ-CP và đối chiếu với các quy định của Luật Đất đai; Luật quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Đấu thầu; Luật Đấu giá tài sản, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) nhận thấy nội dung một số quy phạm pháp luật còn bất cập, chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và có thể bị vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Cụ thể, thứ nhất: Chưa có khung pháp lý cụ thể để thực hiện quy định Nhà nước sử dụng "tiền thuộc ngân sách nhà nước" thanh toán Dự án BT.
Thứ hai, có sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ giữa quy định về khai thác "quỹ đất" để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng bằng phương thức đấu giá quyền sử dụng đất (theo Luật Đất đai); và quy định sử dụng "quỹ đất" để thanh toán Dự án BT (theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công).
Thứ ba, rất khó để đảm bảo "nguyên tắc ngang giá" khi Nhà nước sử dụng "quỹ đất" để thanh toán Dự án BT, theo kiểu "vật đổi vật", "hàng đổi hàng", mà lẽ ra phải dùng tiền để thanh toán Dự án BT, mua lại công trình BT theo kiểu "hàng - tiền".
Trong vai trò "Bên mua" thì Nhà nước thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư Dự án BT, để mua công trình BT với giá hợp lý nhất (cùng đạt chuẩn chất lượng nhưng có giá thấp nhất).
Trong vai trò "Bên bán", Nhà nước cần phải thực hiện đấu thầu hoặc đấu giá quỹ đất, trụ sở làm việc để thanh toán Dự án BT, thì mới đảm bảo bán đúng giá thị trường, để lựa chọn nhà đầu tư "dự án khác".
Thứ tư, bất cập của hệ thống pháp luật hiện nay là Luật Đấu thầu và Luật Đấu giá tài sản chưa có quy định các trường hợp sau đây: Trường hợp vừa đấu thầu "mua" công trình BT, vừa đồng thời đấu thầu dự án có sử dụng đất ("bán" "dự án khác"); Trường hợp vừa đấu thầu "mua" công trình BT, vừa đồng thời đấu giá ("bán") quỹ đất, trụ sở làm việc để lấy "tiền" thanh toán Dự án BT.
Pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công quy định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư Dự án BT, nhưng lại không quy định đồng thời thực hiện đấu giá "quỹ đất" hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, mà lại sử dụng "quỹ đất" thanh toán Dự án BT.
Quy định này đã trái với quy định đấu giá đất, hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá tài sản, Luật Nhà ở.
Với cách làm này, thực chất là chỉ định nhà đầu tư thực hiện "dự án khác" không qua đấu giá, đấu thầu, có thể dẫn đến làm thất thoát tài sản công và giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.
Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước: Bịt lỗ hổng về cơ chế tránh thất thoát ngân sách Kiểm toán Nhà nước kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 36 văn bản nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, tổ chức thực hiện quy định của Nhà nước tránh thất thoát, lãng phí. Qua công tác kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước phát hiện nhiều đơn vị sai phạm trong quá trình triển khai nhiệm vụ Trong...