Bạn làm ăn phi tang xác vợ chồng trẻ trong giếng
Linh tính mách bảo ông lão ở Trung Quốc rằng vợ chồng con trai gặp chuyện chẳng lành và một vụ mất tích bí ẩn đã xảy ra.
Ảnh minh họa.
Ngày 8.1.2013, ông Trương ở huyện Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đến cơ quan công an trình báo về việc con trai và con dâu mất tích, hơn nữa còn khẳng định đã xảy ra chuyện.
Hàng tuần vào chủ nhật, con trai Trương Vân Phong và con dâu Điền Liễu đều về nhà chơi. Song ngày 6.1.2013 ông chờ đến trưa vẫn chưa thấy, gọi điện thoại cho con trai thì máy đã tắt, gọi con dâu cũng không được. Ông Trương đến nhà, mở cửa bằng chìa khóa riêng thì thấy mọi thứ đều bình thường.
Hai ngày sau, vẫn không liên lạc được, ông Trương lại đến nhà con trai lần nữa. Lần này, ông phát hiện túi xách của con dâu để trên sofa đã biến mất. Toàn bộ cửa tủ và ngăn kéo trong phòng khách và phòng ngủ đều mở, chứng tỏ có người từng vào nhà Phong trong thời gian giữa hai lần ông đến.
Cảnh sát khi đến nhà đã ghi nhận cửa không có dấu hiệu cậy phá. Đồ đạc trong ngăn kéo xếp lộn xộn, không thể đóng ngăn kéo lại được. Trên bàn trang điểm có một ít tiền mặt và đồ trang sức bằng vàng, cho thấy thủ phạm tìm kiếm một thứ gì đó chứ không phải là tiền bạc. Chẳng lẽ hai vợ chồng trẻ này có thứ gì đáng để người khác phải nhòm ngó?
Trương Vân Phong, 30 tuổi, là nhân viên văn phòng. Điền Liễu 26 tuổi, làm nghề bán bảo hiểm. Điều kiện kinh tế của hai vợ chồng ở mức khá. Phong là người hào sảng, thường xuyên tụ tập bạn bè. Ông Trương cơ bản biết hết bạn bè của Phong, nhưng đến lúc này vẫn không có ai biết anh này đi đâu.
Trích xuất camera ở cổng khu nhà của Phong, cảnh sát thấy anh đi bộ ra ngoài lúc 20h ngày thứ bảy, buổi tối trước khi ông Trương phát hiện con mình mất tích. Chỉ năm phút sau lại đến lượt Liễu đi ra, đi gần đến cổng bỗng giơ tay vẫy một ai đó rồi chạy nhanh ra ngoài. Góc quay của camera không nhìn thấy hình ảnh bên ngoài cổng, cảnh sát không thể xác định hai vợ chồng có đi với nhau không, và đi bằng phương tiện gì.
Ngày 9.1, chị gái của Liễu bỗng nhận được cuộc điện thoại lạ. Người gọi nói hắn và vợ chồng Liễu đang hợp tác mua bán đồ cổ. Vợ chồng Liễu có một chiếc đỉnh cổ bằng đồng, đã đồng ý bán cho hắn và nhận tiền đặt cọc, nhưng sau đó không bán nữa mà cũng không trả lại tiền. Hai vợ chồng đang ở trong tay hắn. Nếu người nhà tìm chiếc đỉnh cổ giao cùng 100.000 nhân dân tệ thì hắn sẽ thả người.
Tuy nhiên toàn bộ người nhà, bạn bè, đồng nghiệp của Phong và Liễu đều không hề nghe nói hai vợ chồng có sưu tầm và buôn bán đồ cổ, đương nhiên cũng không thể tìm được chiếc đỉnh. Theo cảnh sát, có thể vợ chồng Phong giữ bí mật chuyện này vì buôn bán đồ cổ là phạm pháp. Tất cả mọi người đều chờ cuộc điện thoại thứ hai từ số điện thoại không có thông tin thuê bao kia, nhưng không hề có. Đây là một chuyện bất thường, không giống vụ bắt cóc tống tiền thông thường.
Video đang HOT
Một người làm cùng công ty với Phong nói với ông Trương rằng tối thứ bảy anh gọi điện thoại rủ mình đi hát, nhưng người này đang ở xa nên không đi được. Người này chỉ biết hát ở quán nào chứ không biết Phong đi với ai.
Trích xuất camera tại quán KTV cho thấy, Phong đi một mình vào một phòng hát trên tầng hai lúc 20h15. Trước đó lúc 19h47 có hai người đàn ông vào phòng này. Hơn một tiếng sau, lại có hai người đàn ông nữa vào phòng hát. Năm người hát đến 0h17 mới ra khỏi phòng, vừa cười vừa nói rất thân thiết.
Bạn bè của Phong nhận ra bốn người này. Hai người vào phòng trước là Khúc Soái và Mã Đông. Hai người vào sau là Trần Đào và Lý Toàn.
Soái nói mình quen biết Liễu vài năm trước sau một lần mua bảo hiểm của Liễu. Sau đó qua Liễu lại quen với Phong. Soái lại giới thiệu Phong với Đông, Đào và Toàn, năm người thường xuyên tụ tập hát hò với nhau.
Tối thứ bảy Soái mời Phong và bạn bè đi hát. Đến quá nửa đêm, Soái đã say nên cùng Đông bắt taxi về nhà ngủ, vì Đông và Soái ở cùng một tòa nhà. Còn Đào và Toàn thì lái xe đưa Phong về nhà, nhưng không đưa vào đến cửa mà chỉ đưa đến cổng khu nhà vì anh đòi xuống xe để nôn.
Theo CCTV, cảnh sát đến kiểm tra, thấy khu nhà này có hai cổng, một cổng không có camera. Đào và Toàn tình cờ lại đưa Phong về cổng này nên không có hình ảnh. Không ai biết sau đó Phong đã đi đâu, toàn bộ đầu mối đều đứt đoạn.
Một tổ trinh sát khác điều tra tung tích của Liễu cho thấy bốn ngày sau khi mất tích, điện thoại của Liễu bỗng được bật trở lại. Người nhà vẫn ngày ngày quay số của Liễu để trông chờ vào một điều may mắn nào đó, đột nhiên thấy lần này gọi lại có chuông. Người bên kia nghe máy nhưng không nói gì, sau đó tắt đi. Chị gái của Liễu nghe thấy bên kia điện thoại hình như có tiếng loa báo giờ xe xuất phát, có thể là ở bến xe.
Hơn nữa theo thông tin từ nhà mạng, trong ngày hôm đó thuê bao của Liễu còn gọi một số cuộc khác. Từ những người nhận điện thoại này, cảnh sát tra được người gọi là một nhân viên vệ sinh ở bến xe trong huyện. Người này khai sáng hôm đó nhặt được điện thoại trong lùm cây, thấy tài khoản còn nhiều tiền liền tranh thủ gọi.
Nói đến đây, chị gái lại nhớ ra Liễu còn có một số điện thoại khác. Số điện thoại thứ hai của Liễu có rất ít người biết. Từ lịch sử cuộc gọi của thuê bao này, cảnh sát nhận thấy Liễu chỉ dùng sim thứ hai để liên lạc với ba bốn người. Trong số đó có một người gọi điện cho Liễu lúc 8h tối thứ bảy, ngay trước lúc cô đi ra ngoài. Người này tên là Từ Triết, có sở thích sưu tầm đồ cổ.
Vợ chồng Phong tương đối độc lập về tài chính, cũng tôn trọng cuộc sống riêng tư của nhau. Cảnh sát đưa ra một giả thiết: Liễu có quan hệ tình cảm với Triết. Tối thứ bảy, khi Phong vừa ra ngoài thì Triết gọi điện tới. Liễu và Triết đi chơi với nhau đến nửa đêm mới về.
Để an toàn, Triết đưa Liễu đến cổng không có camera. Không ngờ lúc này Phong cũng vừa được đưa về đến nơi. Thấy vợ đi chơi với người đàn ông khác, Phong nổi cơn ghen xông tới. Triết và Liễu đẩy Phong lên xe rồi sát hại. Sau khi phi tang xác Phong, Liễu liền bỏ trốn.
Tuy nhiên lời khai của Triết lại hoàn toàn khác. Triết quả thật có quan hệ mật thiết với Liễu do tiền của anh ta đang nằm trong tay người phụ nữ này. Bên cạnh nghề bán bảo hiểm, Liễu còn kiêm thêm nghề cho vay nóng. Triết và mấy người còn lại thường liên lạc với Liễu qua số điện thoại bí mật này. Tối thứ bảy, Triết gọi điện cho Liễu cũng chỉ hỏi chuyện tiền nong chứ không hề gặp. Cả đêm thứ bảy Triết ở nhà, có người làm chứng.
Từ khi hai vợ chồng Phong mất tích, căn hộ vẫn được niêm phong. Khi không còn đầu mối nào khác, cảnh sát quyết định quay lại đây lần thứ hai để xem có tìm được manh mối nào khác hay không. Cuối cùng ban chuyên án tìm thấy một hộp giấy trên nóc tủ quần áo, bên trong có một số hóa đơn mua hàng, phiếu bảo hành đồ điện máy và một loạt biên lai chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng.
Biên lai đầu tiên là ngày 17.8.2012, chuyển 50.000 nhân dân tệ từ tài khoản của Liễu đến một tài khoản khác. Tát cả những biên lai còn lại đều chuyển tiền đến cùng một tài khoản này, tổng số tiền lên đến 450.000 nhân dân tệ.
Theo thông tin do ngân hàng cung cấp, chủ tài khoản nhận tiền không hề xa lạ: Khúc Soái, người đi hát cùng Phong tối thứ bảy. Soái thừa nhận có vay tiền của Liễu với lãi suất 5%/tháng. Vài tháng trước Soái vẫn trả lãi đầy đủ, nhưng hai tháng nay anh ta đang đầu tư vào một công trình lớn nên chưa trả. Soái và Liễu đã thống nhất sẽ gộp lãi thời gian này vào gốc, khi thi công xong công trình sẽ trả đầy đủ.
Đúng lúc này ban chuyên án lại nhận được tin báo từ cảnh sát giao thông cho hay 2h sáng chủ nhật, xe của Soái bị ghi hình chạy quá tốc độ và bị phạt nguội.
Theo lời khai trước đó, hơn 12h đêm Soái và Mã Đông đã bắt taxi về nhà ngủ, vậy ai lái xe của Soái đi ra ngoài lúc 2h sáng? Tiếp tục điều tra theo hướng này, cảnh sát phát hiện hai người đưa Phong về đều là nhân viên trong công ty của Soái. Đáng chú ý là Toàn mới ra tù được nửa năm, được Soái tuyển vào làm lái xe. Nửa tháng trước vụ án, Soái đột nhiên chuyển khoảng cho Toàn 50.000 nhân dân tệ.
Toàn khai do đã sắp đến tết nên vay tiền của sếp để ăn cái tết đầu tiên sau khi ra tù cho đàng hoàng. Nhưng đúng lúc này ban chuyên án lại nhận được tin Soái đã lên xe khách đi sang tỉnh khác, trước đó không hề nói với ai.
Soái, Đào và Toàn nhanh chóng bị bắt và phải khai nhận tội ác. Theo đó, nửa năm trước công ty của Soái đã gặp khó khăn về tài chính nên phải vay tiền của Liễu. Thời gian đầu hắn còn trả được tiền lãi, nhưng sau đó hắn không còn năng lực trả nợ. Thỉnh thoảng Liễu vẫn đến công ty đòi tiền. Khi nhân viên trong công ty bắt đầu đồn đại về việc sắp phá sản, hắn liền này ra ý định giết Liễu.
Không biết Phong có biết chuyện Liễu cho mình vay tiền hay không, hắn quyết định giết luôn cả hai. Tối thứ bảy, hắn rủ bạn là Đông đi cùng để làm chứng cho mình, hẹn Phong đến quán KTV. Sau đó hắn lại dùng sim rác gọi cho Liễu mời đi hát, hắn sai Đào và Toàn đến đón.
Trên xe, Toàn dùng dây thừng siết cổ Liễu, mang xác đi phi tang dưới một chiếc giếng cạn hoang vắng. Sau đó hai tên lại đến hát như thường. Quá nửa đêm, Soái vờ say, cùng Đông bắt taxi về nhà. Đào và Toàn đưa Phong về và lại sát hại anh, thả xác xuống giếng.
2h sáng, Soái lo vị trí phi tang có sơ hở nên xuống nhà lái xe đến đó kiểm tra, trên đường đi thì bị ghi hình vì chạy quá tốc độ. Hôm sau Soái lấy chìa khóa vào nhà Phong tìm biên lai chuyển tiền để không ai biết hắn nợ tiền Liễu nhưng không tìm thấy. Khi biết tin cảnh sát đang điều tra vụ án, hắn lại gọi điện cho chị gái của Liễu nói hai vợ chồng đang bị bắt cóc để đánh lạc hướng cảnh sát.
Theo Khang Diệp (Vnexpress)
Không quân Trung Quốc dùng nhiều đồ cổ, có cái đã 60 tuổi
Trong xu hướng chung, truyền thông mạng Trung Quốc thường xuyên chê bai trang bị vũ khí của các nước láng giềng như Việt Nam, Myanmar, Philippines, CHDCND Triều Tiên... là dùng nhiều đổ cổ. Tuy nhiên một bài viết mới đây của Toutiao đã tiết lộ cho biết, bản thân Trung Quốc vẫn đang còn dùng hơn 300 chiếc máy bay thuộc loại mà Việt Nam đã cho nghỉ hưu từ vài năm trước.
Bài báo của Toutiao có tiêu đề: "Nước ta vẫn còn hơn 300 chiếc máy bay thế hệ 2, vì sao chưa nghỉ hưu? chuyên gia đưa ra đáp án".
Bài báo viết: "Chiếc máy bay mới nhất của Trung Quốc hiện nay là J-20. Đây là một trong 3 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của thế giới hiện nay cho nên nó thu hút rất nhiều sự chú ý. Tuy nhiên nhiều người không biết là Trung Quốc hiện cũng vẫn còn hơn 300 chiếc máy bay thế hệ thứ ba đồ cổ vẫn đang phục vụ. Trong số đó, chủ yếu là J-7 và J-8. Câu hỏi gây tò mò là vì sao trong khi đã chế tạo được máy bay thế hệ 5 và hiện tại các máy bay chủ lực xương sống của không quân là máy bay thế hệ 4 và 4 như J-10 và J-15 có sức chiến đấu rất mạnh mà Trung Quốc vẫn duy trì máy bay thế hệ 2.
J-7 là sản phẩm của thập niên 1960, mô phỏng chiếc Mig-21 của Liên Xô. Đây cũng là chiếc máy bay phản lực đầu tiên của Trung Quốc có tốc độ Mach 2 (gấp 2 lần tốc độ âm thanh). Đặc điểm chủ yếu của nó thể hiện ở sự linh hoạt khi ở tầm bay cao, tốc độ cao và chi phí thấp, việc bảo trì đơn giản. Đồng thời J-7 cũng là chiếc máy bay mà Trung Quốc đã tự chế tạo, sản xuất số lượng lớn và còn xuất khẩu ra hơn 30 nước nữa.
Theo những tư liệu có liên quan đã công bố, Trung Quốc hiện tại có số lượng máy bay chiến đấu thế hệ 3 trở lên có tổng số khoảng 1300 chiếc. Con số này so với quốc tế đã là rất khá, chỉ đứng sau Mỹ. Nhưng diện tích Trung Quốc quá lớn, các vùng biên giới cũng phức tạp, chỉ dựa vào 1300 máy bay thế hệ 3 trở lên vẫn không đủ dùng. Do vậy Trung Quốc vẫn giữ một bộ phận máy bay thế hệ 2 có tính năng tương đối tốt. Những máy bay thế hệ 2 được giữ lại này chủ yếu là J-7.
Đến tận năm 2007 hoạt động sản xuất J-7 mới ngừng lại. Các máy bay J-7 của Trung Quốc đang còn dùng hiện nay là phiên bản nâng cấp cuối cùng, tuy đã lỗi thời nhưng tính năng tác chiến cũng không quá yếu. Nó có thể treo 4 quả tên lửa PL-8, có thể thực hiện nhiệm vụ đánh chặn trên không đồng thời cũng có thể làm nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Trong một số cuộc diễn tập quân sự vẫn còn có thể nhìn thấy bóng dáng của máy bay J-7, năng lực tác chiến vẫn tương đối khả quan. Nhưng chúng ta cũng biết rõ, J-7 tuy còn phục vụ nhưng về tính năng, công nghệ, năng lực tác chiến đã không thể so sánh với các máy bay tiên tiến hiện tại, việc loại biên chỉ là việc sớm muộn.
Và cuối cùng, bài báo của Toutiao kết luận rằng: "Hy vọng J-20 của nước ta có thể sớm sản xuất đại trà, sau đó có càng nhiều thêm các máy bay tiên tiến xuất hiện để thay thế vị trí của J-7, để các máy bay thế hệ 2 như J-7, J-8 nghỉ hưu".
Theo vov
Thổ Nhĩ Kỳ công bố thêm giả thuyết về vụ hạ sát nhà báo Khashoggi Reuters đưa tin, Hãng tin CNN Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18/11 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng nước này Hulusi Akar cho rằng, thủ phạm sát hại nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi có khả năng đã đưa phần thi thể bị phi tang của nạn nhân ra khỏi lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Phát biểu tại một hội nghị quốc tế ở...