Bán mình không thành, ARM sẽ niêm yết ở đâu?
Sau khi thương vụ thâu tóm ARM của Nvidia đổ bể, câu hỏi lớn nhất bây giờ là SoftBank sẽ niêm yết ARM, công ty thiết kế vi xử lý được ví như viên ngọc của ngành công nghệ Vương quốc Anh trên sàn chứng khoán nào?
Masayoshi Son, CEO SoftBank, chủ sở hữu ARM cho biết, công ty nhiều khả năng sẽ tiến hành niêm yết cổ phiếu trên sàn Nasdaq, nơi tập trung nhiều công ty công nghệ khác, vào thời điểm năm tài khoá 2023 kết thúc.
“Mỹ là thị trường chúng tôi đang hướng tới để niêm yết ARM, nhiều khả năng là sàn Nasdaq”, Son cho biết.
Việc ARM lên sàn tại New York mà không phải thị trường nội địa Anh sẽ giáng một đòn mạnh vào chính phủ và sàn chứng khoán London.
Trước khi SoftBank mua lại ARM với giá 32 tỷ USD vào năm 2016, công ty đã được niêm yết song song cả ở London và New York. Chính phủ Anh ca ngợi thương vụ ARM về tay SoftBank là một thành công lớn vào thời điểm đó, nhưng giờ đây họ không muốn thấy công ty bán dẫn này nằm trong tay một doanh nghiệp nước ngoài hoặc niêm yết ở một sàn chứng khoán “xa xôi”. Tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu đã khiến các quốc gia phải xem xét lại nơi vi xử lý được thiết kế và sản xuất.
Vương quốc Anh muốn công ty công nghệ lớn nhất và giá trị nhất của họ niêm yết tại quê nhà để thị trường chứng khoán và nền kinh tế có thể được hưởng lợi. Tuy nhiên, những năm qua, nhiều công ty đã vượt Đại Tây Dương, với niềm tin sẽ được định giá cao hơn trên Nasdaq hoặc sàn giao dịch chứng khoán New York.
Các công ty công nghệ giá trị nhất trên sàn Nasdaq gồm Apple, Microsoft, Amazon và Alphabet, đều có vốn hoá thị trường trên 1.000 tỷ USD. Trong khi đó, các công ty công nghệ lớn nhất trên sàn giao dịch chứng khoán London cũng chỉ được định giá chưa tới 50 tỷ USD.
Hussein Kanji, nhà đầu tư mạo hiểm tại Quỹ Hoxton Ventures, London cho biết, sẽ thật phi lý nếu SoftBank ưu tiên niêm yết tại Anh hơn tại Mỹ.
“Niêm yết tại Anh không cho thấy điểm cộng nào cả, trong khi điểm trừ thì rất nhiều”, ông ám chỉ tới các vấn đề về nghiên cứu, định giá thấp cũng như truyền thông.
Một quỹ đầu tư giấu tên khác cũng khẳng định, lợi ích lớn nhất cho công ty và cổ đông là lên sàn tại những nơi có nhiều nhà đầu tư và chuyên gia phân tích có chiều sâu, thân thiện và dài hạn. London khó có thể đáp ứng các tiêu chí như vậy. Trong trường hợp ARM chọn niêm yết tại Anh, đó là “dấu hiệu tự tin vào hệ sinh thái công nghệ, các thị trường công khai và sức mạnh địa chính trị”, quỹ đầu tư này cho biết.
Niêm yết kép?
Năm ngoái cũng có một số dự án khởi nghiệp “cây nhà lá vườn” niêm yết trên sàn chứng khoán London, nhưng tất cả đều không theo dự tính.
Video đang HOT
Ứng dụng ship đồ ăn Deliveroo, ghi nhận giá cổ phiếu sụt giảm ngay sau khi phát hành ra công chúng. Công ty an ninh mạng Darktrace cũng có một chặng đường khó khăn, trong khi hãng tài chính công nghệ TransferWise bị định giá thấp hơn đáng kể so với các đối thủ tại Mỹ.
Vẫn có khả năng rằng SoftBank và ARM có thể lựa chọn phương án niêm yết kép một lần nữa. Đại diện SoftBank cho biết quyết định cuối cùng chưa được đưa ra, trong khi sàn giao dịch chứng khoán London từ chối bình luận về vụ việc.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích đang tìm hiểu liệu SoftBank có thể đưa ARM lên sàn với định giá đúng bằng số tiền họ “suýt” nhận được từ việc bán công ty cho Nvidia hay không.
ARM là 1 trong 400 công ty mà SoftBank đang đặt cược hàng tỷ USD. Không phải công ty nào cũng đem tới những dấu hiệu tích cực.
“Chúng tôi đang ở giữa một cơn bão tuyết. Thị trường lúc này khá khó khăn. Lãi suất dài hạn sẽ tăng. Chính sách tiền tệ thay đổi liên tục trên toàn cầu. Các công ty tăng trưởng cao đang bị tác động tiêu cực bởi thị trường chứng khoán. Tuy vậy, cuộc cách mạng về trí tuệ nhân tạo vẫn tiếp diễn và chúng tôi rất phấn khích về điều đó”, Son cho biết.
Samsung tìm cách tiêu khối tiền mặt 100 tỷ USD
Dù sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ, tập đoàn Hàn Quốc tỏ vẻ cẩn thận trong việc sử dụng khối tài sản này.
Phó chủ tịch Samsung Lee Jae-yong đang có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi được ra tù sớm vào tháng 8. Chuyến đi Mỹ của ông Lee cho thấy Samsung đang tìm cách tiêu khoản tiền mặt trị giá 100 tỷ USD.
Theo Financial Times, lượng tiền mặt của công ty Hàn Quốc tăng vọt trong lúc ông Lee ngồi tù, đủ để Samsung thực hiện các thương vụ ngang quỹ đầu tư Vision Fund của nhà mạng SoftBank.
Samsung vắng mặt trong các thương vụ lớn
Thương vụ lớn gần nhất của Samsung diễn ra năm 2016 khi họ mua lại tập đoàn công nghệ Harman của Mỹ với giá 8 tỷ USD. Trong khi ngành công nghệ chứng kiến hàng loạt thương vụ lớn nhỏ, công ty Hàn Quốc gần như đứng ngoài cuộc chơi trong 5 năm qua.
Phó chủ tịch Samsung được cho đi đến Mỹ để ký kết các hợp đồng lớn.
Theo IC Insights, các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong ngành bán dẫn có tổng giá trị hơn 200 tỷ USD trong 4 năm gần nhất. Riêng năm 2020, giá trị hợp đồng M&A giữa các công ty bán dẫn đạt 118 tỷ USD, dù thương vụ NVIDIA mua lại hãng thiết kế chip ARM đang bị các nhà lập pháp ngăn cản.
Kim Young-woo, nhà phân tích của SK Securities cũng nhấn mạnh sự vắng mặt của Samsung trong các thương vụ M&A của ngành công nghệ.
"Đã có nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập của ngành công nghệ trong những năm gần đây, tuy nhiên Samsung không góp mặt trong danh sách. Các thương vụ được quyết định bởi lãnh đạo cao nhất, nhưng ông Lee đang bận rộn với những rắc rối pháp lý của mình", Kim cho biết.
Trong chuyến công du tại Mỹ, "thái tử" Samsung được cho đã gặp đại diện hãng vaccine Moderna và nhà mạng Verizon. Ông dự kiến công bố địa điểm xây nhà máy chip mới của Samsung tại Mỹ, trị giá 17 tỷ USD để củng cố hoạt động kinh doanh tại nước này.
Nhiều tiền nhưng gặp vấn đề phân bổ
Sau khi ông Lee ra tù, Samsung đã công bố kế hoạch đầu tư trong 3 năm, trị giá 206 tỷ USD cho lĩnh vực bán dẫn, dược phẩm sinh học, trí tuệ nhân tạo (AI) và robot. Hãng sản xuất chip nhớ và smartphone lớn nhất thế giới tự tin có thể công bố những thương vụ lớn trong 3 năm tiếp theo, cân nhắc các lĩnh vực gồm AI, 5G và xe hơi.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư lo ngại Samsung đã lỡ vị thế trước đối thủ. Lượng tiền mặt của công ty đạt 102 tỷ USD trong quý III, vượt xa Intel (7,9 tỷ USD) hay TSMC (31 tỷ USD).
Sau Harman, các thương vụ thâu tóm của Samsung đều có giá trị nhỏ như công ty Zhilabs chuyên về AI, hãng phát triển công nghệ camera Corephotonics hay nhà mạng TeleWorld Solutions.
"Với lượng tiền mặt ròng hơn 100 nghìn tỷ won, các cổ đông muốn Samsung trả nhiều cổ tức hơn nếu không sử dụng số tiền đó để mở rộng hoạt động", một lãnh đạo trong ngành cho biết.
Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Samsung đã giảm hơn 10% trong bối cảnh lo ngại tình trạng nguồn cung quá mức với chip nhớ NAND (cho phép lưu dữ liệu không cần nguồn điện) và DRAM (bộ nhớ lưu trữ tạm thời) trong năm 2022.
"Họ (Samsung) có quá nhiều tiền mặt nhưng phân bổ vốn chưa hiệu quả", James Lim, nhà phân tích tại quỹ đầu tư Dalton Investments của Mỹ nhận định.
"Có những lo ngại rằng Samsung bị bỏ lại trong cuộc đua chip nhớ, trong khi các nhà đầu tư không hy vọng hãng có thể dẫn đầu lĩnh vực chip không bao gồm bộ nhớ", Lim cho biết.
Đã đến lúc Samsung tiêu tiền?
Cách tiếp cận thận trọng của Samsung một phần bắt nguồn từ nhiệm vụ để ông Lee điều hành công ty ổn định. Ngoài ra, bài học từ những thương vụ trong quá khứ và vấn đề chống độc quyền cũng khiến Samsung dè dặt trước các thương vụ lớn.
Một số nguồn tin cho biết lãnh đạo Samsung đã kiệt quệ từ khi mua lại hãng máy tính AST của Mỹ vào năm 1995. Nhiều nhân viên đã nghỉ việc khi công ty Hàn Quốc cố gắng thay đổi AST cho phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Sau thương vụ mua lại Harman, Samsung đang tìm cách cải thiện lợi nhuận ngày càng giảm từ thương hiệu này.
Các nhà phân tích cho rằng Samsung cần mua lại một số công ty trong ngành đúc bán dẫn (foundry), thị trường béo bở để sản xuất chip xử lý không bộ nhớ, lĩnh vực Samsung đang bị TSMC của Đài Loan bỏ xa.
Giới phân tích cho rằng Samsung nên thâu tóm một số công ty trong lĩnh vực sản xuất chip.
"Việc mua lại một công ty không chuyên về bộ nhớ rất quan trọng với Samsung. Họ là tập đoàn dẫn đầu về chip nhớ, nhưng thị trường chip không bộ nhớ còn lớn hơn nhiều", Paul Choi, trưởng nhóm nghiên cứu hãng môi giới CLSA tại Seoul nhận định.
Nhà đầu tư cũng lo ngại trước tiến bộ của các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực chip nhớ mà Samsung đang thống trị. Với lĩnh vực viễn thông và AI, Samsung có thể thâu tóm những công ty có chuyên môn cao để phát triển các giải pháp, sản phẩm liên quan.
Dù vậy, chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm tại Thung lũng Silicon cho rằng lãnh đạo các startup không muốn sáp nhập vào công ty nổi tiếng bảo thủ như Samsung. Việc này khiến khả năng đàm phán hợp đồng càng khó khăn.
"Với nhiều nhà sáng lập, hợp tác dưới dạng đầu tư mạo hiểm được xem là giải pháp cuối cùng, ngay cả khi làm việc với những công ty tên tuổi trong lĩnh vực công nghệ như Samsung", người này cho biết.
Masayoshi Son đã liều ngày càng liều hơn, chung vốn rót tiếp hàng trăm triệu USD cho Web3 Lần này, SoftBank của Masayoshi Son cùng Sequoia Capital India và nhiều nhà đầu tư khác đã rót 450 triệu USD cho Polygon, một tên tuổi lâu năm trong làng tiền mã hóa. Polygon, một giải pháp thứ cấp giúp mở rộng quy mô cho blockchain Ethereum, đã huy động được 450 triệu USD trong vòng gọi vốn mới do Sequoia Capital India...